Ngày 5/8, Viện Nghiên cứu BEIKE của Trung Quốc đã công bố “Báo cáo khảo sát năm 2022 về tỷ lệ nhà bỏ trống tại các thành phố lớn Trung Quốc”, kết quả cho thấy tỷ lệ trung bình tại 28 thành phố vừa và lớn là 12%, trong đó có 6 thành phố vượt 15%.
Trong nhiều thập kỷ qua chính quyền ĐCSTQ hoàn toàn dựa vào tài chính đất đai và đã xây dựng số lượng lớn nhà ở. Có bao nhiêu ngôi nhà bị bỏ trống, và bao nhiêu khu vực là thành phố ma?
Viện Nghiên cứu BEIKE vào ngày 5/8 đã công bố “Báo cáo khảo sát năm 2022 về tỷ lệ nhà bỏ trống tại các thành phố lớn Trung Quốc” (sau đây gọi là “Báo cáo”), theo đó tập trung vào nghiên cứu 30.000 khu cộng đồng dân cư tại 28 thành phố ở Trung Quốc, và lần đầu tiên kiểm kê lại vấn đề nhà bỏ trống các thành phố lớn. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ nhà bỏ trống ở trung bình 28 thành phố lớn và vừa là 12%, nằm trong mức tương đối cao.
28 thành phố trong khảo sát chủ yếu là thành phố cấp 1 và cấp 2, bao gồm như Thâm Quyến, Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Hạ Môn, Thiên Tân, Đại Liên, Tô Châu, Tế Nam, Thanh Đảo, Nam Kinh, Ninh Ba, Trường Sa, Thành Đô, Hàng Châu, Đông Quan, Thẩm Dương, Côn Minh, Trịnh Châu, Tây An, Hợp Phì, Vũ Hán, Trùng Khánh, Nam Xương, Vô Tích, Nam Thông, Phật Sơn và Lang Phường.
Theo “Báo cáo”, qua khảo sát 28 thành phố lớn và vừa cho thấy chỉ có 9 thành phố có tỷ lệ nhà bỏ trống thấp hơn 10%, hầu hết các thành phố là từ 10% – 15%, trong đó có 6 thành phố cao hơn 15%.
Về cấp độ thành phố, tỷ lệ nhà ở bỏ trống tăng theo mức năng lượng của thành phố, với mức trung bình là 7% ở các thành phố cấp 1, 12% ở các thành phố cấp 2 và 16% ở các thành phố cấp 3.
Thâm Quyến, Bắc Kinh và Thượng Hải có tỷ lệ nhà trống thấp nhất là dưới 7%. Tỷ lệ trống ở Nam Xương, Lang Phường, Phật Sơn, Trùng Khánh, và Vũ Hán là trên 15%, trong đó Nam Xương là 20% và Lang Phường là 19%.
Báo cáo nghiên cứu này tập trung vào các thành phố hạng trung và lớn của Trung Quốc.
Một số người dân Trung Quốc cho rằng tỷ lệ nhà trống của Trung Quốc thực sự không thể thấp như vậy.
Viện Nghiên cứu BEIKE cho biết trong báo cáo rằng cuộc khảo sát không bao gồm những ngôi nhà ngoài kế hoạch và những ngôi nhà hiện chờ bán, vì vậy nhìn chung sẽ thấp hơn so với các tiêu chí thống kê khác.
Theo “Báo cáo Phân tích tình trạng nhà trống ở đô thị Trung Quốc 2017” do Trung tâm Nghiên cứu và Khảo sát Tài chính Hộ gia đình Trung Quốc thuộc Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam công bố vào cuối năm 2018, tỷ lệ nhà trống (kho nhà đã từng qua chủ ở) tại các khu vực đô thị của Trung Quốc năm 2017 là 21,4% với ít nhất 65 triệu đơn vị nhà ở bị bỏ trống.
Trong số đó, tỷ lệ trống ở các thành phố cấp 1 là 16,8%, và tỷ lệ trống ở các thành phố cấp 2 và 3 lần lượt là 22,2% và 21,8%. Trong đó tỷ lệ trống của nhà ở thương mại đứng đầu trong các loại hình nhà ở và tiếp tục tăng, đạt 26,6%.
Dữ liệu từ báo cáo này cách đây vài năm vượt xa dữ liệu trong báo cáo khảo sát năm 2022 của Viện Nghiên cứu BEIKE.
Dựa trên dữ liệu về nhà ở thương mại bị bỏ trống do Đại học Kinh tế Tài chính Tây Nam đưa ra, nhà kinh tế học Trung Quốc Chen Haibin đã tính toán rằng có ít nhất 120 triệu ngôi nhà trống ở Trung Quốc.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu BEIKE chia loại nhà trống thành loại tự nguyện và không tự nguyện. Tình trạng trống tự nguyện là khi nhà bị bỏ trống do chủ sở hữu có ý định bán hoặc cho thuê nhà đó. Nhà trống không tự nguyện là việc nhà ở khó bán, khó cho thuê, chủ sở hữu có ý chí muốn bán hoặc cho thuê nhưng không tìm được người mua, thuê thích hợp nên để trống.
Theo báo cáo, cuộc khảo sát cho thấy một nửa số nhà môi giới tin rằng có chỗ trống không tự nguyện (tức là khó bán và cho thuê) trong các khu cộng đồng mà họ phụ trách.
Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ trống nhà ở nên khống chế ở mức khoảng 5% – 10%, còn mức từ 10% – 20% là nguy hiểm, nếu vượt quá 20% là tồn đọng nghiêm trọng. Tỷ lệ trống quá cao sẽ mang lại rủi ro lớn cho xã hội.
Nhà ở bỏ trống không chỉ gây lãng phí nguồn lực xã hội mà còn chiếm dụng nguồn lực tín dụng. Nếu tính theo tỷ lệ nhà trống 20%, dư nợ cho vay do nhà trống chiếm dụng của Trung Quốc lên tới 12.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 41,6 triệu USD).
Một giáo sư Đại học Kinh tế Tài chính Tây Nam từng cho rằng nhà trống chiếm quá lớn trong khoản vay mua nhà, không chỉ gây lãng phí nguồn vốn vay mà còn dẫn đến rủi ro tài chính khó lường.
Hiểu Vũ, Vision Times
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…