Một cựu nhân viên kiểm duyệt của tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc đã hé lộ cách mà chế độ theo dõi các cuộc gọi và tin nhắn của người dân qua điện thoại di động, tạp chí nhân quyền Bitter Winter đưa tin.
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu vào tháng 12 tại Washington D.C. rằng:
“Ngày nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang xây dựng một nhà nước giám sát toàn trị vượt xa bất cứ điều gì từng có. Hàng trăm triệu camera giám sát ở từng ngóc ngách. Các dân tộc thiểu số bị điều đến các trạm kiểm soát để các cảnh sát lấy mẫu máu, dấu vân tay, thu âm giọng nói và chụp ảnh chân dung, thậm chí cả quét võng mạc.”
Bên cạnh những điều mà ông Mike Pence liệt kê, lâu nay, chế độ Trung Quốc vẫn luôn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với mạng internet và công nghệ di động. Họ theo dõi và kiểm soát các cuộc trò chuyện trên phương tiện truyền thông kỹ thuật số để định hướng dư luận và chặn đứng mọi thông tin được cho là “nhạy cảm với quốc gia”. Các hình thức kiểm duyệt vẫn tiếp tục gia tăng. Từ ngày 1/12, mọi người dân được yêu cầu phải quét nhận diện khuôn mặt khi đăng ký dịch vụ điện thoại di động mới để chính phủ có thể nhận diện tất cả người dùng và kiểm soát hoạt động của họ trên mạng, vì phần lớn người dân Trung Quốc đều kết nối mạng thông qua điện thoại di động.
“Đơn giản là ở Trung Quốc, bạn sẽ không có quyền riêng tư. Mạng xã hội, các cuộc gọi, và tin nhắn trên di động đều bị giám sát”, ông Li, một cựu nhân viên của công ty viễn thông China Mobile Online Services Company, thuộc tập đoàn viễn thông nhà nước lớn nhất Trung Quốc, chia sẻ với tờ Bitter Winter. “Nếu một người nói điều gì đó bất lợi cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì họ sẽ bị trừng phạt. Ai ai cũng bị theo dõi và kiểm soát dưới cái cớ trấn áp các hành vi quấy rối”.
Ông Li cho biết, ông từng là một nhân viên trong nhóm kiểm duyệt được chỉ định đặc biệt, chuyên theo dõi người dùng dịch vụ của công ty thông qua các cuộc gọi và tin nhắn trên di động để đối phó với các thông tin “gây hại”. Việc giám sát này áp dụng cho tất cả người dùng mạng China Mobile ở 31 đơn vị hành chính cấp tỉnh ngoại trừ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Hệ thống này được lập trình để tự động nhận diện bất cứ thông tin nào liên quan tới chính trị, tín ngưỡng tôn giáo, bao gồm cả những nhận xét chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc và bình luận bất lợi cho các lãnh đạo nhà nước. Một khi những thông tin này bị phát giác, các nhân viên được chỉ định để rà soát kỹ lưỡng.
Ông Li nói rằng có 500 người phụ trách công việc này: “Bất cứ bất cẩn và để lọt lưới phần thông tin nhạy cảm nào, thì sẽ bị trừ lương hàng tháng và tiền thưởng cuối năm. Tôi thường phải xử lý hơn mười nghìn mẩu thông tin hàng tháng. Không thể tránh khỏi sai sót từ 1 đến 2 lần trong 1 năm.”
Ông Li cũng tiết lộ với tờ Bitter Winter rằng những từ và cụm từ liên quan tới tôn giáo như “Đông phương thiểm điện” hay “Pháp Luân Công” được xếp vào loại “nhạy cảm”. Tin nhắn và các đoạn hội thoại có nhắc đến từ “Đảng” hoặc “thoái Đảng”, “thoái Đoàn”, được giám sát vô cùng chặt chẽ. “Bất cứ điều gì bị coi là bất lợi cho Đảng Cộng sản Trung Quốc đều bị dán nhãn ‘chính trị’. Ví dụ, sẽ có các biện pháp ngăn chặn ngay lập tức khi có các tin nhắn nhắc đến việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thu hoạch tạng của người tập Pháp Luân Công”, ông Li cho biết.
“Nếu bất kỳ từ nhạy cảm nào xuất hiện trong các cuộc gọi, tin nhắn đa phương tiện và tin nhắn thường, hoặc các tin nhắn trên các trang mạng xã hội như Wechat, hệ thống này sẽ tự động chặn thông tin, dịch vụ của người dùng sẽ ngay lập tức bị khóa lại, để họ không thể tiếp tục gọi điện hay gửi tin nhắn gì nữa. Nếu những người dùng này muốn kích hoạt lại dịch vụ, họ phải đến các Trung tâm dịch vụ của China Mobile cùng với chứng minh nhân dân và phải viết một bản cam kết không bao giờ chia sẻ những thông tin nhạy cảm nữa.”
Việc khóa dịch vụ di động của người dùng vì những nhận xét “không phù hợp” được xem là một cảnh báo nhỏ. Nếu nhà cầm quyền quyết định lỗi này là “nghiêm trọng”, hình phạt áp dụng có thể hà khắc hơn. Ông Li đưa ra một ví dụ, vào tháng 5, một cư dân ở Đông Nam Phúc Kiến đã bị chặn ở biên giới, hủy hộ chiếu và được thông báo rằng anh bị cấm ra nước ngoài vì đã nhận xét chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc và các lãnh đạo nhà nước. Những bình luận của anh được xem là “xúc phạm chính quyền” và “gây mất trật tự công cộng.”
Các tiêu chí kiểm duyệt viễn thông được liên tục cập nhật trong những năm gần đây đã tạo ra một chế độ kiểm duyệt nặng nề và ít sơ hở. Một nhân viên khác thuộc một công ty kiểm duyệt internet chia sẻ với tạp chí Bitter Winter rằng công ty của anh làm việc với Ủy ban Các vấn đề về Không gian mạng và được giao nhiệm vụ kiểm soát các nhận xét trực tuyến. Để xác định rõ những vấn đề mà chế độ không muốn xuất hiện trên internet, nhân viên công ty đã phải trải qua đào tạo nghiêm ngặt trước khi bắt đầu làm việc.
Người đàn ông này cũng tiết lộ rằng việc đùa cợt hay châm biếm chính quyền hoặc nhà lãnh đạo phải bị xóa ngay lập tức, nếu không công ty sẽ bị trừng phạt. Ví dụ, nhân vật hoạt hình gấu Pooh đã bị cấm xuất hiện trên mạng xã hội, và việc chia sẻ thông tin về nhân vật này sẽ bị cho là bất hợp pháp, vì vào năm 2013, ông Tập Cận Bình đã bị cư dân mạng gọi là gấu Pooh.
Minh Nhật biên dịch
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…