Gần hai năm qua, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã không công du nước ngoài, dĩ nhiên lý do chính đáng là do tránh dịch bệnh COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán). Tuy nhiên, thái độ cẩn trọng khác thường gần đây trở thành lý do để giới quan sát có những suy đoán khác.
Đã gần hai năm, nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình không công du nước ngoài, cũng không có nhiều khả năng sẽ công du nước ngoài trước cuối năm nay. Bộ Ngoại giao ĐCSTQ hôm thứ Sáu (29/10) thông báo rằng ông Tập sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh G20 từ ngày 30 đến 31 qua video trực tuyến. Ngoài ra, ông Tập cũng vẫn kín tiếng về Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc được tổ chức ở Anh vào Chủ nhật tuần này và quan điểm phổ biến cho rằng ông sẽ vắng mặt. Giờ đây, ông đã quen tham dự các hội nghị quốc tế “từ xa” qua video. Vốn dĩ trước đây, hiếm khi ông Tập vắng mặt trong các nghị sự quốc tế lớn như hai năm qua nên đã gợi lên một số suy đoán.
Tại hội nghị khí hậu sắp tới ở Glasgow – Scotland [sẽ diễn ra từ ngày 01 – 12/11], Tổng thống Pháp Macron kỳ vọng ông Tập Cận Bình sẽ đưa ra những cam kết mới về cắt giảm khí thải, hy vọng Trung Quốc sẽ cho thế giới một “tín hiệu quyết định” về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, nên việc ông Tập chỉ cử các bộ trưởng đi sẽ không thể có được quyết định nào vì họ phải chờ xin chỉ đạo. Một số cơ quan truyền thông quốc tế dẫn lời giới quan sát nghi ngờ việc ông Tập vắng mặt tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu sẽ được coi là quyết định trốn tránh của nhà lãnh đạo ĐCSTQ vì không thể đối mặt với áp lực từ bên ngoài.
Hôm thứ Tư (27/10), Thủ tướng Anh Johnson đã đưa ra cảnh báo đề phòng rằng hội nghị thượng đỉnh về khí hậu này sẽ “rất khó khăn” và thậm chí có thể có nguy cơ thất bại. Lý do được cho là trước đó vào ngày 17/20, nước này đã đệ trình kế hoạch giảm phát thải nhưng hai nước phát thải carbon lớn là Trung Quốc và Ấn Độ thì không có động tĩnh.
Vốn dĩ, cộng đồng quốc tế mong đợi lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Biden có cơ hội hội đàm song phương tại Hội nghị thượng đỉnh G20, nhưng ông Tập lại không tham dự trực tiếp. Sau đó, Nhà Trắng xác nhận rằng ông Biden và ông Tập Cận Bình sẽ hội đàm trước cuối năm nay, nhưng cũng là “trực tuyến”. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Sullivan giải thích về mặt ngoại giao: từ góc độ của Biden thì ông ấy chờ cơ hội gặp mặt trực tiếp ông Tập Cận Bình, nay nếu không thể trực tiếp tham dự cuộc họp do tình hình dịch bệnh thì hội nghị trực tuyến là lựa chọn tốt nhất tiếp theo.
Ông Tập đã không ra nước ngoài trong 1 năm 9 tháng, biện minh là để cân nhắc phòng chống dịch bệnh. Trung Quốc từng tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch, nhưng hiện nay chưa đầy 100 ngày trước Thế vận hội Mùa đông tình hình không khả quan như vậy khiến ông Tập rất lo lắng. Giới quan sát cũng chỉ ra rằng chính sách “không sống chung với virus” mà Bắc Kinh mong muốn là quá hoang đường. Trong các nhà lãnh đạo G20 không có nước nào như vậy, hầu hết phương Tây là vừa làm việc sinh sống, vừa chiến đấu với dịch bệnh. Mong muốn xóa sổ virus đã tự làm khó cho Trung Quốc, ví như ở Lan Châu gần đây phát hiện vài trường hợp lây nhiễm nhưng cơ quan chức năng đã cho phong tỏa thành phố khoảng 4 triệu dân thuộc tỉnh Cam Túc này.
Cũng có phân tích cho rằng việc ông Tập Cận Bình không thể rời khỏi đất nước chủ yếu là do nhu cầu “nội an”, còn dịch bệnh chỉ là thứ yếu, quan trọng nhất là kỳ họp toàn thể trung ương lần 6 vào tháng 11. Một việc cần giải quyết tại kỳ họp này là thông qua “Nghị quyết về những thành tựu và kinh nghiệm lịch sử quan trọng trong thế kỷ đấu tranh của Trung ương ĐCSTQ”.
Tại sao ông Tập lại háo hức thúc đẩy nghị quyết lịch sử đó? Có phân tích cho rằng vì nghị quyết này “để tự khẳng định”. Tại sao cần phải “tự khẳng định”? Vì ông Tập cần tại vị vào Đại hội 20 ĐCSTQ nên “phải đưa ra vấn đề”, và “tự khẳng định”, tức là nâng Tập Cận Bình lên ngang hàng với Mao Trạch Đông, khẳng định được ý chí của Tập Cận Bình chính là ý chí của toàn ĐCSTQ, để “củng cố vị trí hạt nhân và uy quyền chính trị của ông Tập”, khẳng định như vậy sẽ khiến mọi chuyện có lý lẽ để hoàn thành thuận lợi [kế sách tại nhiệm].
Cũng có nghi ngờ rằng ông Tập Cận Bình đã kiêm nhiệm đứng đầu trong tất cả các bộ phận quan trọng của Trung ương ĐCSTQ, gần như nắm toàn bộ quyền lực: như ông Lật Chiến Thư tôn là “tối cao”, như Vương Hộ Ninh chịu khó phụng sự làm quản bút, như Lý Khắc Cường sắm vai thừa hành kinh tế, còn thời tươi đẹp của công thần Vương Kỳ Sơn chống tham nhũng và làm trong sạch đảng qua đi chỉ còn là “hổ giấy”. Vây vì sao Tập Cận Bình vẫn cần tự khẳng định?
Lịch sử ĐCSTQ đã hai lần có “nghị quyết lịch sử”, đó là xác lập vị thế lãnh đạo của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Nhưng Tập Cận Bình có quyền lực vượt qua Đặng Tiểu Bình và uy thế chỉ sau Mao Trạch Đông, lần này không nhằm khẳng định vị thế do không có gì phải nghi ngờ, nên có phân tích cho rằng mục đích chính là “định vị tương lai” của Tập Cận Bình.
Việc ông Tập hủy bỏ giới hạn nhiệm kỳ chức vụ Chủ tịch nước được xem như nhằm mở đường cho cầm quyền suốt đời, cũng đồng nghĩa việc “xóa bỏ di sản quan trọng nhất của Đặng Tiểu Bình là đã hủy bỏ quy chế lãnh đạo trọn đời [từ Mao Trạch Đông]”.
Động thái đó của ông Tập đã mang “nước của Đảng” thành “nước của Tập”, dẫn đến có thế lực ngầm trong Đảng làm ông Tập cảnh giác và phải “bế quan” để dồn toàn lực tập trung cho thời khắc đầy nhạy cảm hiện nay.
Có bình luận chỉ ra, liệu ông Tập có lo lắng giống như Khrushchev? Tháng 10/1964, Khrushchev khi đó là lãnh đạo Liên Xô (cũ) đang đi nghỉ mát bên bờ Biển Đen thì ở Matxcova thân tín được xem là “tuyệt đối trung thành” Brezhnev đã cùng lãnh đạo KGB gắn bó lúc đó phát động đảo chính. Không ngờ Brezhnev bề ngoài xem chừng rất bình thường lại có thể đảo chính, khiến chỉ trong một đêm “lãnh đạo vĩ đại” Khrushchev đã “bị nghỉ hưu”.
An Đức Liệt, RFI
(Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả.)
Xem thêm:
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…