Ông Tập Cận Bình và phu nhân đến Hồng Kông bằng đường sắt cao tốc

Ngày 30/6/2022, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã đến Hồng Kông bằng đường sắt cao tốc. Đây là lần đầu tiên ông Tập rời Trung Quốc Đại Lục kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán.

Ngày 30/6/2022, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã đến Hồng Kông bằng đường sắt cao tốc. Hình ảnh họ đeo khẩu trang khi rời nhà ga (Ảnh chụp màn hình video).

Lúc 3:00 chiều ngày 30/6, đoàn tháp tùng ông Tập Cận Bình đi đường sắt cao tốc đến ga Tây Cửu Long – Hồng Kông. Khi chuyến tàu đặc biệt vừa đến, nhiều người được bố trí trên sân ga đã hô vang khẩu hiệu “Chào mừng” bằng tiếng phổ thông Trung Quốc, trong đó có hàng chục học sinh tiểu học. Vợ chồng ông Tập đeo khẩu trang và bước ra trò chuyện ngắn với đoàn người của Trưởng Đặc khu Hồng Kông Carrie Lam chào đón. Sau đó ông Tập có bài phát biểu tại lễ đón ở ga Tây Cửu Long Hồng Kông.

Trước đó vào ngày 29/6, Hồng Kông báo cáo hơn 2000 trường hợp mới nhiễm COVID-19, là mức cao nhất kể từ tháng Tư năm nay, hôm đó 3 quan chức cấp cao bao gồm Giám đốc Văn phòng Điều hành Hồng Kông Eric Chan được cho là đã có kết quả xét nghiệm dương tính. Theo các thông tin trước đó của truyền thông Hồng Kông, các quan chức Hồng Kông và cả các phóng viên truyền thông phải chịu “quản lý khép kín” về cách ly COVID-19 trước khi tham gia sự kiện này.

Đây là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình rời Trung Quốc Đại Lục kể từ khi dịch SARS-CoV-2 bùng phát ở Vũ Hán vào cuối năm 2019.

Tờ Sing Tao của Hồng Kông đưa tin, 5 quan chức hàng đầu đã tháp tùng ông Tập đến Hồng Kông gồm: Đinh Tiết Tường – Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương, Hứa Kỳ Lượng – Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Thẩm Dược Dược – Phó Ủy viên trưởng Ban Thường Nhân đại, Ngoại trưởng Vương Nghị, và Hạ Bảo Long – Phó Chủ tịch Chính hiệp và Giám đốc Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Ma Cao.

Ngày 1/7, Hồng Kông tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm “bàn giao chủ quyền” từ Anh về Trung Quốc, ông Tập sẽ tham dự buổi lễ và chủ trì lễ nhậm chức của tân Đặc khu Trưởng Lý Gia Siêu.

Theo nhiều nguồn tin, ông Tập Cận Bình sẽ không ở lại Hồng Kông qua đêm trong chuyến công du kéo dài 2 ngày tới Hồng Kông. Các quan chức chính quyền Hồng Kông và các phóng viên tham gia lễ kỷ niệm “bàn giao” đều phải được cách ly COVID-19 từ trước đó. Mặc dù việc ông Tập không qua đêm tại Hồng Kông được cho là vì nguyên nhân dịch bệnh, nhưng nhiều nhà quan sát cũng chỉ ra một số lý do khác như đề phòng ám sát. Vấn đề phòng ngừa bao gồm những kẻ thù chính trị trong ĐCSTQ cũng như những người Hồng Kông bất mãn vì bị đàn áp trong cuộc đấu tranh chống dự luật dẫn độ của ĐCSTQ.

Trong chuyến thăm Hồng Kông lần này của Tập Cận Bình, cảnh sát Hồng Kông đã áp dụng các biện pháp an ninh chưa từng có, cung cấp cho ông Tập Cận Bình lực lượng bảo vệ sát bên, đồng thời phong tỏa trên quy mô lớn các con đường để thiết lập cái gọi là “khu an ninh”“khu an ninh trung tâm”, cũng thiết lập các khu vực cấm bay tạm thời ở cả hai bên của Cảng Victoria. Về phòng chống dịch bệnh, trước đó nhiều chính khách và doanh nhân tham dự buổi lễ đã sớm nhận phòng khách sạn để thực hiện thời gian cách ly khép kín.

Đài Á châu Tự do (RFA) dẫn lời một nhà bình luận thời sự cho rằng chuyến đi này của ông Tập Cận Bình đã chấp nhận rất nhiều rủi ro: dịch bệnh COVID-19, nguy cơ đảo chính và ám sát; tuy nhiên thời điểm trước thềm Đại hội 20 của ĐCSTQ, ông Tập cần chuyến đi như cách chứng tỏ bản thân vẫn đang nắm vững uy quyền, không có gì để nghi ngờ. Ngoài ra cũng cho thấy vấn đề thể hiện uy thế của ĐCSTQ khi thực hiện được “chuyển giao chủ quyền Hồng Kông lần thứ 2”, vì trước đó ĐCSTQ hứa cái gọi là “không thay đổi Hồng Kông trong 50 năm”, nhưng sau 25 năm lời hứa đã bị chấm dứt dưới thời ông Tập Cận Bình, cho thấy ĐCSTQ đã hoàn toàn kiểm soát Hồng Kông.

Ngày 1/7/1997, Vương quốc Anh trao chủ quyền Hồng Kông cho Bắc Kinh theo lời hứa của ĐCSTQ “50 năm không thay đổi” vấn đề “một nước, hai chế độ”. Nhưng sau khi phong trào chống Dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông bị đàn áp thì lời hứa đó chỉ đi được nửa đường, trong mắt nhiều người thì “một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông đã không còn tồn tại.

VIDEO: 25 năm Hồng Kông về Trung Quốc: “Một quốc gia hai chế độ” đã cáo chung

Hải Trung

Published by
Hải Trung

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

53 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago