Đại hội Y tế Thế giới (WHA) khai mạc hôm 18/5, nhiều nước đã yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiến hành điều tra về nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán do virus corona mới (còn gọi là virus Trung Cộng). Sau khi Úc đề nghị tiến hành một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus, số nước tham gia ký kết liên tiếp gia tăng và đã vượt quá 100 nước, bao gồm Nhật Bản, Vương quốc Anh, Canada, New Zealand, Ấn Độ, Indonesia và Nga.
Theo CNN, Nga cũng đã tham gia ký kiến nghị điều tra. Tổng thống Nga Vladimir Putin từng so sánh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với “chiến binh cô đơn”.
Mặc dù đề xuất của Úc không trực tiếp nêu tên Trung Quốc, nhưng yêu cầu WHO tiến hành đánh giá công bằng và toàn diện về công tác điều phối y tế quốc tế của WHO liên quan đến viêm phổi Vũ Hán. Dường như động thái này đã khiến Trung Quốc khó chịu, vì thế Bắc Kinh đã cáo buộc Úc cực kỳ vô trách nhiệm trong quá trình hành động này, cho rằng hành động như vậy là phá hoại sự hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh và cũng trái với tâm nguyện chung của cộng đồng.
Bắc Kinh cũng cho biết họ đã từng bày tỏ quan điểm ủng hộ WHO xúc tiến cuộc điều tra, nhưng nhiều nước chất vấn rằng công tác điều tra phải chịu can thiệp quá mức từ phía Trung Quốc, còn phía WHO phản bác cáo buộc này.
Tuần trước, Đại sứ Trung Quốc Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming) tại Vương quốc Anh đã công khai tuyên bố về tính công khai và minh bạch của Trung Quốc, không có gì để che giấu và không có gì phải sợ. Hoan nghênh quốc tế mở cuộc điều tra, nhưng đơn vị đánh giá phải là WHO.
WHA khai mạc lúc 5 giờ chiều ngày 18/5 (theo giờ Hà Nội) với số nước đồng thuận đề xuất mở cuộc điều tra về nguồn gốc virus viêm phổi Vũ Hán ngày càng nhiều. Dấu hiệu này cho thấy Bắc Kinh rất có khả năng phải bị điều tra. Tuy nhiên, theo truyền thông Trung Quốc đưa tin vào ngày 18, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại lễ khai mạc WHA cho biết, nếu Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc điều tra nguồn gốc của virus, rất có thể nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả tiếp theo.
Thực tế bệnh viêm phổi Vũ Hán đã làm tổn hại nghiêm trọng đối với vị thế của Trung Quốc, đặc biệt là Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Phía Trung Quốc vẫn luôn bác bỏ mọi chỉ trích, đặc biệt từ Tổng thống Mỹ Trump, họ tuyên bố rằng từ cuối tháng 12 năm ngoái họ đã có cảnh báo cho WHO rằng thành phố Vũ Hán sẽ lây lan bệnh viêm phổi mới. Thực tế cho thấy chính quyền Vũ Hán đã xem nhẹ dịch bệnh và thậm chí bắt giữ người lên tiếng cảnh báo, còn bản thân học giả khoa học y tế Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) tại Viện Kỹ thuật Trung Quốc đã từng tiết lộ rằng chính quyền địa phương không muốn nói sự thật. Ông Chung Nam Sơn chất vấn rằng dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán đã lan rộng nghiêm trọng, nhưng trong hơn 10 ngày liên tục dữ liệu công bố của giới chức về số trường hợp được xác nhận luôn “ổn định” ở 41 trường hợp. Ông cho biết ông không tin vào kết quả này, và nghĩ họ không sẵn lòng trả lời câu hỏi của ông.
Có nhiều chính trị gia nước ngoài, đặc biệt là Mỹ đã nhiều lần gọi loại virus dịch bệnh truyền nhiễm này là “virus Trung Quốc”, vì tất cả là do Chính phủ Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc) khiến cộng đồng quốc tế phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. Thực tế khi chưa có dịch bệnh này thì Bắc Kinh vẫn luôn bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, nhưng tình hình tệ hại hơn nhiều sau khi nổ ra dịch bệnh khiến nền kinh tế toàn cầu bị cú sốc nặng nề.
Đề xuất WHA do EU dẫn đầu và được Úc chỉnh lý đã yêu cầu điều tra các biện pháp ứng phó của WHO trong dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán cũng như nguồn gốc của loại virus gây ra thảm họa này. Đến nay trong 194 nước thành viên đã có 116 nước hưởng ứng, chỉ còn thiếu 13 phiếu là có thể triển khai thông qua và áp dụng hành động tương ứng.
(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)
Tuyết Mai
Xem thêm:
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…