“Lưỡng hội” Trung Quốc đã bế mạc, một nữ ủy viên Bộ Chính trị là bà Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan) nhậm chức Phó Thủ tướng, trở thành nữ Phó Thủ tướng thứ năm trong lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Quan trường Trung Quốc có nhiều chuyện dở khóc dở cười, và chuyện về những nữ Phó Thủ tướng cũng không ngoại lệ.
Năng lực của nữ phó thủ tướng Trung Quốc mới nhất Tôn Xuân Lan là một dấu hỏi!
Bà Tôn Xuân Lan là người Nhiêu Dương tỉnh Hà Bắc, tháng Năm năm nay vừa đúng 68 tuổi, chỉ 15 tuổi bà Tôn Xuân Lan đã vào học ngành cơ khí máy móc tại Trường Kỹ thuật Công nghiệp thành phố An Sơn. Sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bà làm việc tại Nhà máy Đồng hồ An Sơn.
Qua hồ sơ công khai đường quan lộ cho thấy, bà Tôn Xuân Lan đã lần lượt là Chủ tịch Công đoàn và Chủ nhiệm Hội Phụ nữ của tỉnh Liêu Ninh; cũng từng là Bí thư Đảng bộ, Phó Chủ tịch, Bí thư thứ nhất Ban Bí thư của Tổng Công đoàn toàn quốc hơn 4 năm. Năm 1997 bà Tôn Xuân Lan nhậm chức Phó Bí thư tỉnh Liêu Ninh, năm 2001 kiêm nhiệm Bí thư thành phố Đại Liên. Năm 2005 về trung ương nhậm chức Phó Chủ tịch Tổng Công đoàn toàn quốc. Năm 2009 bà Tôn Xuân Lam đã được chuyển nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến.
Tháng 11/2012 bà Tôn Xuân Lan nhậm chức Bí thư thành phố Thiên Tân, vào cuối năm 2014 thay thế Lệnh Kế Hoạch “ngã ngựa” nhậm chức Bộ trưởng Bộ Mặt trận Thống nhất. Khi đó có nhà quan sát chính trị Bắc Kinh cho biết, năng lực cá nhân Tôn Xuân Lan rất hạn chế, rất kém, đưa bà ta vào vị trí Bí thư Thiên Tân, trên thực tế ví như “lùa vịt nhảy lên chuồng” (làm khó cho vịt).
Năm 2017, bà Tôn Xuân Lan tiếp tục được bầu vào Bộ Chính trị.
Trước “lưỡng hội”, nhà bình luận Cao Tân chia sẻ với Đài Á châu Tự Do (RFA) rằng, ông Lưu Diên Đông đã học qua Đại học chính quy, trong khi bà Tôn Xuân Lan xuất thân trong ngành làm đồng hồ, chưa từng học qua trường lớp đại học chính quy, nếu nhậm chức Phó Thủ tướng phụ trách Y tế – Văn hóa – Khoa học – Giáo dục thay ông Lưu Diên Đông chắc chắn sẽ gây trò cười.
Nữ Phó Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử ĐCSTQ là Ngô Quế Hiền (Wu Guixian) người huyện Quế (nay là thị xã Củng Nghĩa/Gongyi) tỉnh Hà Nam. Năm 1951, 13 tuổi bà Ngô Quế Đường một mình nhảy lên tàu đi kiếm sống, trở thành “lao động trẻ em” ở Nhà máy bông Tây Bắc tại Hàm Dương tỉnh Thiểm Tây.
Bà Ngô Quế Hiền đã từng lên đến chức phó giám đốc Nhà máy bông số 01 Tây Bắc. Từng là Ủy viên Thường vụ “Ủy ban Cách mạng” tỉnh Thiểm Tây, Phó Bí thư Ủy ban tỉnh Thiểm Tây. Theo lý lịch chính thức cho thấy, năm 1968 Ngô Quế Hiền tốt nghiệp Đại học Tây Bắc, là bạn học của Phó Chủ tịch nước Trung Quốc mới nhậm chức Vương Kỳ Sơn.
Trong Cách mạng Văn hóa, bà Ngô Quế Hiền đã được bầu vào Ủy viên Trung ương, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị.
Được biết, vào năm 1975, để trau dồi cái gọi là người tiếp quản cách mạng,ông Mao Trạch Đông đề xuất chọn một Phó Thủ tướng trong số những người lao động, và yêu cầu phải là phụ nữ. Sau đó ông Chu Ân Lai đã tiến cử bà Ngô Quế Hiền và được Mao đồng ý, vậy là bà Ngô Quế Hiền được bổ nhiệm Phó Thủ tướng. Năm đó, Ngô Quế Hiền 37 tuổi, đã trở thành nữ phó thủ tướng đầu tiên trong lịch sử ĐCSTQ, cũng là phó thủ tướng trẻ tuổi nhất.
Sau Cách mạng Văn hóa, tại Đại hội 11 ĐCSTQ năm 1977, bà tiếp tục được bầu vào Ủy ban Trung ương. Tháng Chín cùng năm, bà từ chức Phó Thủ tướng và trở lại Nhà máy bông số 1 Tây Bắc. Năm 1988, bà về làm Phó Tổng giám đốc công ty liên doanh in và nhuộm Thâm Quyến. Nghỉ hưu vào năm 1994.
Nữ Phó thủ tướng thứ hai của ĐCSTQ là bà Trần Mộ Hoa (Chen Muhua) người Thanh Điền tỉnh Chiết Giang. Bà Trần Mộ Hoa sinh năm 1921, từng làm tham mưu về Khoa học – Giáo dục Bộ tư lệnh binh đoàn trấn giữ Diên An, Viện trưởng Viện Bảo dưỡng Đường sắt Đông Bắc, Trưởng ban Kế hoạch Nhà nước về Giao thông, Phó Cục trưởng Cục III Ủy ban Liên lạc Kinh tế đối ngoại, Bộ trưởng Bộ Liên lạc Kinh tế đối ngoại. Năm 1977 bà được bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị. Năm 1978, Trần Mộ Hoa được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Liên lạc Kinh tế Đối ngoại. Năm 1982, trong điều chỉnh cơ cấu Chính phủ giảm đáng kể số lượng phó thủ tướng, thiết kế thêm chức vụ Ủy viên Quốc vụ, bà Trần Mộ Hoa chuyển chức vụ Ủy viên Quốc vụ.
Năm 1988 bà Trần Mộ Hoa được bầu làm Phó Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc (Phó Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc), và nhậm chức Chủ tịch Ủy ban Tài chính, kiêm Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Trung Quốc. Từ năm 1977 bước vào Bộ Chính trị, năm 1998 thôi chức Phó Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, bà Trần Mộ Hoa có tổng cộng 21 năm làm lãnh đạo cấp cao trong ĐCSTQ. Bà qua đời vào tháng 05/2011.
Ngô Nghĩa (Wu Yi) là nữ Phó Thủ tướng thứ ba trong lịch sử ĐCSTQ.
Ngô Nghĩa sinh năm 1938, người Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Năm 1991 bà nhậm chức Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Trung Quốc, lên chức Bộ trưởng năm 1993. Năm 1997, bà giữ cương vị Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Ủy viên Quốc vụ, Ủy viên Bộ Chính trị. Năm 2003 Ngô Nghĩa nhậm chức Phó Thủ tướng, là lần đầu tiên chính trường ĐCSTQ có phụ nữ đồng thời giữ hai vị trí là Ủy viên Bộ Chính trị và Phó Thủ tướng.
Bà Ngô Nghĩa luôn sống độc thân, khiến cuộc sống cá nhân của người phụ nữ này được chú ý. Ngô Nghĩa đã từng trả lời: “Tôi chưa từng trải qua chuyện yêu đương, không ai có thể xâm nhập vào cuộc đời tôi”.
Ngô Nghĩa từng ngăn chặn được Bạc Hy Lai lên lên làm Phó Thủ tướng. Theo Tạp chí Tiền Tiêu của Hồng Kông chỉ ra, Bạc Hy Lai tham vọng và kiêu ngạo, gây quá nhiều kẻ thù trong chính giới, trong số này có Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế Ngô Nghĩa, vì vậy thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ năm 2007 bà Ngô Nghĩa lấy điều kiện “không có người trong gia đình thường trú nước ngoài” ngăn chặn thành công Bạc Hy Lai tiếp quản chức Phó Thủ tướng, Bạc Hy Lai buộc phải về Trùng Khánh.
Bài báo viết rằng, Bạc Hy Lai từng là đồng nghiệp của Ngô Nghĩa tại Bộ Thương mại, Bạc Hy Lai là cấp dưới nhưng luôn nỗ lực để thay thế vị trí của Ngô Nghĩa, hay xuyên tạc Ngô Nghĩa trước cấp trên và đưa tin đồn Ngô Nghĩa có quan hệ với quan chức quan trọng trong Chính phủ. Ngô Nghĩa đã từng bình luận về Bạc Hy Lai: Chỉ muốn trở thành người số một, sử dụng mọi thủ đoạn để giành quyền lực và lợi ích.
Nhiều cơ quan truyền thông ngoài Trung Quốc đã đưa tin về chuyện Ngô Nghĩa bất hòa với tình nhân Trần Chí Lập của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Ngô Nghĩa và Trần Chí Lập đã kết thù oán từ tháng 8/2004. Thời Phó Thủ tướng Ngô Nghĩa kiêm Bộ trưởng Bộ Y tế đã từng phê bình nghiêm khắc bà Trần Chí Lập khi đó là Ủy viên Quốc vụ viện chịu trách nhiệm về Giáo dục và Y tế.
Vào tháng 11/2012 là thời điểm Đại hội 18 ĐCSTQ. Khi đó tình hình đấu đá chính trị rất quyết liệt. Bế mạc Đại hội 18 đã không cho phát sóng trực tiếp, nhiều tin đồn sau đó kể rằng sau kết thúc bầu cử Ủy viên Trung ương đã xảy ra trận ẩu đả ngay tại hiện trường Đại hội 18 giữa Ngô Nghĩa và bà Trần Chí Lập làm cả hội trường hỗn loạn, kết quả làm việc công bố danh sách ra ngoài bị chậm trễ.
Một số bloger tiết lộ, khi Ngô Nghĩa nghe đọc danh sách Ủy viên Trung ương đã rất tức giận trước cảnh phái Giang cài cắm người vào danh sách, đã bật chửi “con điếm”, mặc dù tiếng chửi nhỏ nhưng bà Trần Chí Lập có biệt danh “điếm Trần” cũng nghe được và ngay lập tức lao vào, thế là hai bên đánh nhau. Khi đó ông Giang Trạch Dân muốn đứng dậy kéo bà Trần Chí Lập ra nhưng đứng lên cũng khó khăn, chỉ biết đập bàn.
Có người chia sẻ trên weibo rằng, Ngô Nghĩa ngoài 70 tuổi nhưng rất cứng rắn, đã tát vào mặt bà Trần Chí Lập, còn bà Trần Chí Lập cũng nổi điên mất kiểm soát. Dĩ nhiên đây vẫn chỉ là những tin đồn, không được giới chức Trung Quốc xác nhận.
Bà Lưu Diên Đông (Liu Yandong) là nữ phó thủ tướng thứ tư trong lịch sử ĐCSTQ.
Bà Lưu Diên Đông sinh tháng 11/1945, người Nam Thông, tỉnh Giang Tô. Bà là “thái tử Đảng” của quan trường Trung Quốc, có người cha Lưu Thụy Long (Liu Ruilong) là một trong những người sáng lập Quân đoàn 14 Quân đội Trung Quốc, là phó chủ tịch đầu tiên của Chính quyền biên khu Tô Hoàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp.
Năm 1964 bà Lưu Diên Đông vào nghiên cứu Kỹ thuật Hóa học Đại học Thanh Hoa, sau khi tốt nghiệp vào năm 1970 đến Nhà máy hóa chất Khai Bình ở Đường Sơn tỉnh Hà Bắc làm việc, năm 1972 chuyển làm việc tại Nhà máy Thử nghiệm Hóa chất Bắc Kinh. Vào năm 1980, bà Lưu Diên Đông đã được chuyển sang Ban Tổ chức thành phố Bắc Kinh, từ nhà máy bước vào quan trường.
Trước đó bà Lưu Diên Đông đã làm việc nhiều năm trong hệ thống đoàn Thanh niên, cũng có những suy đoán liên quan đến phe phái ông Giang Trạch Dân.
Bà Lưu Diên Đông từng là Thứ trưởng Bộ Mặt trận Thống nhất trong 11 năm, năm 2002 được nhậm chức Bộ trưởng Bộ Mặt trận Thống nhất, năm sau đó lại nhậm chức Phó Chủ tịch Chính hiệp, vào năm 2007 được vào Bộ Chính trị; Đại hội 18 năm 2012 tái đắc cử Ủy viên Bộ Chính trị, năm sau đó đã được ông Lý Khắc Cường đề cử làm Phó Thủ tướng, và nghỉ hưu năm 2018.
Bà Lưu Diên Đông kín tiếng và ít tin đồn tiêu cực.
Trí Đạt
Xem thêm:
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…