Sự thật đằng sau cái gọi là “tự nguyện hiến tạng” qua Chữ thập Đỏ TQ

Dưới áp lực về các cáo buộc thu hoạch nội tạng sống trong cộng đồng quốc tế, tháng 3/2010, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố rằng họ sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm hiến tạng người. Từ đó, nghề điều phối viên hiến tạng người đã ra đời. Một điều phối viên nội tạng ở Liêu Ninh đã tiết lộ với Epoch Times rằng trên thực tế, không hề có nội tạng được hiến tặng “tự nguyện”, tất cả đều được thu mua thông qua việc ép buộc và dụ dỗ. Hệ thống này được dựng lên chỉ để đáp ứng nhu cầu tuyên truyền của ĐCSTQ về việc “hiến tặng tự nguyện” thông qua kênh Chữ thập Đỏ.

Sơ đồ nội tạng người được bán theo từng loại. (Hiệp hội Chăm sóc Cấy ghép tạng Quốc tế Đài Loan cung cấp)

Ông Lương Tân (bút danh), một điều phối viên cấy ghép nội tạng ở Liêu Ninh, nói với Epoch Times rằng để có nội tạng họ cần, họ sẽ đến gặp người tham lam nhất trong mỗi gia đình hiến tặng, để nói về việc “hiến tạng”. Như vậy tỷ lệ thành công mới cao.

Tiết lộ của ông Lương Tân với Epoch Times chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi vạch trần việc “tự nguyện hiến tạng” của Hiệp hội Chữ thập Đỏ Trung Quốc Đại Lục. Ông nói: “Như Epoch Times và Tân Đường Nhân đã tiết lộ, nội tạng của các tù nhân bị hành quyết được sử dụng để cấy ghép. (Trong trường hợp này) cấp của tôi (cấp điều phối viên cấy ghép nội tạng) có lẽ không thể tiếp cận được.”

Có rất nhiều hoạt động ngầm dưới lớp vỏ “tự nguyện hiến tặng”

Theo tuyên truyền của ĐCSTQ, việc hiến tạng người của ĐCSTQ tuân theo nguyên tắc “miễn phí” và phản đối bất kỳ hoạt động hiến tạng nào nhằm mục đích thu lợi về kinh tế. Năm 2015, Trung Quốc đình chỉ hoàn toàn việc sử dụng nội tạng của các tử tù, và nói rằng tất cả các ca cấy ghép tạng đều đến từ nội tạng “tự nguyện hiến tặng”.

“Điều phối viên nội tạng người” có liên kết với Hội Chữ thập Đỏ và các tổ chức y tế. Công việc của họ là tìm các nội tạng được “hiến tặng tự nguyện” cho việc cấy ghép tạng.

Tuy nhiên, công việc của điều phối viên hiến tạng người đang gặp nhiều bế tắc và các kênh hiến tạng không mấy suôn sẻ. Ngày 1/4/2021, cô Lưu Linh Lị, một điều phối viên hiến tạng tại Bệnh viện Tây Trung Quốc thuộc Đại học Tứ Xuyên, nói với kênh truyền thông Đại Lục rằng: “Bởi quan niệm truyền thống của hầu hết mọi người, trong năm đầu tiên, đa phần các điều phối viên đều thất bại.”

Điều phối viên hiến tạng người “thương lượng” với người nhà bệnh nhân nặng như thế nào, và làm thế nào để hoàn thành việc “tự nguyện hiến tặng” nội tạng mà ĐCSTQ đã khoe khoang? Ông Lương Tân tiết lộ: “Tình hình hiện tại là gì? Mặc dù được gọi là điều phối ghép tạng, nhưng có rất nhiều sự móc ngoặc và cấu kết ngầm trong việc này.”

ICU cung cấp manh mối nguồn hiến tạng và thu phí đầu mối

Tìm người hiến tạng tiềm năng (người hiến tạng), liên hệ với người nhà người hiến tạng và hỗ trợ hoàn thành việc hiến tạng là quy trình làm việc của một điều phối viên hiến tạng. Một nhân viên của Hội Chữ thập Đỏ Vũ Hán cho biết trên một bản báo cáo của kênh truyền thông Đại Lục rằng thông thường các trường hợp chết não đều được báo cáo và đánh giá. Sau đó điều phối viên hiến tạng sẽ “thương lượng” việc hiến tạng với người nhà bệnh nhân.

Tình hình thực tế ra sao? Ông Lương Tân cho biết: “Nhiều bệnh viện như đơn vị nơi tôi làm trước đây kết nối với khoa ngoại thần kinh, khoa nội thần kinh, ICU, khoa cấp cứu của một số bệnh viện, và trả (cho họ) phí đầu mối (cấp tạng).”

Ông lấy ví dụ: “Như khoa cấp cứu, khi tiếp nhận một bệnh nhân chấn thương sọ não, họ sẽ đánh giá tình trạng tổng quan của người bệnh. Nếu họ nghĩ rằng gia đình bệnh nhân không có khả năng chữa trị, và người này rất nhanh chóng sẽ bị chết não, (bác sĩ cấp cứu) sẽ liên hệ với bộ phận của chúng tôi. Sau khi liên hệ, (chúng tôi) sẽ nói chuyện với các thành viên trong gia đình người bệnh. Nếu thương lượng thành công, chúng tôi sẽ đưa tiền cho bác sĩ, giống như một khoản phí đầu mối.”

“Tất cả họ đều biết thông tin liên lạc của chúng tôi. Có khi kết nối trong nội bộ bệnh viện, có khi kết nối giữa bệnh viện của chúng tôi với bệnh viện khác, có khi là sự kết nối từ bệnh viện đến các phòng ban.” Ông Lương Tân nói: “Tôi đang ở Liêu Ninh. Nói chung (nguồn tìm người cấp tạng) đều ở 3 tỉnh đông bắc của Trung Quốc, hoặc những nơi như Bắc Kinh, Trịnh Châu, Thiên Tân.”

Ông giải thích: “Nội tạng cũng cần được bảo quản. Nếu mất quá nhiều thời gian cũng không tốt. Vì vậy họ sẽ không lấy tạng ở khu vực phía nam.”

9 trong số 10 người hiến tạng đến từ các gia đình không có khả năng chạy chữa

Về nghề cao cả được giới truyền thông Đại Lục tung hô là “người lái đò sinh tử”, ông Lương Tân cho rằng kỳ thực việc này rất tàn nhẫn. Tất cả đều là dùng phúc lợi dụ dỗ để người nhà bệnh nhân “hiến tặng” nội tạng người thân của mình. “Ngoài miệng thì nói là hiến tạng, hiến tặng yêu thương, kỳ thực những lời này chỉ để nói cho người ngoài nghe êm tai mà thôi. Bên trong họ đều ngấm ngầm bàn về tiền bạc.”

Ông Lương Tân không có bằng cấp về y tế. Lúc đó ông đang thất nghiệp nên đã nhận công việc của một điều phối viên ghép tạng. Ông nói: “Những người làm nghề này hầu hết không phải là sinh viên y khoa, cũng không được biên chế. Nếu tìm được nhiều người hiến tạng, bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền, giống như kinh doanh hưởng hoa hồng vậy.”

“Lúc đó tôi chỉ biết đại khái. Tôi không biết những việc cụ thể cần làm. Sau khi tiếp xúc, dần dần sâu trong tâm mình, tôi cũng có đôi chút không thể chấp nhận được.”

Ông cho biết, những người hiến tạng mà họ đang tìm là những người có hoàn cảnh rất khó khăn. Họ không có khả năng chữa trị, cứ 10 người thì 9 người rơi vào hoàn cảnh này. Những người có trình độ học vấn tương đối cao có thể thực sự hiến tặng một cách tự nguyện. Nhưng khi họ qua đời ở tuổi 70 hoặc 80, nội tạng của họ đã không thể sử dụng được nữa.

Hầu hết những người hiến tạng mà ông Lương Tân gặp đều đột ngột mắc bệnh nhồi máu não, nhồi máu cơ tim và xuất huyết não. Những người hiến tạng thường khoảng 50 tuổi. Những bệnh này nếu được cấp cứu và điều trị kịp thời thì có thể cứu được tính mạng. Tuy nhiên, hệ thống y tế của Đại Lục khiến chi phí khám chữa bệnh đắt đỏ. Chỉ riêng tiền viện phí một ngày đã lên đến 10.000 đến 20.000 nhân dân tệ (khoảng 35 triệu – 70 triệu VNĐ) khiến nhiều người không kham nổi và không có khả năng chi trả.

Ông Lương Tân tiết lộ rằng “điều phối viên hiến tạng” sẽ liên hệ với các người thân trực hệ của bệnh nhân, dựa trên thông tin về người hiến tặng do bác sĩ cung cấp. “Khi nói chuyện với người nhà của bệnh nhân, chủ đề mào đầu là vấn đề chi phí y tế. Bởi nếu trường hợp này thương lượng thành công, người nhà bệnh nhân sẽ thanh toán chi phí y tế. Chi phí y tế về cơ bản dưới 100.000 tệ (khoảng 350 triệu VNĐ), khoản này sẽ được thanh toán.”

“Nếu đó là những người nông dân lao động, đa phần sẽ thành công.” Ông nói: “Hãy tìm những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. 100.000 nhân dân tệ (được trao cho họ) chỉ là chi phí y tế. Giá mà Hội Chữ thập Đỏ đưa ra dao động từ 80.000 tệ (khoảng 280 triệu VNĐ) hoặc chưa đến 100.000 tệ (khoảng 350 triệu VNĐ).”

“Thông qua kênh của Hội Chữ thập Đỏ, tất cả nội tạng đều được nói tự nguyện hiến tặng. Kỳ thực, không hề có việc tự nguyện. Tất cả đều là sự ép buộc và dụ dỗ.” Ông Lương Tân nói: “Các đồng nghiệp của tôi đã nói như thế này: ‘Nếu không đồng ý thì ai cho họ tiền khám bệnh?’” Những gia đình nghèo như vậy thường nợ nần chồng chất vì phải vay tiền đi chữa bệnh, và họ cần phải trả nợ.

Tìm người tham lam nhất trong số những người nhà của bệnh nhận, tỷ lệ thành công sẽ cao

“Họ (điều phối viên hiến tạng) sẽ tìm người tham lam nhất, người cần tiền nhất trong số người nhà của bệnh nhân và nói chuyện với người này. Ví như nói với họ rằng: ‘Dù sao thì người cũng sắp mất. Khoản tiền này nếu chết cũng không được nhận.” “Chỉ cần thương lượng thành công với người này, họ sẽ bàn bạc lại với gia đình mình.”

Ông Lương Tân đã gặp nhiều tình huống như vậy. Ông kể với Epoch Times về một người chị vì tham tiền, đã bán nội tạng của em trai mình mà ông gặp cách đây nửa năm.

Người hiến tạng 28 tuổi được chẩn đoán xuất huyết dưới nhện (tình trạng máu bị rò rỉ chảy vào khoảng trống giữa não và màng bao quanh (màng não) và u máu. Người này không được phát hiện kịp thời nên đã quá muộn.

Ông Lương Tân cho biết: “(Người này) đã trực tiếp vào Phòng ICU (phòng chăm sóc đặc biệt). Sau đó ICU tiến hành đo điện não đồ định lượng. Gia đình không biết rằng cậu ấy đã chết não, nhưng chúng tôi đã làm giấy chứng nhận chết não trước cho cậu ấy.” “Vì cậu ấy còn khá trẻ, nên nội tạng của cậu ấy được coi là nguồn nội tạng chất lượng cao đặc biệt. Hơn nữa nhóm máu của cậu ấy rất tốt, đó là nhóm máu O.”

Sau khi nhận được thông tin về người hiến tạng từ ICU, các đồng nghiệp của ông Lương Tân bắt đầu liên hệ với gia đình người hiến tạng. Người hiến tạng còn rất trẻ, chưa vợ, chưa con nên bố mẹ cậu ấy không đồng ý cho lấy nội tạng của con trai.

“Nhưng cậu ấy có một người chị gái. Đồng nghiệp của tôi nhận thấy chị gái cậu ấy rất tham lam và rất cần tiền. Hơn nữa, việc chữa bệnh cho em trai (chi phí chữa trị) đều do chị gái cậu ấy bỏ ra.” Ông Lương Tân nói rằng cô chị cần tiền trả cho khoản nợ ấy. “Đồng nghiệp của tôi đã nói chuyện với chị gái cậu ấy. Chị gái cậu ấy thấy người sắp mất mà vẫn có thể được nhận tiền bèn đồng ý. Sau đó chị gái cậu ấy gây gổ với người nhà, đến sinh chuyện với bố mẹ cô ấy, nói là muốn hiến tặng gì đó, muốn hiến tặng yêu thương, nhưng kỳ thực là vì tiền.”

“Từ lần đầu tiên (khi liên hệ với gia đình người hiến tạng) cho đến ngày cuối cùng lấy được nội tạng, sẽ mất khoảng 4 hoặc 5 ngày. Trong 4 hoặc 5 ngày này, có thể thấy rằng mẹ cậu ấy rất đau lòng.”

Ban đầu, vốn chỉ thương lượng với người nhà sẽ lấy một lá gan và hai quả thận của cậu ấy. Nhưng vì một ca phẫu thuật ghép tim cần nên cần thêm quả tim của cậu ấy. Nhưng mẹ cậu phản đối: “Chẳng phải là chỉ lấy 1 lá gan và 2 quả thận sao? Tôi chỉ đồng ý hiến hai thứ này thôi. Tôi chỉ đồng ý hiến hai thứ.”

Ông Lương Tân nói: “Trên thực tế, thủ đoạn thu thập nội tạng này rất đáng hổ thẹn.”

Khi chị gái của người hiến tạng thanh toán viện phí, cô ấy cũng lo lắng về số tiền trong thẻ bảo hiểm y tế của em trai. Ông Lương Tân cho biết: “Ngay cả khi em trai chết, cô ấy cũng không bỏ qua số tiền trong tài khoản của cậu ấy. Với mỗi gia đình (điều phối viên hiến tạng) sẽ đến gặp một người như vậy để nói chuyện (hiến tạng), thì tỷ lệ thành công mới cao.”

Ngoài ra, ông cũng tiết lộ rằng Tân Cương thực sự là một khu vực có năng suất cao về cấy ghép nội tạng. “Theo các đồng nghiệp hoặc những người trong ngành của tôi, trong năm 2018 và 2019, toàn bộ khu tự trị Tân Cương đã cung cấp hàng ngàn ca ghép tạng mỗi năm. Thậm chí là 2.000 đến 3.000 nội tạng. Xác suất của các ca phẫu thuật cấy ghép tạng là khoảng 10 ca mỗi ngày. Đây quả thực là một con số bất thường.”

Ông nói: “Tôi muốn nhiều người hơn biết về điều này. Tôi hy vọng hy sinh một mình tôi, để có thể đánh thức lương tri của hàng ngàn người.”

Xem tiếp phần 2

Theo Cố Hiểu Hoa, Trương Hồng, Cao Tịnh, Epoch Times

Xem thêm:

Epoch Times

Published by
Epoch Times

Recent Posts

Kremlin nói đáp trả bằng tên lửa siêu thanh để cảnh báo sự “liều lĩnh” của phương Tây

Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…

2 giờ ago

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

5 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

6 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

7 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

9 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

10 giờ ago