TBT. Hoàn Cầu báo thừa nhận “sự cố Thiên An Môn” trên Twitter

Hôm 3 và 4/6 vừa qua, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến đã đăng loạt tweet mới bằng tiếng Anh bình luận ngắn gọn về sự kiện Thảm sát Thiên An Môn gây được sự chú ý.

TBT Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến (Ảnh chụp màn hình)

Trong bài đăng đầu tiên hôm 3/6, ông Hồ Tích Tiến viết: “Người Trung Quốc sẽ không bao giờ quên sự cố Quảng trường Thiên An Môn (tức thảm sát phong trào dân chủ ngày 4/6 tại Thiên An Môn). Ngược lại, kể từ đó chúng tôi liên tục suy ngẫm về nó theo con đường phát triển của Trung Quốc cũng như tình hình ở nhiều quốc gia sau các cuộc cách mạng màu. Sẽ vô ích nếu xã hội phương Tây chọc tức xã hội Trung Quốc bằng cách kỷ niệm sự kiện này.

Bài đăng tiếp theo có nội dung là: “Sự cố Thiên An Môn xảy ra cách đây đã 32 năm. Nhiều người ngày nay không hiểu hết về nó. Nhưng Mỹ đã đàn áp những người biểu tình tại Quốc hội cách đây không lâu. Nếu ai muốn lên án bạo lực quốc gia (ý là lên án Chính phủ Trung Quốc đã dùng vũ lực để dọn sạch Quảng trường Thiên An Môn), thì trước tiên hãy lên án Mỹ đã đàn áp những người biểu tình ở Quốc hội.”

Về vấn đề này, cư dân mạng từ nhiều nước đã để lại vô số thông điệp chế giễu và phản bác: “Thật là bóp méo logic đáng xấu hổ!”, “Các quan chức Trung Quốc cuối cùng đã thừa nhận sự cố Thiên An Môn, họ có tiến bộ”, “Hãy tưởng tượng cảnh xua đuổi mọi người bất bạo động ra khỏi các tòa nhà và cho xe tăng để nghiền nát họ”, “2000+ người chết ở Quảng trường Thiên An Môn, 6 người chết ở Điện Capitol, và không ai trong số 6 người đó bị xe tăng đè chết?”, “Ít nhất thì sự kiện ở Mỹ đã gây các cuộc tranh luận chính trị căng thẳng và truyền thông tự do đưa tin”, “Ít nhất không ai phủ nhận đó không phải là ‘bạo lực quốc gia’”, “Ông Hồ đã cố gắng cho người xem thấy có vẻ hợp lý và hợp đạo đức, nhưng không thành công”, “Thật đáng tủi hổ vì logic méo mó!”, “Hãy nói cho tôi biết Đài Loan có phải là một quốc gia không, sau đó chúng ta sẽ tiếp tục nói chuyện”…

Đúng hôm 4/6 vừa qua, ông Hồ Tích Tiến lại tiếp tục tweet:

“Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Trung Quốc đã đăng bức ảnh tương tự lên tài khoản mạng xã hội Trung Quốc vào ngày hôm nay, nhưng nó đã bị cư dân mạng Trung Quốc chế nhạo ồ ạt, họ nói đùa rằng thảm kịch nào đã xảy ra ở Anh? Có quốc tang đang diễn ra ở Vương quốc Anh không?”

Trong một tweet tiếp theo, ông viết:

“Kết cục ngày 4/6 sẽ không bao giờ được đảo ngược trong lịch sử Trung Quốc vì kết cục chính trị của nó đóng vai trò định hình con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, vốn đã đưa Trung Quốc đến thành công. Thời gian càng lâu, sự kiện này càng bị kiên quyết bác bỏ.”

Vào ngày kỷ niệm 4/6 năm ngoái, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã công bố lên Twitter bài tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn 4/6/1989, khi đó ông Hồ Tích Tiến đã “vượt tường lửa” vào Twitter đăng bài tưởng niệm của bà Thái Anh Văn và công kích Đài Loan, phát biểu đó cũng đã thu hút cộng đồng mạng tấn công và thậm chí còn tiết lộ lại chuyện trong biến cố Thiên An Môn 4/6/1989 ông Hồ cũng có mặt, nhưng khi nhà cầm quyền bắt đầu trấn áp thì ông đã lặng lẽ chuồn đi mất tích!

Năm 1989 của 32 năm trước, hàng chục ngàn thanh niên Trung Quốc đã dũng cảm vì lý tưởng tại quảng trường Thiên An Môn, sau hơn chục ngày biểu tình phản đối, cuối cùng họ đã bị ĐCSTQ đàn áp dữ dội. Ông Hồ Tích Tiến cũng tham gia phong trào sinh viên biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn, nhưng trước khi nhà cầm quyền dùng bạo lực trấn áp thì “nhà dân chủ” Hồ Tích Tiến đã chạy trốn nhanh hơn bất kỳ ai khác.

Trong một cuộc phỏng vấn với New York Times vào năm 2019, ông Hồ Tích Tiến nói: “Tôi cũng là một trong những sinh viên có mặt trên quảng trường vào thời điểm đó, hàng ngày tôi đều nghe Đài VOA Mỹ. Tôi luôn tràn đầy hứng khởi mỗi khi nghe người lãnh đạo Mỹ phát biểu… Mọi người đều đầy cảm xúc, tôi tràn trề hy vọng, bởi vì chúng tôi có thể sẽ trở thành một nước dân chủ như Mỹ”.

Theo thông tin, ông Hồ Tích Tiến không giải thích lý do tại sao ông rời khỏi quảng trường, làm thế nào ông tránh được đối mặt với cuộc đàn áp đẫm máu. Sau đó ông không bị truy cứu như nhiều người cùng thời, thay vào đó đã thành công lấy bằng thạc sĩ của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, sau khi tốt nghiệp còn được vào Ban Quốc tế của Nhân dân Nhật báo và sự nghiệp ngày càng thăng hoa, trở thành một quan văn của chế độ độc tài ĐCSTQ.

Thông tin công khai cho thấy năm 1982, ông Hồ Tích Tiến tốt nghiệp Học viện Quan hệ Quốc tế của Quân Giải phóng Nhân dân Nam Kinh; năm 1989 lấy được bằng thạc sĩ văn học Nga tại Đại học Nghiên cứu Đối ngoại Bắc Kinh; năm 1989 đã tham gia trong phong trào dân chủ ngày 4/6 trong tư cách là một quân nhân và sinh viên. Sau sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6 thì ông được vào Nhân dân Nhật báo và đến Liên Xô chứng kiến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Từ năm 1993 đến năm 1996, ông Hồ là phóng viên trú ở Nam Tư của tờ Nhân dân Nhật báo. Từ năm 1996, ông Hồ giữ chức Phó tổng biên tập của Thời báo Hoàn cầu, đến năm 2005 được thăng chức Tổng biên tập.

Miêu Vi, Vision Times

Xem thêm:

Miêu Vi

Published by
Miêu Vi

Recent Posts

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

25 phút ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

32 phút ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

2 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

8 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

9 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

9 giờ ago