Thế tiến thoái lưỡng nan về than đặt ra thách thức cho ĐCSTQ

Các hạn chế của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với việc khai thác than, đã làm trầm trọng thêm tình thế tiến thoái lưỡng nan, gây ra hiện tượng tăng trưởng yếu của nguồn cung ứng than và giá cả tăng cao ở Trung Quốc.

(Ảnh: Shutterstock)

Điều này cũng ảnh hưởng đến thị trường khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Ngày 29/9, tờ Wall Street Journal đã đăng một bài viết rằng khi mùa đông đến gần, nếu giá than vẫn tiếp tục tăng cao đến mức không thể gánh chịu, thì chính sách hạn chế than của ĐCSTQ có thể bị giảm đáng kể, và nhiều công suất khai thác than ở Trung Quốc sẽ hoạt động trở lại.

Bài báo cho biết, đợt vận động giảm khai thác than mới nhất, bắt đầu vào cuối năm 2020. Một kết quả là việc sản xuất than đã chậm lại đáng kể, trong khi nhu cầu điện đang tăng với tốc độ kỷ lục vào đầu năm 2021.

Từ tháng 3 đến tháng 8 năm nay, tỷ lệ tăng trưởng sản lượng than trong nước, giảm trung bình 1,5% so với cùng kỳ năm trước, và sản lượng điện tăng bình quân 8,9%. Kết quả là cùng với việc mùa đông đang đến gần, nhu cầu sưởi ấm tăng lên, thì lượng tồn kho của các nhà máy điện giảm nhanh chóng. Theo dữ liệu từ CQcoal, trong tuần trước, lượng hàng tồn kho trung bình của 7 tỉnh lớn ở miền đông Trung Quốc, chỉ đủ dùng trong 12,5 ngày. Ít nhất kể từ năm 2015, đây là giá trị thấp nhất, chưa bằng một nửa so với mức trung bình của quý 4 năm 2020.

Tệ hơn nữa, mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Úc, nước xuất khẩu than lớn trên thế giới, vẫn tiếp tục xấu đi. ĐCSTQ đã thực sự cấm nhập khẩu than của Úc vào cuối năm 2020. Mặc dù ĐCSTQ tìm cách nhập khẩu than từ các nước khác, nhằm thay thế hoàn toàn Úc, nhưng các nhà cung cấp khác cũng đang gặp khó khăn. Ví như Indonesia, một nước xuất khẩu than lớn khác, bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, khiến nguồn cung bị gián đoạn. Lượng nhập khẩu than của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay vẫn thấp hơn 10% so với năm 2020.

Khi các nhà máy nhiệt điện than đang cố gắng xây dựng lại kho dự trữ của họ trước mùa nóng, họ đang phải tranh giành lượng nhập khẩu lớn. Điều này đã đẩy giá than trên toàn châu Á lên cao. Trớ trêu thay, giá than của Úc cũng tăng, đồng nghĩa với việc ĐCSTQ đã thất bại trong việc chống đối Úc.

Tạp chí Phố Wall tuyên bố rằng các cơ quan quản lý của ĐCSTQ siết chặt các công ty sử dụng nhiều năng lượng, như ngành bất động sản và thép, nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu và hiệu quả năng lượng. Nhưng tỷ lệ tăng trưởng sản lượng công nghiệp nặng và tăng trưởng nhu cầu điện của Trung Quốc hiện đang chậm lại nhanh chóng.

Nếu ngành bất động sản của Trung Quốc thực sự sụp đổ, sản lượng của ngành công nghiệp nặng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Sản lượng thép thô trong tháng 8 giảm 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái và nhu cầu điện chỉ tăng 0,2%, trái ngược hoàn toàn với mức tăng trưởng hai con số của vài tháng trước.

Báo cáo cũng cho biết, khi các nhà máy phát điện phải đối mặt với thiệt hại lớn do giá than tăng cao và giảm sản lượng, điều này sẽ tiếp tục mở rộng tác động của việc mất điện.

Những cân nhắc dài hạn như đạt được các mục tiêu về khí hậu, và dịch chuyển nền kinh tế khỏi các ngành công nghiệp nặng sử dụng nhiều năng lượng, rõ ràng sẽ quan trọng hơn so với trước đây. Nhưng vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có thực sự sẵn sàng cho “khoảnh khắc Volcker” của nhiệt điện than hay không. Nếu thực sự xảy ra, có thể nhiều doanh nghiệp nhỏ sẽ buộc phải phá sản trong nền kinh tế vốn đã điêu đứng của Trung Quốc.

“Khoảnh khắc Volcker” đề cập đến việc ông Paul Volcker, cựu Chủ tịch Fed, đã tăng lãi suất nhằm đối phó với lạm phát trong những năm 1980. Điều này đã dẫn đến tình trạng suy thoái nghiêm trọng ở Hoa Kỳ, một cuộc khủng hoảng nợ và “thập kỷ mất mát” của nền kinh tế Mỹ Latinh.

Tạp chí Phố Wall tuyên bố rằng nếu giá than châu Á vẫn ở mức cao không thể chịu nổi, dự kiến ​​ nhiều công suất khai thác than của Trung Quốc sẽ hoạt động trở lại và bắt đầu giảm bớt một số tình trạng thiếu hụt.

Việc dịch chuyển nền kinh tế khỏi than đá và công nghiệp nặng là điều tốt. Nhưng tước đi cơ hội cung cấp điện, sưởi ấm và việc làm của người dân trong mùa đông giá lạnh, không phải là điều tốt đối với các nhà lãnh đạo ĐCSTQ, những người ủng hộ “thịnh vượng chung.”

Theo Trương Đình / Epoch Times

Xem thêm:

Trương Đình

Published by
Trương Đình

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

4 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

5 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

5 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

6 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

7 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

8 giờ ago