Theo gót Tencent, Alibaba quyên góp 100 tỷ NDT vì “thịnh vượng chung”

Mới đây, Tập đoàn Alibaba thông báo sẽ đầu tư tổng cộng 100 tỷ nhân dân tệ để giúp cho mục tiêu “thịnh vượng chung”. Đây là kế hoạch quyên góp được công bố sau khi công ty này bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trừng phạt nặng và chính quyền nhiều lần công khai đề cập đến “sự thịnh vượng chung”. Trước đó đã có nhiều nhiều ‘gã khổng lồ’ Internet đã cố gắng “bỏ tiền ra để tránh tai họa”.

Alibaba của Jack Ma đang đối mặt với điều tra chống độc quyền của cơ quan quản lý của ĐCSTQ. (Ảnh: Yu Gang / Epoch Times)

Tổng hợp thông tin từ các kênh truyền thông tại Trung Quốc Đại Lục, mới đây Tập đoàn Alibaba đã khởi động “Mười hành động hàng đầu của Alibaba để thúc đẩy thịnh vượng chung“, và sẽ đầu tư tổng cộng 100 tỷ nhân dân tệ vào năm 2025 để trợ giúp kế hoạch này. Nhằm thúc đẩy việc thực hiện mười hành động lớn, Alibaba sẽ thành lập một tổ chức thường trực đặc biệt.

Mười hành động lớn của Alibaba trợ giúp cho kế hoạch “thịnh vượng chung” bao gồm: Tăng cường đầu tư vào khoa học và công nghệ, hỗ trợ xây dựng kỹ thuật số ở các khu vực kém phát triển; hỗ trợ tăng trưởng các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ; thúc đẩy xây dựng công nghiệp hóa nông nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ vươn ra nước ngoài; trợ giúp thúc đẩy tạo việc làm chất lượng cao; nâng cao đảm bảo phúc lợi cho các nhóm lao động linh hoạt; thúc đẩy bình đẳng cuộc sống kỹ thuật số ở thành thị và nông thôn; giảm khoảng cách kỹ thuật số, tăng cường các dịch vụ và bảo đảm cho người thiệt thòi; hỗ trợ cải thiện về năng lực y tế cơ bản; thành lập một “quỹ phát triển thịnh vượng chung” trị giá 20 tỷ nhân dân tệ.

Thời gian gần đây, Tập đoàn Alibaba trở thành tâm điểm chú ý của dư luận tại Trung Quốc. Sau khi vụ bê bối xâm hại tình dục tại công ty, truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã đăng bài chỉ trích mạnh mẽ Alibaba khiến thị trường chứng khoán xáo động, giá cổ phiếu của Alibaba sụt giảm.

Sau khi Alibaba bị chính quyền phạt nặng 18,2 tỷ nhân dân tệ với lý do “chống độc quyền”, áp lực lên các công ty công nghệ Trung Quốc cũng tăng mạnh, và nhiều công ty đã bị chính quyền hẹn gặp hoặc phạt tiền. Các công ty như Tencent, Meituan, Xiaomi, Bytedance đã nhiều lần bị phạt vì các lý do như “độc quyền”, “bảo mật thông tin“.

Kể từ đầu năm nay, ĐCSTQ đã công khai đề cập đến “thịnh vượng chung” hơn 60 lần. Tháng trước, hội nghị của Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương ĐCSTQ một lần nữa đề cập đến “thịnh vượng chung“, và gọi đó là “xây dựng một chế độ sắp xếp có tính nền tảng để điều phối phân phối lần đầu, tái phân phối và phân phối lần ba”.

Hôm sau hội nghị này, ông Tập Cận Bình đã tóm lược lại kế hoạch điều chỉnh đối với nhóm người thu nhập quá cao và “khuyến khích nhóm người và doanh nghiệp thu nhập cao cống hiến nhiều hơn nữa cho xã hội”.

Các quản lý cấp cao của các công ty trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc cũng rất “biết điều”. Ngay sau bài phát biểu của ông Tập, tối cùng ngày, công ty Tencent đã tuyên bố quyên góp 50 tỷ nhân dân tệ để khởi động “Dự án đặc biệt vì sự thịnh vượng chung”, sẽ đầu tư vào lĩnh vực nền tảng dân sinh của xã hội Trung Quốc. Cộng thêm với khoản quyên góp 50 tỷ nhân dân tệ hồi tháng Tư, Tencent đã quyên góp tổng cộng 100 tỷ nhân dân tệ. Ngoài ra, người sáng lập Tencent là Mã Hóa Đằng cũng cam kết sẽ tặng cổ phần trị giá 2 tỷ đô la Mỹ cho cơ quan từ thiện.

Ngoài ra, ông Vương Hưng, người sáng lập Meituan, một trong những gã khổng lồ lĩnh vực internet tại Trung Quốc cũng từng cho biết sẽ quyên tặng cổ phần trị giá 2,3 tỷ đô la Mỹ cho một quỹ chuyên về giáo dục và khoa học. 

Sau đó, ông Trương Nhất Minh, người sáng lập ByteDance, tức nhà sở hữu và kinh doanh của Tiktok, khi thăm trường cũ ở Phúc Kiến cũng đã cam kết sẽ chi 500 triệu nhân dân tệ để cải thiện giáo dục tại địa phương. 

Trong khi đó, ông Lôi Quân, người sáng công ty điện thoại thông minh Xiaomi cũng quyên tặng cổ phần trị giá 2 tỷ đô la Mỹ cho 2 quỹ. 

Về việc doanh nghiệp Trung Quốc gần đây “chủ động” quyên góp các khoản tiền khổng lồ, ông Trần Duy Kiện, tổng biên tập của Tạp chí Mùa xuân Bắc Kinh chia sẻ với Epoch Times rằng trong lịch sử, ĐCSTQ từng dùng khẩu hiệu tương tự “thịnh vượng chung”, ví dụ như đánh thổ hào chia ruộng đất, doanh nghiệp hợp tác công – tư. Nhưng tài sản mà ĐCSTQ cướp được đó lại không dùng cho “thịnh vượng chung”, mà là dùng cho chính phủ và tầng lớp đặc quyền đặc lợi. 

Ông Trần Duy Kiện cho rằng, kết quả cuối cùng của việc chính quyền ĐCSTQ dựa vào quyền thế để đoạt của cải của các doanh nghiệp tư nhân, chính là hủy hoại toàn bộ doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, khiến Trung Quốc quay trở lại thời đại Mao Trạch Đông, kinh tế đối mặt với sự sụp đổ, người dân rơi vào trạng thái nghèo túng.

Theo Tôn Vân, Epoch Times

Xem thêm:

Tôn Vân

Published by
Tôn Vân

Recent Posts

Thủ đoạn trốn thuế quan Mỹ của các nhà xuất khẩu Trung Quốc

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã đề xuất “bao thuế”, “miễn khai báo” với…

39 phút ago

Đoàn Việt Nam gặp các tập đoàn năng lượng, điện hạt nhân, hàng không vũ trụ và công nghệ hàng đầu Hoa Kỳ

Ngày 20/5/2025 tại Hoa Kỳ (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn…

1 giờ ago

Làm thế nào để đứng lên khi cuộc sống đánh gục bạn?

Những thảm họa cá nhân xảy ra bất ngờ, nhưng những bước đơn giản có…

3 giờ ago

Tổng thống Trump cáo buộc các cố vấn của ông Biden phạm tội phản quốc

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cáo buộc các trợ lý cấp cao của…

4 giờ ago

Sản phẩm giảm cân của Ngân 98 bị kiểm tra

Cơ quan chức năng TP.HCM kiểm tra sản phẩm giảm cân của Ngân 98 vì…

4 giờ ago

Ngoại trưởng Rubio cho biết Hoa Kỳ đang chờ đề xuất ngừng bắn của ông Putin

Hoa Kỳ đang chờ đợi một đề xuất từ ​​Tổng thống Nga Vladimir Putin có…

4 giờ ago