Một cảnh sát mặc áo thun trắng đã bắn một cậu thiếu niên 14 tuổi vào tối hôm thứ Sáu 4/10. (Ảnh: Cắt từ video)
Hơn 10 khu vực ở Hồng Kông đã xảy ra xung đột kịch liệt hôm qua (4/10), cũng là ngày Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã dẫn dụng “Luật khẩn cấp” để công bố “Luật Cấm che mặt”. Một thiếu niên 14 tuổi đã bị trúng đạn.
“Luật Cấm che mặt” thuộc pháp lệnh bổ trợ được ký thành lập trước và xem xét sau. Đúng 02 giờ trước khi luật này có hiệu lực, 10:00 tối ngày 4/10, một người biểu tình 14 tuổi đã bị đạn bắn vào đùi trái ở gần điểm dừng xe Tai Tong tại Yuen Long. Theo video trực tiếp của i-CABLE News Channel, có vỏ đạn rơi trên mặt đất ở hiện trường và có người nhặt lên, thiếu niên này nhanh chóng được băng bó vết thương bằng vải trắng để tránh bị mất máu quá nhiều. Trong khi băng bó vết thương, người này vẫn tỉnh táo và sau đó đã được chuyển đến cấp cứu tại bệnh viện Tsuen Mun.
Người nổ súng mặc áo thun trắng, là một nhân viên cảnh sát làm việc ngoài giờ. Có nguồn tin nói rằng, trước khi người này nổ súng từng bị người biểu tình tại hiện trường vây đánh và bị ném bom xăng vào người. Video trực tiếp tại hiện trường cho thấy đầu của anh ta chảy máu, tay và chân bị cháy, súng trên tay anh ta cũng từng bị rơi, sau khi nổ súng rồi gọi điện thoại, anh ta đã rời khỏi hiện trường xảy ra vụ việc. Tuy nhiên cũng có nguồn tin nói rằng sau khi anh này dùng súng bắn ở cự ly gần vào một thiếu niên thì mới bị vây đánh và ném bom xăng.
Theo phóng viên trú tại Hồng Kông của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), chiều thứ Sáu (4/10), rất nhiều người dân Hồng Kông bắt đầu chặn đường kháng nghị, đến khuya, người biểu tình tập trung kháng nghị tại nhiều nơi ở Thượng Hoàn (Sheung Wan), Trung Hoàn, trụ sở Chính phủ Hồng Kông ở Kim Chung, và khu vực Wan Chai. Hàng ngàn người Hồng Kông tập trung ở Vịnh Causeway, trước đó hô khẩu hiệu “Người Hồng Kông, cố lên”, tuy nhiên trong tối cùng ngày đã đổi thành “Người Hồng Kông, phản kháng”. Trong hoạt động kháng nghị quy mô lớn kéo dài gần 4 tháng qua, rất nhiều người Hồng Kông xuất phát từ nguyên nhân đối phó với đạn hơi cay, hoặc sợ bị người sử dụng lao động nhận ra, bị cảnh sát Hồng Kông và đảng Cộng sản Trung Quốc đứng sau trả thù về sau, nên trong khi diễu hành thường đeo khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc.
Một người biểu tình nói, “Luật Cấm che mặt” có liên quan đến từng người Hồng Kông, mục đích của nó là áp chế người dân phát biểu quan điểm và quyền lợi tập trung biểu tình, mức độ của nó còn nghiêm trọng hơn so với “Luật Đào phạm” (Dự luật dẫn độ). Còn có người biểu tình chia sẻ với VOA rằng, khi cảnh sát làm việc có thể che mặt, người kháng nghị lại không thể, đạo luật này chính là không màng đến tự do và nhân quyền của người Hồng Kông, họ sẽ không đầu hàng trước hiện tượng bất công này.
Trước lúc cảnh sát chống bạo động xua đuổi người biểu tình ở Vịnh Causeway, cửa kính của một chi nhánh ngân hàng Trung Quốc bị đập vỡ và bị ném bom xăng vào trong, tuy nhiên do hệ thống dập lửa tự động khởi động, nên lửa đã bị dập tắt.
Cựu Thư ký Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông Sầm Ngạo Huy (Lester Shum) và cựu Nghị viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông Lương Quốc Hùng (Leung Kwok-hung) tối hôm thứ Sáu đã tiếp tục gửi đơn xin lệnh khẩn cấp “hoãn thi hành ‘Luật Cấm che mặt'”lên tòa án Hồng Kông. Tuy nhiên, 20 phút trước khi luật này có hiệu lực, tòa án cấp cao đã từ chối đơn xin này.
Trí Đạt
Xem thêm:
Ông Trần Đức Lương từ trần do tuổi cao, sức yếu.
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã đề xuất “bao thuế”, “miễn khai báo” với…
Ngày 20/5/2025 tại Hoa Kỳ (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn…
Những thảm họa cá nhân xảy ra bất ngờ, nhưng những bước đơn giản có…
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cáo buộc các trợ lý cấp cao của…
Cơ quan chức năng TP.HCM kiểm tra sản phẩm giảm cân của Ngân 98 vì…