Không kiêng nể gì tới cảnh cáo của quốc tế, rạng sáng ngày 15/9, Triều Tiên lại tiếp tục phóng tên lửa bay qua bầu trời Nhật Bản. Trước đó, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của chính quyền Trung Quốc cũng đăng một bài xã luận nói cho người dân hiểu rằng Trung Quốc không cách nào “luôn luôn thắng”. Nội dung bài xã luận để lại nhiều dư vị khiến độc giả phải suy nghĩ.
Ngày 15/9, tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng bài xã luận nói, Trung Quốc đã là nước lớn trên thế giới, nhưng khi lực lượng “rất yếu” so với Trung Quốc xảy ra tranh chấp, chúng ta sẽ phát hiện “kêu gọi đối phương nhượng bộ” là không hề dễ dàng, Trung Quốc không thể nào lúc nào cũng toàn thắng, có lúc thắng thua sẽ “không nói rõ ràng được”.
Bài xã luận chỉ ra, Trung Quốc sẽ có lúc gặp ngăn trở, bên cạnh đó còn lấy Mỹ làm ví dụ, “đến nay vẫn không thể ngăn cản Triều Tiên nghiên cứu chế tạo tên lửa.”
Bài xã luận nhắc nhở người Trung Quốc, không thể lúc nào cũng mong đợi “Trung Quốc có thể trở thành bên thắng lợi lớn nhất”.
Bài bình luận này được đăng không lâu, Triều Tiên lại tiếp tục phóng tên lửa bay qua vùng trời Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương.
Tờ báo Yomiuri Shinbun của Nhật phân tích, sở dĩ Triều Tiên phớt lờ cảnh cáo của quốc tế, là vì nguồn cung dầu mỏ vẫn chưa bị cắt đứt. Trong lần trừng phạt trước của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Mỹ đã muốn thêm lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Triều Tiên, nhưng đã bị Nga và Trung Quốc phản đối. Trong tương lai, Mỹ có thể sẽ tiến hành trừng phạt đơn phương với công ty thương mại của Trung Quốc có giao dịch dầu mỏ với Triều Tiên.
Trước đó, ngày 22/8, Mỹ đã áp dụng biện pháp trừng phạt đơn phương đối với doanh nghiệp của Nga có giao dịch dầu mỏ với Triều Tiên.
Ông Artyom Lukin, chuyên gia nghiên cứu vấn đề quốc tế tại Đại học Liên bang Viễn Đông (Nga) có nói với Đài phát thanh Đức (Deutsche Welle), nếu tính theo giá dầu hiện tại, mỗi năm Triều Tiên có được lượng dầu mỏ tương đương khoảng 300 triệu đô la Mỹ. Trong đó còn có khu vực thương mại nằm giữa ranh giới hợp pháp và bất hợp pháp, tức là thông qua Trung Quốc để để vận chuyển vào Triều Tiên.
Ngoài ra, theo số liệu của Eurasia Group, 90% lượng dầu thô Triều Tiên nhập khẩu là do Trung Quốc cung cấp, và phần lớn là đến từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNCP).
Ngày 12/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cảnh cáo Trung Quốc, do Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, nếu như Trung Quốc không tuân thủ cam kết thực thi lệnh trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên, Mỹ sẽ cấm doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vào hệ thống tài chính của Mỹ.
Tuy nhiên theo tin từ NBC, đến nay Mỹ vẫn chưa tiến hành trừng phạt nhắm vào hệ thống ngân hàng của Trung Quốc. Một quan chức Mỹ tiết lộ, Tổng thống Trump cũng đang cân nhắc kỹ, nếu áp dụng lệnh trừng phạt đối với hệ thống ngân hàng Trung Quốc thì sẽ đem lại những rủi ro thế nào.
Trí Đạt
Xem thêm:
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…