Ngày 27/4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thành phố Vũ Hán trong thời gian 2 ngày, hai bên sẽ có cuộc “Hội đàm phi chính thức”. Giới quan sát cho rằng, cuộc gặp bí ẩn giữa ông Tập và ông Modi sẽ bàn về nhiều vấn đề nhạy cảm như tranh chấp biên giới, cân bằng quan hệ Trung – Ấn, chiến lược “Ấn Độ Thái Bình Dương”.
Khoảng 0 giờ ngày 27/4, chuyên cơ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đáp xuống sân bay quốc thế Thiên Hà tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc trong 2 ngày, Phó tỉnh trưởng tỉnh Hồ Bắc Đồng Đạo Trì (Tong Daochi) đến sân bay đón tiếp.
Chiều ngày 27/4, ông Tập Cận Bình và ông Narendra Modi tới tham quan Khu triển lãm văn hóa thuộc Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc, đồng thời trao đổi ý kiến về vấn đề thúc đẩy các cuộc đối thoại song phương.
Trước cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Narendra Modi, hai nước Trung – Ấn đều tuyên bố, đây đơn thuần là một cuộc gặp “hữu nghị”, không có bất cứ hiệp ước quan trọng nào cần phải ký kết, cũng như không có sắp đặt nghị trình cho cuộc gặp, mà chỉ đơn thuần là cải thiện quan hệ hai nước.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc mấy ngày gần đây cũng đưa ra tín hiệu về “quan hệ hữu hảo” với Ấn Độ, chú trọng nhấn mạnh việc giao lưu cấp cao giữa hai nước. So với mùa hè năm ngoái, các tin tức về hai bên xảy ra tranh chấp hơn 70 ngày tại khu vực Doklam, truyền thông nhà nước Trung Quốc còn công kích Ấn độ, nhưng lần này ần này, thái độ của truyền thông lại khác hẳn.
Tờ Hindustan Times của Ấn Độ đưa tin, “cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Narendra Modi” là cuộc gặp “không dẫn theo trợ lý, không có ghi chép, không đưa ra nội dung thảo luận”, hai người chỉ dẫn theo phiên dịch. Còn trước khi gặp mặt, ông Tập và ông Modi sẽ đi tản bộ ven hồ và ngồi thuyền ngắm cảnh.
Mặc dù “cuộc gặp giữa ông Tập và ông Modi” được định vị là “Cuộc gặp phi chính thức”, nhưng dưới sự sắp xếp của hai bên, giới quan sát lại không biết nhiều thông tin hành trình và các chi tiết liên quan, từ đó khiến cuộc gặp cấp cao giữa hai nguyên thủ quốc gia này trở nên bí ẩn.
Giới quan sát đều cho rằng, cuộc gặp giữa ông Tập và Modi sẽ liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như tranh chấp biên giới, “chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương” mà tổng thống Trump đề xuất.
Mùa hè năm ngoái, quân đội Trung – Ấn xảy ra đối đầu đầy căng thẳng trong 72 ngày trên tại khu vực biên giới 2 nước, trong thời gian này, binh lính đôi bên còn xảy ra ẩu đả khiến dư luận lo lắng Trung – Ấn có thể xảy ra xung đột công khai. Mặc dù nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang cuối cùng cũng được hóa giải trong hòa bình, nhưng tình hình căng thẳng, nghi ngờ giữa hai nước vẫn chưa được hòa giải.
Ông Andrew Small, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc của Quỹ Marshall Đức chia sẻ với tờ Thời báo Tài chính của Anh (Financial Times) rằng, sự đối đầu giữa hai nước Trung – Ấn trong thời gian gần đây cho thấy, hai nước cần kiểm soát tốt hơn sự chia rẽ, để tránh tranh chấp trở nên mạnh dữ dội hơn.
Theo số liệu thống kê của Trung Quốc gần đây, tổng giá trị xuất nhập khẩu của hai nước Trung – Ấn trong năm 2017 đạt 572,2 tỉ Nhân dân tệ ( khoảng 90,357 tỉ đô la Mỹ), tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2016, đây là con số tăng lớn nhất trong 5 năm trở lại, tốc độ tăng trưởng vượt xa nhiều nước đối tác thương mại chủ yếu của Trung Quốc. Trong đó, tốc độ tăng trưởng thương mại Trung – Mỹ là 15,2%, Trung – Nhật 12,8%, Trung – Hàn là 13,7%, Trung – Thái là 8,7%, Trung – Anh là 9%, Trung – Đức là 13,7%.
Tuy nhiên thặng dư thương mại Trung – Ấn lớn, năm 2017, xuất siêu của Trung Quốc đối với Ấn Độ là 350,7 tỉ Nhân dân tệ. Năm 2017, Trung Quốc xuất khẩu lượng hành hóa sang Trung Quốc đạt 461,4 tỉ Nhân dân tệ (72,816 tỉ đô la Mỹ), nhập khẩu của Ấn Độ là 110,7 tỉ Nhân dân tệ (17,48 tỉ đô la Mỹ). Trung Quốc trở thành nước có thâm hụt thương mại của Ấn độ lớn nhất.
Tờ New Yorks Time đưa tin, ông Modi gặp ông Tập Cận Bình, sẽ nhắc đến một số vấn đề hóc búa, ngoại trừ vấn đề về biên giới Trung Ấn ra, ông sẽ còn nhắc đến vấn đề thặng dư thương mại Trung – Ấn liên tiếp tăng trưởng, thúc giục chính phủ Trung Quốc để cho các doanh nghiệp Ấn Độ có thể xuất khẩu các sản phẩm sang Trung Quốc dễ dàng hơn.
Đồng thời, cuộc gặp giữa ông Tập và Modi còn có thể đề cập đến vấn đề “Chiến lực Ấn Độ – Thái Bình Dương”. Mấy năm nay, mối quan hệ giữa nước dân chủ lớn nhất khu vực châu Á như Ấn Độ và Mỹ không ngừng xích lại gần nhau hơn, quan hệ giữa hai nước có thể “thân mật hơn bất cứ thời điểm nào trong quá khứ”.
Hai nước Mỹ – Ấn có nhiều mối quan hệ thương mại qua lại, đồng thời kiên trì đẩy mạnh dân chủ và đồng ý tiến hành hợp tác trong các hoạt động về phương diện này, bên cạnh đó còn có thể sẽ đạt được nhất trí về vấn đề “chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Kể từ chuyến công du châu Á hồi tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất Khu vực mậu dịch tự do Ấn Độ – Thái Bình Dương tức “Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương”, chiến lược này sẽ thay thế “Chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương” của cựu Tổng thống Obama.
Đài BBC đưa tin, về khái niệm, “Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương” lấy Mỹ đứng đầu, kết hợp với Nhật Bản, Úc, Ấn Độ để hình thành hệ thống xử lý các vấn đề trong khu vực. Bề ngoài, chiến lược này dường như là một chiến lược nhắm vào Trung Quốc, tức để kìm hãm Trung Quốc.
BBC cho biết thêm, về thái độ của Ấn Độ đối với vấn đề này, phía Trung Quốc có vẻ lo lắng, tuy nhiên, Ấn Độ cũng lo lắng không kém giống như về vấn đề Trung Quốc nhìn nhận thế nào đối với Pakistan.
Trí Đạt
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…