Trưa ngày 4/7, một người đàn ông 59 tuổi dùng dao chém người bừa bãi tại Thượng Hải và hét lên: “Đài truyền hình Thượng Hải có bản sự lớn đến đâu? Họ đã tước quyền làm việc của tôi mà không hề hấn gì!”
Cảnh sát đã xác nhận vụ việc và cho biết nhiều người đã bị thương nhưng tránh đề cập chi tiết. Những bức ảnh được đăng tải trên Internet cho thấy, những người bị thương nằm trên cáng bê bết máu, trên mặt đất cũng có những vệt máu lớn.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 12:20 trưa ngày 4/7 tại “China Merchants Tower” , khu thương mại đường Nam Đông Kinh, Thượng Hải. Người ta đồn rằng nghi phạm “chém người bừa bãi”, ít nhất 3 hoặc 4 người qua đường đã bị thương.
Theo The Paper, công an Thượng Hải nhận được tin báo vào khoảng 12:20 ngày 4/7, rằng một người nào đó gần đường Thành Đô Bắc trên đường Uy Hải đã dùng dao đâm người bị thương.
Sau đó, cảnh sát nhanh chóng tới hiện trường và bắt giữ nghi phạm họ Cao, 59 tuổi. Theo lời khai ban đầu của người này với cảnh sát, ông có mâu thuẫn và tranh chấp với “đơn vị công tác ban đầu”, do thương lượng không thành, nên đã dùng con dao gọt hoa quả mang theo bên mình đâm người khác.
Cảnh sát Thượng Hải nhấn mạnh, hiện những người bị thương không nguy hiểm đến tính mạng, chi tiết vụ việc vẫn đang được điều tra làm rõ.
Theo video nghi phạm bị bắt được đăng tải trên Internet, người này bị trấn áp đè dưới đất đã hét lớn: “Đài truyền hình Thượng Hải có bản sự lớn đến đâu? Họ đã tước quyền làm việc của tôi mà không hề hấn gì!”
(Nội dung tweet: “Tại “China Merchants Tower” ở khu thương mại đường Nam Đông Kinh, Thượng Hải đã xảy ra một vụ chém người bừa bãi …”)
(Nội dung tweet: “Ngày 4/7, một vụ chém người xảy ra ở quận Tịnh An, Thượng Hải, nghe nói là do bị mất việc? Tuy nhiên, trong đợt đại dịch ở Thượng Hải, rất nhiều công ty đã sa thải nhân viên, dù tìm đến trọng tài lao động cũng vô ích. Trong trận đại dịch này, luật lao động chọn bảo vệ công ty, chứ không phải người lao động, 59 tuổi sắp nghỉ hưu rồi, còn bị ép thành ra thế này.”)
(Nội dung tweet: “Một vụ chém người bừa bãi xảy ra ở China Merchants Tower, Thượng Hải. Người bị chém là một nhân viên của SMG … Tôi hỏi mấy đồng nghiệp cũ thì mọi người rất hoang mang. Nghe video nói đài truyền hình Thượng Hải đã tước quyền làm việc của ông ấy (có thể là do ông ấy từng ở trong bệnh viện dã chiến). Trong 3 năm dịch bệnh, nền kinh tế gần như suy sụp, các xung đột xã hội khác nhau đều xuất hiện. Mọi người phải cẩn thận.”)
Cư dân mạng đồn thổi rằng kỳ thực ra địa điểm xảy ra vụ việc là Đài truyền hình Thượng Hải (SMG) gần đó, cách China Merchants Tower khoảng 7 phút đi bộ. Khi vụ việc xảy ra, nghi phạm đang tìm kiếm mục tiêu trên đài truyền hình Thượng Hải. Một số người bị thương được nghi là nhân viên của “China Business News”, họ đã trốn thoát và chạy đến China Merchants Tower.
Một nguồn tin khác nói rằng nghi phạm là một nhân viên của bộ phận quảng cáo, sẽ nghỉ hưu ở tuổi 60 vào năm tới, ông tức giận vì bị sa thải vào đúng lúc này.
Trước sự việc trên, nhiều cư dân mạng than thở, thời gian gần đây quá nhiều người bị áp lực trước cuộc sống. “Không có việc tiêu dùng kiểu trả thù (mua sắm điên cuồng), chỉ có những vụ trả thù xã hội đang đến.”; “Trong cuộc khủng hoảng, hệ thống phúc lợi xã hội thiếu hụt trầm trọng, bên dưới mọi người làm tổn hại lẫn nhau đã trở thành điều không thể tránh khỏi.”; “Nếu môi trường kinh tế không tốt, tất cả mọi người sẽ không thể kiếm tiền. Những chuyện như thế này sẽ ngày càng nhiều, mọi người đều không thể sống nổi.”
Trên thực tế từ cuối năm ngoái, nhiều nơi ở Trung Quốc phải đối mặt với làn sóng thất nghiệp trên quy mô lớn. Do kiểm soát dịch bệnh, các công ty đã bắt đầu sa thải hàng loạt nhân lực nhằm giảm chi phí.
Theo kênh truyền thông Trung Quốc “Lianhe Zaobao” (Liên Hợp Tảo báo), một công ty Tencent tiết lộ, do hầu hết các khu vực ở Thượng Hải đều bị phong tỏa, khiến các khoản thanh toán thương mại bị ảnh hưởng, một đợt cắt giảm chi phí mới đã được đưa ra, ảnh hưởng đến hàng ngàn nhân viên.
Hiện tại, công chức tại các khu vực ven biển như Thượng Hải, Quảng Đông, Chiết Giang và Giang Tô cũng đã đối mặt với làn sóng cắt giảm lương. Nhiều khu vực khác nhau lần lượt hủy bỏ các khoản trợ cấp tiền thưởng tự tạo khác nhau.
Wall Street Journal (WSJ) đưa tin hôm 1/7, do kinh tế suy thoái mạnh, các công ty công nghệ lớn như Tencent và ByteDance đang triển khai một đợt sa thải mới, có thể liên quan đến hàng ngàn nhân viên.
Trước đó, còn có thông tin cho rằng các giáo viên thuộc diện biên chế cũng gặp phải làn sóng cắt giảm lương. Vào giữa tháng Sáu, một video về các giáo viên biểu tình ở Khu phát triển Yên Đài, tỉnh Sơn Đông đã được đăng tải.
Hàng trăm giáo viên hô vang khẩu hiệu: “Đồng tâm đồng đức, hữu giáo vô ưu” (Một lòng một dạ, dạy học không lo), nhưng động thái này đã bị cảnh sát trấn áp dữ dội.
Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu), chuyên gia về virus học người Mỹ gốc Hoa, là thành viên của Ủy ban Khủng hoảng Hiện tại của Mỹ, đã nói với RFA rằng: “Nếu việc ngăn chặn dịch bệnh ở Thượng Hải thực sự ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Trung Quốc, thì các phe phái khác nhau trong ĐCSTQ sẽ lấy điều này làm cái cớ để chỉ trích chính sách ‘Zero COVID’ (chính sách do đích thân ông Tập quyết định), khiến cuộc đấu đá trong nội bộ càng kịch liệt hơn, làm tăng rủi ro cho việc tái nhiệm của ông Tập Cận Bình.”
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak chia sẻ một kinh nghiệm khó quên của…
Hàng trăm công nhân của Công ty TNHH Trang trí Da ô tô Quốc Lợi…
Ông Mike Waltz, đề cử Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống đắc…
Tin tặc Trung Quốc đang xâm nhập vào mạng các cơ sở hạ tầng quan…
Nói đến “Bình sa lạc nhạn” thì không thể không nói đến Vương Chiêu Quân.