Hãng tin AFP Pháp đưa tin ngày 7/9 cho biết, Báo cáo thường niên Về tình hình thực thi án tử hình trên toàn cầu năm 2017 của Tổ chức Ân xá Quốc tế chỉ ra rằng thế giới đã đạt được tiến bộ lớn trong bãi bỏ án tử hình, ngày càng ít quốc gia thực thi án tử hình.
Báo cáo thường niên về tình hình thực thi án tử hình trên toàn cầu năm 2017 chỉ ra, trong phạm vi toàn cầu số lần thực thi án tử hình tiếp tục giảm, nhưng hiện vẫn có 23 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, vẫn thực thi án tử hình. Trung Quốc được cho là đất nước có số người bị hành quyết nhiều nhất.
Báo cáo đưa ra tóm tắt như sau: Vào năm 2017, các nước trên thế giới đã thực thi tổng cộng 993 lượt tử hình (không tính Trung Quốc), giảm 4% so với số năm 2016; giảm 39% so với năm 2015. Trong năm 2015, số lượng người tử hình đạt đỉnh điểm ở mức 1,634 vụ. Tổ chức Ân xá Quốc tế tin rằng số lượng người bị tử hình đã được thi hành án tại Trung Quốc có thể là hàng ngàn người. Tuy nhiên, đối với Chính phủ Trung Quốc, dữ liệu về số án tử hình được thực thi vẫn bị xem là một bí mật quốc gia, không được công bố công khai.
Lưu Thanh (Liu Qing), nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc trú tại Mỹ cho biết về tình hình án tử hình tại Trung Quốc: “Sự khác biệt và tình trạng hình phạt tử hình giữa Trung Quốc và toàn thế giới không chỉ nằm ở số lượng án tử hình có thể lên đến hàng ngàn này, còn nằm ở luật pháp Trung Quốc có quy định án tử hình trong nhiều vấn đề. Từng có thời kỳ số lượng án tử hình ở Trung Quốc chiếm hơn 80% tổng số án tử hình trên thế giới. Lý do Cộng sản Trung Quốc thực hiện quá nhiều án tử hình là vì nền thống trị độc tài muốn tạo bầu không khí khủng bố nhất định để duy trì vị thế. Nếu không có bầu không khí khủng bố có lẽ Cộng sản Trung Quốc khó giữ được quyền lực”.
Báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế chỉ ra rằng trong 142 quốc gia trên toàn thế giới đã xóa bỏ hình phạt tử hình, có 106 quốc gia nêu rõ “bất kỳ hành vi phạm tội nào cũng không phải chịu án tử hình”. Năm 2017, Cộng hòa Guinea và Mông Cổ đã trở thành hai quốc gia mới nhất bãi bỏ án tử hình; còn Guatemala chỉ bãi bỏ hình phạt tử hình đối với tội phạm dân sự; số lượng vụ hành quyết tại các nước châu Phi cận Sahara không ngừng suy giảm, còn về mặt thực hiện bãi bỏ án tử hình cũng có những tiến bộ lớn. Trong năm 2017, chỉ có Somalia và Nam Sudan có thực thi án tử hình, có 5 quốc gia thực thi ít hơn năm 2016.
Các quốc gia có thực thi án tử hình trong năm 2016 nhưng không thực thi bất kỳ án tử hình nào trong năm 2017 là Botswana, Indonesia, Nigeria, Sudan và Đài Loan. Nhưng vào tháng Tám năm nay, Đài Loan đã có thi hành án tử hình.
Theo báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế, châu Á vẫn là lục địa có nhiều khả năng thực thi án tử hình nhất, mặc dù con số tổng thể cũng đã suy giảm. Trong khi đó, các nước gồm Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Triều Tiên vẫn xem số lượng án tử hình được thực thi là bí mật quốc gia. Về dữ liệu liên quan đến án tử hình của Trung Quốc, Tổ chức Ân xá quốc tế tiết lộ, họ chỉ ước tính thông qua những thông tin toà án phán quyết án tử hình công bố trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Tòa án Tối cao Trung Quốc. Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng nhấn mạnh về tình hình án tử hình của khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương hoàn toàn thiếu minh bạch, có nhiều khả năng đánh giá bỏ sót hoặc thấp hơn thực tế, bởi vì cơ sở dữ liệu của Tòa án Tối cao chỉ đề cập đến một trường hợp ở Tân Cương năm 2017.
Việc thiếu thông tin này cho thấy vấn đề quan trọng, bởi vì trong những năm gần đây Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành một cái gọi là “chiến tranh nhân dân” và “chiến dịch xử lý” người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi giáo thiểu số khác ở Tân Cương.
Phát ngôn viên Dilshat của Hội người Duy Ngô Nhĩ thế giới (WUC) cho biết: “Báo cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế nên được đặc biệt chú ý. Vì Cộng sản Trung Quốc thực thi án tử hình ở Tân Cương không nhắm vào tội phạm, mà nhắm vào nạn nhân chính trị là những người đòi hỏi sự tôn nghiêm trong xã hội. Tân Cương hiện là khu vực duy nhất tại Trung Quốc mà tù nhân chính trị vẫn bị kết án tù chung thân hoặc tử hình.”
Báo cáo Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết, về tổng số lượng án tử hình (không bao gồm ở Trung Quốc), số lượng án tử hình vào năm 2017 ở các nước Iran, Saudi Arabia, Iraq và Pakistan chiếm 84% tổng số án tử hình toàn cầu. Số lượng án tử hình ở Pakistan và Iran năm 2017 giảm tương ứng là 31% và 11% so với năm 2016.
Báo cáo Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng lưu ý rằng Mỹ là quốc gia duy nhất ở châu Mỹ mà trong 9 năm liên tiếp vẫn thực thi án tử hình, số lượng người bị tử hình vào năm ngoái là 23 người. Trong các nước công nghiệp G8 chỉ còn Mỹ và Nhật Bản là vẫn đang thi hành án tử hình. Vào năm ngoái Nhật Bản đã thực thi án tử hình đối với 4 người.
Bản báo cáo cũng cho biết, ở châu Âu và Trung Á, Belarus là quốc gia duy nhất có thực hiện án tử hình vào năm 2017, nhưng số người bị tử hình ít nhất là 4 người vào năm 2016 thì vào năm 2017 chỉ còn 2 người. Kazakhstan, Nga và Tajikistan đều duy trì lệnh cấm tử hình.
Cuối bản báo cáo Tổ chức Ân xá quốc tế đã chỉ ra, trong những nước vẫn thực hiện án tử hình, cách thức thi hành án bao gồm chặt đầu, treo cổ, xử bắn, tiêm thuốc độc.
Theo RFA
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…