Gần đây, viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) ở Trung Quốc bùng phát tại nhiều nơi đồng thời cùng với cúm A, vì lý do này, chính quyền Trung Quốc đã thúc đẩy mạnh mẽ việc tiêm phòng cho công chúng nhằm ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của virus. Tuy nhiên, liên tiếp có tin đồn rằng một số người không may chết do tiêm phòng. Tin tức mới nhất cho thấy một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng tiêm chủng có thể gây ra đột biến DNA của con người và các cuộc thảo luận liên quan đã một lần nữa thu hút sự chú ý.
Bắt đầu từ tháng 3 năm nay, cư dân mạng từ nhiều nơi như Thượng Hải, Bắc Kinh, Sơn Đông, An Huy, v.v, tiết lộ rằng gần đây họ đã bị nhiễm loại virus corona mới. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cũng cho biết vào ngày 8/4, rằng từ ngày 30/3 đến ngày 6/4, 50 ca nhiễm của chủng biến thể địa phương đáng lo ngại đặc biệt đã được phát hiện ở Trung Quốc. Đồng thời, đỉnh điểm của “cúm A” ở Trung Quốc sẽ bùng phát trong thời gian tới. Ông Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong), Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc, đã nhắc nhở vào cuối tháng 3 rằng trong thời gian tới, Trung Quốc có thể phải đối mặt với nguy cơ bệnh cúm A và virus corona mới đồng thời.
Trước sự bùng phát của bệnh viêm phổi Vũ Hán và dịch cúm A ở Trung Quốc, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chính thức công bố kế hoạch tiêm phòng COVID-19 vào ngày 10/4, thúc đẩy mạnh mẽ người dân đi tiêm phòng. Theo dữ liệu của CDC Trung Quốc, tính đến ngày 6/4 năm nay, Trung Quốc Đại Lục đã tiêm được tổng cộng 3.493.882.000 liều vắc-xin virus corona mới, và tổng cộng 1.310.465.000 người đã được tiêm phòng.
Về việc chính quyền lại tiếp tục thúc đẩy tiêm chủng, nhiều người dân có thái độ hoài nghi. Theo ảnh chụp màn hình được đăng tải trên mạng, có người phơi bày rằng nhiều lãnh đạo trong thể chế ĐCSTQ đã tích cực tiêm vắc-xin 3 mũi và trở thành “lính đặc chủng 3 mũi”, kết quả là một số người đã đột tử sau khi tiêm phòng.
Theo thông tin được xác nhận chính thức, ít nhất 14 quan chức cấp cao và người nổi tiếng đã chết trong vòng một tháng từ ngày 10/3 đến ngày 11/4.
Không chỉ vậy, cư dân mạng Twitter “Lão ngọc mễ Hải sâm vương” đã đăng thông tin vào ngày 12/4, rằng có nghiên cứu phát hiện việc tiêm phòng có thể gây ra đột biến DNA ở người.
Theo nội dung, “Giáo sư Didier Raoult xác nhận có bằng chứng khoa học và các nghiên cứu đã công bố rằng RNA thông tin của vắc-xin được tích hợp vào DNA tế bào thần kinh của một số bệnh nhân. Đây không phải là lần đầu tiên có người nói như thế, bởi vì chúng ta biết rằng cơ thể con người có kỹ thuật phiên mã ngược cần thiết, nhưng chúng ta không hiểu tại sao tế bào lại bị mất khả năng này. Hiện giờ, điều còn phải xem là liệu những sửa đổi này có dẫn đến việc sản xuất quá mức protein gai làm tăng đột biến có hại cho sức khỏe hay không, và sự tích hợp lại mới vào DNA liệu có ảnh hưởng đến giao tử và do đó được truyền lại cho thế hệ con cháu hay không!”
Tìm kiếm thông tin trong quá khứ cũng cho thấy rằng kể từ khi bắt đầu bùng phát dịch COVID-19, đã có các cuộc thảo luận liên quan ở nhiều bên. Vào thời điểm đó, một cư dân mạng Trung Quốc đã đề cập: “Để tiêm vắc-xin cho trẻ em, ĐCSTQ đã dùng khẩu hiệu tuyên truyền: Sau khi tiêm vắc-xin, bạn có thể trở thành siêu nhân!”; “mRNA của vắc-xin được phiên mã ngược thành DNA và tích hợp vào bộ gen của con người. Nếu nó là sự thật, nhân loại coi như kết thúc, truyền lại cho thế hệ tiếp theo và làm ô nhiễm toàn bộ nhân loại thông qua hôn nhân và sinh nở”. Một số bài báo chỉ ra rằng vắc-xin mRNA có thể thay đổi DNA của con người, gây ung thư hoặc dẫn đến các bệnh lý không rõ.
Vào khoảng năm 2022, bà Đổng Vũ Hồng (Dong Yuhong), một chuyên gia về virus học châu Âu và là nhà khoa học trưởng của một công ty công nghệ sinh học, và ông Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu), một chuyên gia về virus học người Mỹ và là cựu giám đốc Khoa Virus học tại Viện Nghiên cứu Quân đội Mỹ, cũng đã đưa ra nhìn nhận của bản thân về việc liệu vắc-xin mRNA có gây đột biến ADN hay không.
Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc nói rằng nếu bản thân thông tin di truyền của virus RNA có thể biểu hiện “phiên mã ngược“, thì RNA có thể được sao chép ngược thành DNA, sau đó được nhúng vào nhiễm sắc thể của cơ thể con người. Ví dụ, virus AIDS (HIV) có khả năng này. “Quá trình này cho phép virus tiềm ẩn trong cơ thể con người trong một thời gian dài.” Trong những trường hợp thích hợp, đoạn DNA virus được đưa vào nhiễm sắc thể có thể được kích hoạt lại, phiên mã thành RNA, sau đó biểu hiện thành protein tương ứng, tái tổ hợp thành virus.
Tuy nhiên, mặc dù virus corona mới là một loại virus RNA, nhưng nó không phải là một loại Retrovirus (một loại virus RNA chèn một bản sao bộ gen của nó vào DNA của tế bào vật chủ mà nó xâm nhập), và bộ gen của nó không thể biểu hiện enzyme phiên mã ngược. Ngoài ra, nó hoàn thành quá trình sao chép bên ngoài nhân và không xâm nhập vào nhân, nơi lưu trữ DNA, vì vậy hầu hết các chuyên gia tin rằng nó không thể chạm vào DNA.
Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2021 đã lật ngược nhận thức của mọi người, bởi mặc dù virus corona mới không phải là Retrovirus, nhưng nó có thể phá vỡ “Luận thuyết trung tâm” của sinh học, do đó làm thay đổi DNA của cơ thể con người.
Vào tháng 5/2021, Viện Công nghệ Massachusetts đã công bố một nghiên cứu trong “Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ” (PNAS), cho thấy rằng sau khi virus corona mới lây nhiễm vào tế bào thận của phôi thai người, ARN của virus có thể được “phiên mã ngược” và tích hợp thêm trong bộ gen của tế bào chủ, 29% đi vào gen “exon” (đoạn DNA có mang thông tin mã hóa amino acid của gen cấu trúc, còn lại của gen này không mang thông tin mã hóa amino acid gọi là intron), 42% đi vào intron, còn có 29% đi vào vùng liên gen (Intergenic region).
Exon đề cập đến một phần của bộ gen thực sự có thể biểu hiện protein, nó sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình, độ béo gầy, sức mạnh miễn dịch và các chức năng khác của cơ thể con người.
Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng cho biết, bộ gen của một người bình thường chỉ có 1,1% exon, nhưng trong nghiên cứu này, tỷ lệ tích hợp gen virus corona mới chiếm 29%. Điều này gợi ý cho thế giới bên ngoài rằng nó có thể làm thay đổi cấu trúc hoặc chức năng của tế bào.
Theo thông tin công khai, sau khi nhà khoa học người Hungary Katalin Kariko phát minh ra công nghệ vắc-xin mRNA, lần đầu tiên nó được sử dụng trong nghiên cứu cơ bản về gen khối u, nhưng đã không thành công. Sau đó, do sự bùng phát của đại dịch virus corona mới, công nghệ này lần đầu tiên được áp dụng cho những người khỏe mạnh trên diện rộng.
Tạp chí y khoa “Những vấn đề hiện tại trong sinh học phân tử” (Current Issues in Molecular Biology,CIMB) đã công bố một báo cáo nghiên cứu của Đại học Lund, Thụy Điển vào tháng 2/2022, chỉ ra rằng khi vắc-xin mRNA đi vào tế bào gan người được nuôi cấy trong ống nghiệm trong 6 giờ, nó sẽ có thể hoàn thành “phiên mã ngược” trong tế bào và ảnh hưởng đến gen di truyền của con người.
Về vấn đề này, bà Đổng Vũ Hồng bày tỏ lo lắng: “Con người chúng ta luôn phát triển các công nghệ gen khác nhau, nghĩ rằng chúng có thể điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật cho con người.” Nhưng điều mà con người nên suy nghĩ nhiều hơn, đó là liệu những công nghệ gen này có đe dọa nhân loại trong tương lai hay không?
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…