Ông Tập Cận Bình vẫn luôn chủ trương “người yêu nước cai trị Hồng Kông”, còn cái gọi là “yêu nước”, thực tế là phải ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vì sao ông Tập Cận Bình luôn nhấn mạnh người dân “yêu nước”? Ông Trình Tường (Ching Cheong), một nhà báo kỳ cựu tại Hồng Kông cho rằng tháng Chín năm ngoái, ông Tập Cận Bình từng đưa ra câu “nhân dân Trung Quốc tuyệt không đồng ý”, điều này đủ để phản ánh hai tử huyệt lớn của ĐCSTQ: một là lo lắng nhân dân cắt đứt với họ, hai là sợ lịch sử không vẻ vang bị phơi bày.
Trong 20 năm, vẫn luôn có các tổ chức hoặc truyền thông bên ngoài Trung Quốc nói thẳng ĐCSTQ là phụ thể bám lên dân tộc Trung Hoa, ĐCSTQ không đồng nghĩa Trung Quốc, người Trung Quốc cần cắt đứt với ĐCSTQ, thoát khỏi tổ chức tà ác này.
Năm ngoái, nhà tư bản công nghiệp Hồng Kông Viên Cung Di đích thân đến Mỹ vận động hành lang, hy vọng định tính ĐCSTQ là tập đoàn tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, ông cho rằng ĐCSTQ sau khi xây dựng một hệ thống người kế nhiệm khổng lồ tại Trung Quốc, từ học sinh tiểu học tham gia vào đội thiếu niên tiền phong, lên trung học sẽ tham gia vào đoàn thanh niên cộng sản, rồi lên đại học thì vào đảng cộng sản, ĐCSTQ vẫn luôn tiếp tục kéo dài huyết mạch của mình. Do đó nhất định phải định tính ĐCSTQ là tập đoàn phạm tội, người Trung Quốc cần cắt đứt liên hệ với ĐCSTQ, đảng viên ĐCSTQ cần ra khỏi đảng, thì ĐCSTQ mới triệt để giải thể.
Tháng 7 năm ngoái (2020), trong bài phát biểu của mình, ông Pompeo đã chỉ thẳng ĐCSTQ không đại diện cho 1,4 tỷ người Trung Quốc. Ông nói rằng người dân Trung Quốc tràn đầy sức sống, yêu mến tự do, hoàn toàn khác với ĐCSTQ. Ông cũng nói ĐCSTQ luôn nói dối, lời nói dối lớn nhất chính là muốn người Trung Quốc tin rằng họ (ĐCSTQ) đại diện cho 1,4 tỷ người.
Tháng 9/2020, tại buổi tọa đàm kỷ niệm 75 năm kháng chiến chống Nhật, ông Tập Cận Bình đã đưa ra câu “nhân dân Trung Quốc tuyệt đối không đồng ý”, bao gồm không đồng ý chia rẽ quan hệ giữa ĐCSTQ và nhân dân, không đồng ý bẻ cong lịch sử ĐCSTQ. Ông Trình Tường cho rằng hai cái “không đồng ý” này đã phản ánh tử huyệt của ĐCSTQ. Họ không có tính hợp pháp trong việc chấp chính, do đó họ vẫn luôn gộp đảng và quốc gia lại làm một để nói, sợ người dân cắt đứt với họ. Ông Trình Tường cười nói, mặc dù nói một cách kiên quyết rằng “nhân dân Trung Quốc tuyệt đối không đồng ý”, nhưng thực tế là “nhân dân Trung Quốc tuyệt đối đồng ý”.
Tử huyệt thứ hai của ĐCSTQ chính là lịch sử không vẻ vang của họ. “Gần đây ĐCSTQ ra thông báo yêu cầu đảng viên học tập quan điểm chính xác về lịch sử đảng, vì sao lại yêu cầu làm như thế?”, “Luận thuật lịch sử quan hệ đến địa vị và tính hợp pháp trong việc chấp chính của ĐCSTQ”, bởi vì lịch sử của ĐCSTQ đầy rẫy dối trá và mặt đen tối, tràn đầy thảm sát và cướp giật, có thể nói, lịch sử khó coi của ĐCSTQ đã đến mức không đáng nhắc đến. Do đó, dịp ĐCSTQ kỷ niệm 100 năm thành lập đảng, họ mượn cơ hội để tăng cường luận thuật (trình bày và phân tích) về lịch sử đảng, yêu cầu đảng viên tạo nên cái gọi là quan điểm chính xác về lịch sử đảng.
Ngoài ra, ông Trình Tường cho rằng từ khi chính quyền ông Trump hạn chế đảng viên ĐCSTQ di dân đến Mỹ, xác thực đã có không ít người Trung Quốc lo lắng thân phận đảng viên Đảng Cộng sản sẽ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực cho cá nhân mình, trong đó bao gồm cả những người đã tham gia vào Đội thiếu niên, và Đoàn thanh niên. “Do thân phận đảng viên nên không cách nào nhập cư đến Mỹ, đặc biệt là các đảng viên ĐCSTQ đang ở Mỹ, đều có sự bất an”, cái tâm bất an này sẽ lan truyền, đây cũng là một trong những nguyên nhân mà ông Tập Cận Bình mượn cơ hội để tiến hành “tái giáo dục” lại một lần nữa đối với đảng viên.
Lý Hoài Quất, Vision Times
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…