Sau khi ông Biden lên nắm quyền Tổng thống Mỹ, nhiều người lo ngại liệu Mỹ có dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của chính quyền ông Trump đối với Trung Quốc, giúp Bắc Kinh có điều kiện tiếp tục lấn tới không. Học giả Hồng Kông và nhà bình luận thời sự Chung-Kimwah cho rằng thế giới đã nhận ra mối đe dọa của ĐCSTQ, chống lại ĐCSTQ đã là nhận thức chung, bất kể một số chính phủ phương Tây tỏ ra thân Bắc Kinh hơn thì cũng không thể đảo ngược ý muốn của công chúng. Ngoài ra, ông cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang xấu đi và sức hấp dẫn của thị trường cũng đi xuống, những ảo tưởng của thế giới về Trung Quốc đang dần thay đổi hoặc thậm chí sụp đổ.

1024px Xi Jinping 2017 07 07
(Ảnh: Kramlin.ru)

Phương Tây có thái độ tiêu cực với Bắc Kinh

Ông Chung-Kimwah nói rằng nhiều công ty và tập đoàn lớn của Trung Quốc muốn thâm nhập thị trường quốc tế đã phải không ngừng nỗ lực tẩy bỏ hình ảnh mang màu sắc của ĐCSTQ. Điều này cho thấy hình ảnh xấu xí của ĐCSTQ khiến các công ty đó muốn có được thiện cảm của nước ngoài thì phải có thái độ rõ ràng. Cả thị trường chứng khoán Mỹ cũng tẩy chay những công ty Trung Quốc không rõ lai lịch.

Ông cho rằng ý thức và quan niệm nói trên sẽ không thay đổi vì những vụ kiện tụng hay vấn đề dùng lợi ích của Trung Quốc, còn người dân Mỹ cũng ngày càng tỉnh táo hơn, “Vì bối cảnh tình hình chính trị hiện nay, môi trường bên ngoài khắc nghiệt do ĐCSTQ gây ra khiến các quỹ và doanh nghiệp Trung Quốc gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi.”

Chính phủ phương Tây dù thân ĐCSTQ cũng không thể làm ngơ trước công luận

Ông Chung-Kimwah đề cập đến một cuộc khảo sát vào năm ngoái, cho thấy xu thế chung của các nơi trên thế giới đối với Chính phủ Trung Quốc là tiêu cực. “Điều này sẽ kiềm chế hành vi của các chính phủ phương Tây, cho dù họ phải quan tâm đến lợi ích nhất định từ Trung Quốc thì cũng không thể xem nhẹ dư luận, vì đa số các nước phương Tây là nước dân chủ, ý dân là cơ sở quan trọng trong quyết định cuối cùng đối với quyền lực,” ông cho biết.

Tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã ký Hiệp định Đầu tư Trung Quốc-EU (EU-China Comprehensive Agreement on Investment). Ngày 21/1 năm nay, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết với 597 phiếu ủng hộ và 17 phiếu chống, lên án chính quyền Hồng Kông sử dụng Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông để bắt giữ các nhà dấu tranh dân chủ, kêu gọi EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 9 quan chức Trung Quốc và Hồng Kông bao gồm bà Đặc khu Trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam).

Nghị viện châu Âu cũng chỉ ra rằng việc ký kết thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc đã làm mất trọng lượng trong cam kết của EU về nhân quyền; thỏa thuận ký giữa Trung Quốc và EU phải được Nghị viện châu Âu thông qua. Ông Chung-Kimwah cho rằng ĐCSTQ muốn sử dụng thỏa thuận này để tăng cường con bài thương lượng với EU và Mỹ trong việc đàm phán về một chiến lược chung, nhưng Nghị viện châu Âu thực sự không thể không giữ thể diện vì họ được bầu ra theo ý dân, sức mạnh của ý dân là thế.

Ông Biden là Tổng thống yếu thế

Ông Chung-Kimwah cho rằng ông Biden đang phải đối mặt với tình huống tương tự, tìm ra sự cân bằng giữa lợi ích từ ĐCSTQ và xu thế chống lại từ công luận. Hãy xem 4 quan chức trong ban tham mưu của ông Biden đã bày tỏ quan điểm mạnh mẽ về vấn đề Trung Quốc. Ngoại trưởng Antony Blinken và đại diện thường trực của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đều đã lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề Trung Quốc. Theo ông thì bản thân ông Biden là một tổng thống yếu thế: thứ nhất là kết quả tổng tuyển cử bị nghi ngờ, thứ hai là vụ “bê bối cổng ổ cứng” (hard disk gate) trong máy tính của con trai ông ấy (Hunter Biden), đó chắc chắn là những trở ngại trong bất kỳ quyết định nào của ông ta.

Hôm 5/2, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo đã chỉ trích chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden là thất bại, đi lệch với nguyên tắc “Nước Mỹ trên hết” của cựu Tổng thống Trump và sẽ chỉ lặp lại những sai lầm của thời Obama. Chuyên gia Chung-Kimwah cho biết một số quan chức sắp mãn nhiệm đã có bài phát biểu trước công chúng ngay sau khi tổng thống mới nhậm chức, chỉ trích các chính sách của chính phủ hiện nay. Những nhận xét của Pompeo là thẳng thắn, trực tiếp, cho thấy ông Biden là tổng thống yếu thế, giả sử cá nhân ông ấy tỏ ra thiện cảm về Trung Quốc thì cũng không thể không chịu áp lực từ xung quanh.

Xã hội phương Tây đã nhận ra nguy hại của ĐCSTQ

Chuyên gia Chung-Kimwah dự đoán rằng những xu hướng này đã hình thành và sẽ được duy trì trong ít nhất 6 tháng tới. Sau đó vấn đề sẽ phụ thuộc vào những gì Trung Quốc làm. Mặc dù ông Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương ĐCSTQ Dương Khiết Trì đã nhấn mạnh ‘giới hạn đỏ’ của ĐCSTQ, nhưng Ngoại trưởng Mỹ không xem điều đó là vấn đề; hiện nay về cơ bản vấn đề chuyển giao chính phủ sẽ không làm thay đổi chính sách tổng thể của Mỹ đối với Trung Quốc.

Ông Chung-Kimwah phân tích: “Bây giờ không phải là vấn đề của một quốc gia hay một đảng phái chính trị. Thời ông Obama lúc đó là tin rằng nếu cho ĐCSTQ một số lợi ích thì họ sẽ thay đổi, nhưng hiện nay không như thế. Bây giờ mọi người đã thấy rằng ĐCSTQ không những không thay đổi mà còn muốn thay đổi ngược lại chúng ta, ĐCSTQ đang lợi dụng môi trường dân chủ và tự do để phá hoại hệ thống dân chủ và tự do ngôn luận của phương Tây, điều này đã được xã hội phương Tây nhận thấy.”

Ông lấy Úc làm ví dụ, dưới áp chế của ĐCSTQ thì Úc đã chuyển trọng tâm kinh tế vào châu Âu và không còn phụ thuộc vào Trung Quốc 30% như trước đây, đây là chiến lược chung cho toàn thế giới. Tương tự, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ để các công ty chuyển ra khỏi Trung Quốc, chính sách này cũng được Mỹ áp dụng.

Kinh tế Trung Quốc sa sút, thị trường không còn hấp dẫn

Về phía Trung Quốc, ông Chung-Kimwah cho rằng tình hình kinh tế Trung Quốc không tốt như tưởng tượng. Ngoài các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải có tỷ lệ nhà bỏ trống đã lên mức cao mới, còn tỷ lệ nhà trống ở các thành phố hạng hai và hạng ba thì thậm chí cao hơn, vô số nhà xây dựng không bán được ngay cả giảm 50% giá… Điều này cho thấy chính quyền Bắc Kinh đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng.

Chuyên gia Hồng Kông cũng chỉ ra lỗ hổng trong các quỹ của Trung Quốc, và việc liên tục in tiền sẽ gây ra một số tổn thất trong dài hạn: “Đó là lý do tại sao cần phải kết hợp các quỹ doanh nghiệp tư nhân vào hệ thống, như sự kiện gần đây liên quan Ant Financial, vấn đề mấu chốt là đưa 2000 tỷ vốn tư nhân vào hệ thống ngân hàng trung ương. Nếu bản thân Bắc Kinh cũng đang gặp khó khăn thì làm thế nào để thuyết phục các nước phương Tây đầu tư vào Trung Quốc? Vì vậy, tin rằng hiện nay Bắc Kinh đang rất lo lắng, từ mọi khía cạnh cho thấy tiềm ẩn nhiều khủng hoảng chưa bùng nổ, bao gồm cả tình trạng thiếu hụt tài chính cục bộ.”

Ông Chung-Kimwah cho rằng trong tương lai sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc sẽ không còn như 20 năm trước, những ảo tưởng của thế giới về Trung Quốc đã bắt đầu điều chỉnh chậm dần, thậm chí sụp đổ.

Lý Hoài Quất, Vision Times