Categories: Kinh tếTrung Quốc

Trump lên kế hoạch cho cơn bão ‘hoàn hảo’, Tập lo lắng cho tương lai

Viêm phổi Vũ Hán hiện đang gây rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy quan hệ Mỹ – Trung đến tình trạng gần như đóng băng. Chính phủ Trump đang thúc đẩy dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu rời khỏi Trung Quốc. Ông Tào Đức Vượng (Cao Dewang), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Diệu (Fuyao), người được mệnh danh là Vua thủy tinh Trung Quốc trước đây đã từng công khai kêu gọi ngành công nghiệp quốc nội cảnh giác với việc chuỗi công nghiệp toàn cầu sẽ “từ bỏ Trung Quốc”.

Từ kinh nghiệm bị tổn thất do dịch bệnh gây ra, các quốc gia đang nỗ lực tái thiết lại nền kinh tế. Trung Quốc hiện đang đối mặt với ba vấn đề lớn, cũng là mấu chốt quyết định nền kinh tế của năm. Nhà chuyên gia Kinh tế chính trị độc lập Thiên Quân (Tianjun) chỉ ra rằng đây là một trận chiến khó khăn đối với ông Tập Cận Bình. 

Chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu rút khỏi Trung Quốc? Trump khẳng định đã có lựa chọn.

Các tin tức ngày 4/5 cho hay, đáp trả việc Trung Quốc xử lý không hiệu quả đối với dịch viêm phổi Vũ Hán, Chính phủ Trump đang phát động thúc đẩy chiến dịch dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi Trung Quốc. 

Theo trang tin Reuters, một số quan chức cao cấp đương nhiệm và mãn nhiệm Chính phủ Mỹ cho biết sau khi dịch bệnh tấn công gây thương vong về người và làm tổn thất nặng nề cho nền kinh tế, Chính phủ Mỹ đang thúc đẩy các biện pháp toàn diện giảm mức độ phụ thuộc của chuỗi cung ứng Mỹ vào Trung Quốc, ngay cả khi không thể mang các dây chuyền sản xuất này trở về nước nhà, cũng sẽ chuyển sang các nước thân cận. 

Ông Keith Krach – Thứ trưởng chuyên trách về tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết: “Trong những năm gần đây, chúng tôi đã nỗ lực để giảm sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng và sản xuất từ Trung Quốc, và bây giờ chúng tôi đang tăng cường đẩy mạnh kế hoạch này.” 

Một quan chức cấp cao khác của Mỹ cho hay: “Thời điểm này là một cơn bão hoàn hảo; dịch bệnh này đã làm lộ rõ những mối lo mà các doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc gặp phải.” 

“Mọi người đều thấy rằng toàn bộ lợi nhuận kiếm được thông qua các giao dịch với Trung Quốc giờ chẳng là gì so với những thiệt hại kinh tế do virus Trung Cộng gây ra” – vị quan chức này nói. 

Ngày 1/5, ông Trump phát biểu với giới truyền thông rằng ông đang xem xét các biện pháp mới trừng phạt chính quyền Bắc Kinh trong việc che giấu dịch bệnh đồng thời gia tăng thuế đối với Trung Quốc chắc chắn sẽ là một lựa chọn. “Rất nhiều chuyện đã xảy ra ở Trung Quốc. Chúng tôi tất nhiên là không hài lòng với những gì đã xảy ra. Đây là một tình cảnh tồi tệ – 183 quốc gia trên thế giới (bị ảnh hưởng). Chúng tôi sẽ còn rất nhiều điều cần nói về sự kiện lần này. Đây chắc chắn là một lựa chọn, chắc chắn là một lựa chọn.”

Bên cạnh các mức đánh thuế lên đến 25% đối với 370 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc hiện tại, Tổng thống Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng ông có thể áp thêm thuế bổ sung để trừng phạt chính quyền Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo phát biểu hôm 29/4: Hoa Kỳ đang hợp tác với Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Các cuộc thảo luận liên quan bao gồm cách tổ chức lại chuỗi cung ứng để ngăn chặn xảy ra các sự cố tương tự.

Cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc từ lâu đã lo lắng về việc Tập Cận Bình có thể cứu nền kinh tế như thế nào.

Ngày 4/5, ngân hàng đầu tư quốc tế Goldman Sachs, đã đưa ra một báo cáo về ba yếu tố bất lợi mà nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải đối mặt trong Quý II: nhu cầu bên ngoài sụt giảm mạnh, phá sản và thất nghiệp gia tăng, khả năng sản xuất và cung ứng sẽ tăng nhanh hơn nhu cầu tiêu thụ dẫn đến hàng tồn kho tăng. 

Chuyên gia Kinh tế chính trị độc lập Thiên Quân (Tianjun) từng chỉ ra kinh tế Trung Quốc bị tăng trưởng âm trong Quý đầu năm, hiện đang bị đẩy đến bờ vực khủng hoảng trong Quý II. Các doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là các công ty làm ăn với nước ngoài, sau nửa tháng mà không có đơn đặt hàng quốc tế đã phải ngừng sản xuất, thậm chí cắt giảm nhân viên trên quy mô lớn.

Các phân tích của giới kinh tế học thường xem: đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu ngoại thương tạo nên sức mạnh cho “cỗ xe tam mã” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện tại, tiêu dùng và xuất khẩu ngoại thương của Trung Quốc đã vô vọng, đầu tư thì thoi thóp với hiệu suất cận biên đang giảm dần, khiến nó càng khó chống đỡ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh đang cố gắng mô hình “tăng đầu tư cơ sở hạ tầng + phiếu mua hàng” để kích thích tăng trưởng kinh tế, một trong những lý do chủ yếu là doanh thu tài chính của chính phủ đang bị suy giảm nghiêm trọng. Đình chỉ các hoạt động kinh tế quốc gia thì có thể làm được, ngay cả khi ông Tập Cận Bình có sức mạnh lớn như vậy, cũng không có nghĩa rằng khôi phục lại hoạt động kinh tế quốc gia là một việc đơn giản. Ít nhất là bất lực trước việc các đơn đặt hàng từ nước ngoài bị hủy bỏ, chuyển dịch chuỗi cung ứng, nước ngoài rút vốn đầu tư v.v. Nếu nền kinh tế không sớm phục hồi, sẽ có một làn sóng phá sản hàng loạt doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, cuộc sống người dân bấp bênh, đây không chỉ là một cuộc chiến khó khăn, mà còn rất tàn khốc. 

Ngày 13/4, trả lời phỏng vấn của truyền thông Chính phủ Trung Quốc – The Beijing News, ông Tào Đức Vượng (Cao Dewang), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Diệu (Fuyao) nói rằng cuộc khủng hoảng này là chưa từng có. Đầu tiên, phải có khả năng sống sót trước đã, rồi mới tính tới các bước phát triển gì đó tiếp theo.  

Ông Tào Đức Vượng nói: “Sau đại dịch, tất cả các quốc gia đều muốn thiết lập chuỗi công nghiệp độc lập và hoàn chỉnh của mình, do đó chuỗi công nghiệp toàn cầu sẽ được đơn giản hóa, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Chúng ta phải cảnh giác với việc chuỗi công nghiệp toàn cầu rời bỏ Trung Quốc.” 

Ông Tào Đức Vượng cho rằng việc giảm đơn hàng xuất khẩu đã dẫn đến áp lực gia tăng đối với các doanh nghiệp. Chìa khóa giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp nằm ở việc kiếm ra đơn đặt hàng, chứ không phải ở dòng vốn. Sau đại dịch, một xu hướng mới cho các quốc gia sẽ là bắt đầu xây dựng một chuỗi công nghiệp độc lập, hoàn chỉnh và an toàn hơn, do đó sẽ có một quá trình “nghịch toàn cầu hóa”. Trung Quốc nhất định phải có một ngành công nghiệp truyền thống thịnh vượng trong một thời gian dài, nếu không, nền kinh tế Trung Quốc không thể độc lập tự chủ.

Ông Tào Đức Vượng thành lập Tập đoàn thủy tinh Phúc Diệu (Fuyao) vào năm 1987. Hiện tại, tập đoàn này là nhà cung cấp kính ô tô lớn nhất tại Trung Quốc và lớn thứ hai trên thế giới. Do đó, ông được mệnh danh là vua thủy tinh Trung Quốc.

(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)

Mộc Lan

Xem thêm:

Mộc Lan

Published by
Mộc Lan

Recent Posts

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

7 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

17 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

22 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

22 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

32 phút ago