Camera giám sát trên đường phố Bắc Kinh. (Nguồn ảnh: CL-Medien / Shutterstock)
Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã kiểm soát toàn dân đến mức không nơi nào không có camera theo dõi, kiểm duyệt mạng, giám sát hành vi lời nói của người dân. Trung Quốc có đến 700 triệu camera giám sát, đứng đầu thế giới, trong đó thành phố có nhiều camera nhất là Thượng Hải, với tổng cộng 15,07 triệu chiếc.
Theo báo cáo của RFI, ĐCSTQ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), nhận diện khuôn mặt, nhận dạng vân tay, nhận dạng giọng nói, nhận dạng mống mắt, phân tích dữ liệu lớn big data, kiểm tra DNA, v.v. nhằm giám sát quy mô lớn toàn dân. Nhiều doanh nghiệp công nghệ trong nước cũng tham gia, chủ yếu gồm Hikvision, SenseTime, Huawei, ZTE, v.v.
Theo viện nghiên cứu an ninh mạng Comparitech trích dẫn dữ liệu của IHS Markit thuộc Standard & Poor’s, ước tính sau năm 2021, trên toàn thế giới có khoảng 1 tỷ camera giám sát, tăng khoảng 230 triệu chiếc so với số liệu công bố năm 2021, mức tăng hơn 30%.
Trong đó, kế hoạch “Thiên Võng” (Sky Net) của Trung Quốc chiếm 700 triệu chiếc. Tính theo dân số 1,42 tỷ người của Trung Quốc, trung bình cứ 1.000 người có 494,25 camera theo dõi, tức là cứ khoảng 2 người thì có 1 camera giám sát.
Báo cáo nghiên cứu này chỉ ra, dữ liệu của Trung Quốc khá cũ và phương pháp thống kê ở các địa phương không giống nhau, nên tính trung bình số lượng camera theo tổng dân số, chứ không thống kê riêng từng thành phố như trước đây.
Báo cáo cho thấy, trong 150 thành phố có số lượng camera giám sát nhiều nhất thế giới, Trung Quốc chiếm đầu bảng với 39 thành phố.
Thành phố có nhiều camera nhất là Thượng Hải (15,07 triệu chiếc); tiếp theo là Bắc Kinh (11,17 triệu chiếc), Trùng Khánh (8,98 triệu chiếc), Quảng Châu (7,35 triệu chiếc), Thiên Tân (7,27 triệu chiếc), Thâm Quyến, Nam Kinh, Thành Đô, Tây An và Vũ Hán (4,44 triệu chiếc), Lan Châu (1,7 triệu chiếc).
Đứng sau Trung Quốc, các thành phố có nhiều camera giám sát nhất lần lượt là Hyderabad, Indore và Bangalore của Ấn Độ; Lahore của Pakistan; thủ đô Seoul của Hàn Quốc; thủ đô Moscow của Nga; thủ đô Kabul của Afghanistan; Singapore; Saint Petersburg của Nga; và thủ đô Baghdad của Iraq.
Tại Hồng Kông, một đặc khu hành chính của Trung Quốc, sau khi cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ năm 2019 bị trấn áp, việc lắp đặt camera giám sát bắt đầu gia tăng nhanh chóng. Theo nghiên cứu trên, hiện Hồng Kông có gần 48.000 camera giám sát, trung bình cứ 1.000 người có 6,18 camera theo dõi.
Ngày 8/7, tại một cuộc họp hội đồng khu vực, cảnh sát trưởng Hồng Kông Chu Nhất Minh (Joe Chow) cho biết dưới kế hoạch “Sharp Eye”, năm ngoái đã lắp đặt 615 cụm camera, năm nay tăng lên 1.315 cụm, cuối năm dự kiến đạt tổng cộng 2.000 cụm với 5.000 camera.
Ông Chu Nhất Minh cho biết, so với các khu vực khác của Trung Quốc, số lượng camera giám sát của cảnh sát Hồng Kông vẫn còn ít, sau này sẽ nâng cao hiệu quả và tốc độ, kỳ vọng mỗi năm lắp thêm 2.500 cụm, đến cuối năm 2027 sẽ lắp tổng cộng từ 6.000 đến 7.000 cụm.
Ngoài việc cảnh sát tăng số lượng lắp đặt, còn kết nối camera giám sát của Cục Nhà ở, Sở Văn hóa và Giải trí, công ty đường sắt ngầm, v.v. vào hệ thống của cảnh sát, dần mở rộng phạm vi giám sát.
Việc kết nối camera giám sát cá nhân vào hệ thống cảnh sát đã gây lo ngại cho các nhà nghiên cứu nói trên. Trong báo cáo, họ chỉ ra rằng việc kết nối camera tư nhân với mạng lưới cảnh sát sẽ làm tăng đáng kể số lượng camera công cộng, khiến nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư của người dân gia tăng rõ rệt.
Trong bối cảnh đó, nếu không tính Trung Quốc, số camera trung bình theo dõi toàn cầu tăng từ 4,31 chiếc/1.000 người trong lần khảo sát trước lên 5,82 chiếc lần này. Nếu tính cả Trung Quốc, trung bình tăng từ 123,74 chiếc lên 139,96 chiếc.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, nếu so sánh số lượng camera giám sát của một thành phố với tỷ lệ tội phạm thì không có mối liên hệ rõ rệt. Ví dụ như Trung Quốc, Thượng Hải là thành phố có nhiều camera nhất nhưng tỷ lệ tội phạm là 27,5; còn Lan Châu là nơi có ít camera nhất nhưng tỷ lệ tội phạm còn thấp hơn, chỉ 19,61.
Nếu so sánh với các thành phố nước ngoài, Singapore – cũng thuộc châu Á – có 113.000 camera, tỷ lệ tội phạm là 22,7, vẫn thấp hơn Thượng Hải – nơi có nhiều camera giám sát hơn.
Theo truyền thông nước ngoài, camera giám sát là một phần trong dự án “Thiên Võng” của ĐCSTQ. Cảnh sát có thể chụp ảnh tất cả mọi người qua camera, rồi đối chiếu nhận dạng khuôn mặt với nhiều thông tin khác trong hệ thống, gồm biển số xe, số điện thoại và thông tin mạng xã hội.
Những người chỉ trích cho rằng, ĐCSTQ sử dụng mạng lưới giám sát này để theo dõi những người bất đồng chính kiến, nhằm ngăn chặn các hoạt động phản kháng của họ.
Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố điều này nhằm duy trì an ninh và ổn định xã hội, nhưng trên thực tế, tỷ lệ tội phạm ở Trung Quốc vẫn rất cao, đặc biệt là mỗi năm có hàng triệu người mất tích.
Cư dân mạng không khỏi đặt câu hỏi: Vì sao cảnh sát bắt giữ người bất đồng chính kiến rất nhanh, nhưng tìm người mất tích thì hiệu quả cực kỳ kém? Có vẻ như hệ thống camera giám sát này không phải dùng để phục vụ người dân.
Eric MY là một người Trung Quốc thuộc thế hệ thứ hai trong gia đình cán bộ ở một thành phố cấp huyện tại tỉnh Giang Tô, từng làm việc trong hệ thống của ĐCSTQ.
Gần đây, Eric MY tiết lộ với truyền thông tiếng Hoa ở hải ngoại sự thật về tình trạng mất tích hàng loạt của thanh thiếu niên Trung Quốc. Vì sao những đứa trẻ mất tích không tìm lại được?
Eric cho biết anh từng xử lý vài vụ trẻ em mất tích, nhưng không phải xử lý chuyện tìm trẻ, mà là xử lý phụ huynh. Ví dụ, sau khi trẻ mất tích, phụ huynh đến đồn công an báo án, công an thường không tiếp nhận, hoặc nếu tiếp nhận thì cũng không tìm được. Phụ huynh có thể đi khiếu nại hoặc thỉnh nguyện, sẽ bị đưa vào trung tâm xử lý.
“Bình thường theo quy trình điều tra, chúng tôi báo lên phòng pháp chế phê duyệt, rồi tra cứu bằng dữ liệu lớn (big data), không có chuyện không tra ra được. Dù đứa trẻ có bị đưa đến tận chân trời góc biển, cũng có thể tìm ra.
Vì hệ thống camera giám sát của Trung Quốc quá nhiều, hàng chục triệu chiếc, chỉ cần có ảnh hoặc tên, hệ thống ‘Thiên Nhãn’ sẽ tự động tìm vị trí, chỉ cần chưa đến 5 giây là có thể xác định được vị trí người đó, thật sự là như vậy.”
“Thế nhưng tại sao không tìm được? Tôi nói thẳng là vì bị mổ lấy nội tạng rồi. Chuyện này hoàn toàn là sự thật. Chúng tôi vì thương cảm nên xin phép lãnh đạo cho kiểm tra camera, lãnh đạo không cho kiểm tra, phòng pháp chế không cho phép, làm sao mà tra ra? Nếu chúng tôi cố tình điều tra thì sẽ phải chịu trách nhiệm.”
Bình Minh (t/h)
Tổng thống Lại Thanh Đức đã trực tiếp giám sát cuộc diễn tập bắn đạn…
Ông John Kerry đã thừa rằng Tổng thống Donald Trump đã “đúng” về vấn đề…
Moskva sẽ thích nghi nếu Hoa Kỳ áp đặt mức thuế quan thứ cấp 500%…
Từ ngày 1/1/2027, chợ, cửa hàng tiện ích tại TP. Hà Nội sẽ không cung…
Âm nhạc có tác dụng dưỡng sinh độc đáo, cho nên, cổ nhân dùng nó…
Mặc dù cuộc đàn áp vẫn kéo dài 26 năm, ngày càng có nhiều người…