Trung Quốc là nước sản xuất thuốc lá nhiều nhất thế giới và hiện có hơn 700 triệu người Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm do khói thuốc (hút thuốc thụ động). Nhưng gần đây Cục Quản lý Độc quyền Thuốc lá Quốc gia (State Tobacco Monopoly Administration, STMA) Trung Quốc tuyên bố sẽ đảm bảo mục tiêu trong năm nay bán được 47,5 triệu thùng thuốc lá. Tuyên bố đã gây làn sóng công kích, nhiều chỉ trích rằng điều này hoàn toàn trái ngược với tình hình xã hội đang nỗ lực ngăn ngừa thuốc lá.
Cục Quản lý Độc quyền Thuốc lá Quốc gia Trung Quốc (STMA) xác định nhiệm vụ tăng sản lượng tiêu thụ thuốc gây tranh luận (Ảnh minh họa từ Getty Images)
Trang Sina của Trung Quốc đưa tin, gần đây STMA và Tổng công ty Thuốc lá Trung Quốc đã tổ chức họp lập kế hoạch sản xuất và hoạt động ở Bắc Kinh. Tại cuộc họp, Phó cục trưởng Cục Độc quyền Thuốc lá Trung Quốc Đoàn Thiết Lực (Duan Tieli) cho biết, ngành công nghiệp thuốc lá Trung Quốc kể từ năm 2018 phải tiếp tục nỗ lực đảm bảo tốt hoạt động kinh doanh, giảm tối đa lượng hàng tồn kho trong nhà máy cũng như trong xã hội, giá thuốc lá tiếp tục tăng, bước tiếp theo là đảm bảo kế hoạch tiêu thụ cả năm 47,5 triệu thùng thuốc, đạt được mức giảm hàng tồn kho một triệu thùng.
Theo tính toán của STMA, mục tiêu này so với năm ngoái tăng 122 ngàn thùng, tương đương với 6,1 tỷ điếu thuốc lá. Trung Quốc hiện nay có khoảng 315 triệu người hút thuốc, nếu con số này không thay đổi, có nghĩa là mỗi người hút thuốc sẽ hút thêm một bao thuốc lá, tức 20 điếu thuốc lá. Còn trường hợp nếu khối lượng hút thuốc trung bình của mỗi người hút thuốc hiện nay vẫn giữ nguyên thì con số này đồng nghĩa phải có thêm 836 ngàn người hút thuốc.
Một thùng thuốc lá tại Trung Quốc đại lục có 2500 bao thuốc lá, nếu tính theo dân số 1,4 tỷ người, để STMA bán được 47,5 triệu thùng thì tương đương với mỗi người phải mua 85 bao thuốc lá. 47,5 triệu thùng tương đương với 2,375 tỷ điếu thuốc lá, nếu nối dài các bao thuốc lá với nhau có thể vòng quanh trái đất 250 vòng.
Nếu xếp nối dài các bao thuốc trong 47,5 triệu thùng thuốc lá có thể xếp vòng quanh trái đất 250 vòng (Ảnh: Getty Images)
Thông tin này đã gây làn sóng tranh luận, nhiều người đề cập rằng cùng với chấp hành lệnh cấm hút thuốc thì họ cũng phải làm nhiệm vụ tiêu thụ thuốc, có thể ví như tự mình tát vào mặt mình? “Một mặt cấm hút thuốc, mặt khác phải làm sao giảm thiểu thuốc tồn kho”. “Hàng này rêu rao cấm hút thuốc, thực tế lại muốn thúc đẩy hút thuốc trên toàn quốc”.
Hiên nay các thông tin về hội nghị liên quan trên trang web của STMA đã bị xóa bỏ.
Được biết hiện có 118 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có in cảnh báo tác hại của thuốc lá trên bao bì, trong đó 105 quốc gia và vùng lãnh thổ quy định phạm vi hình ảnh cảnh báo trên bao bì chiếm ít nhất 50% bề mặt bao bì thuốc lá, 15 quốc gia quy định chiếm ít nhất 75%. Tuy nhiên đến nay ở Trung Quốc Đại lục vẫn không sử dụng hình minh họa cảnh báo trên bao bì thuốc lá, chỉ áp dụng cảnh báo bằng chữ viết.
“Bao bì thuốc lá Trung Quốc được làm rất bắt mắt, rất gây cám dỗ mọi người hút thuốc”, chuyên gia kiểm soát thuốc lá Hứa Quế Hoa (Xu Guihua) nói một cách ngậm ngùi. Tại Trung Quốc Đại lục, nhiều gói thuốc lá có in trên bao bì dòng chữ “ngày ngày hướng thượng”, rõ ràng đây là công khai khuyến khích giới trẻ hút thuốc, vấn đề này cũng đã gây nhiều chỉ trích từ cộng đồng quốc tế, năm 2008 Liên minh Công ước Toàn cầu đã trao cho Trung Quốc “Giải chiếc gạt tàn bẩn”.
Nhưng vì ngành thuốc lá có thể mang lại cho chính phủ nguồn doanh thu tài chính chiếm hơn 6%, cho nên hành động của chính quyền hoàn toàn trái ngược với môi trường xã hội kiểm soát thuốc lá.
Trước đó, STMA và Tổng cục Giám sát Chất lượng của Trung Quốc đều lấy lý do “không nằm trong phạm vi công bố thông tin” để từ chối công khai các khía cạnh kinh tế của kiểm soát thuốc lá.
Thông tin công khai cho thấy, Trung Quốc đứng đầu thế giới ở nhiều vấn đề liên quan thuốc lá, bao gồm dân số hút thuốc, diện tích trồng thuốc lá, sản xuất, tiêu thụ, thu thuế, và số ca tử vong do các bệnh liên quan hút thuốc lá mỗi năm.
Theo “Báo cáo khảo sát về người trưởng thành Trung Quốc hút thuốc năm 2015” của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, số người hút thuốc từ 15 tuổi trở lên của Trung Quốc lên đến 316 triệu người.
Một nghiên cứu trên Tạp chí The Lancet (tạp chí y khoa của Anh) công bố năm 2015 phát hiện ra rằng đàn ông Trung Quốc hút đến 1/3 số thuốc lá của toàn thế giới, và dự tính đến năm 2030 số ca tử vong do thuốc lá sẽ lên đến 2 triệu người mỗi năm, đến năm 2050 sẽ là 3 triệu người mỗi năm.
Như vậy, nếu xã hội Trung Quốc không ngăn chặn thói quen hút thuốc thì một nửa số nam giới hút thuốc ở Trung Quốc sẽ chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Như chúng ta đều biết, khói thuốc lá có một loạt các hóa chất độc hại, là kẻ thù kinh khủng của sức khỏe. Có dữ liệu ước tính, cứ hít vào 1 ml (milliliter) khói thuốc lá sẽ đưa vào cơ thể 5 tỷ vi hạt rắn, hãy tưởng tượng trong không khí ô nhiễm mức nghiêm trọng thì lượng vi hạt rắn cao nhất chứa trong 1 ml còn chưa quá 100 ngàn.
Trí Đạt
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…