Trung Quốc lợi dụng “nợ chiến lược” để tăng ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương

Một bản báo cáo độc lập được chuẩn bị cho Bộ Ngoại giao Mỹ đã khẳng định, Trung Quốc đưa ra “các khoản vay chiến lược” cho các quốc gia yếu thế hơn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhằm lợi dụng những khoản nợ khó trả này để trao đổi các nguồn tài nguyên chiến lược mà họ muốn.

Năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham gia lễ khởi công xây dựng thành phố cảng Colombo ở Sri Lanka. Hầu hết số tiền vốn cho dự án này là vay từ Trung Quốc (Ảnh: Getty Images)

Trung Quốc lợi dụng các khoản vay nợ để đổi lấy lực ảnh hưởng chính trị hoặc các nguồn tài nguyên chiến lược


Tờ Guardian của Anh đưa tin, bản cáo cáo dài 40 trang này do các sinh viên tốt nghiệp khoa phân tích chính sách của đại học Harvard Kennedy đặc biệt gửi đến cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhằm đánh giá chiến lược của Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trưởng nhóm nghiên cứu tiến hành báo cáo này là giáo sư Harvard Graham Allison, cũng chính là người đã đề xuất lý thuyết “Bẫy Thucydides”.

Bản cáo báo đã liệt kê gia 16 “quốc gia mục tiêu” của Trung Quốc. Những nước này ban đầu nhận các khoản cho vay hàng chục tỷ đô la Mỹ của Trung Quốc và sau đó không có khả năng chi trả, từ đó Trung Quốc đã lợi dụng “bẫy nợ” để trao đổi các nguồn lực chiến lược như đòn bẩy quân sự và chính trị. Trong số 16 quốc gia đó bao gồm cả Vanuatu, Philippines, Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Sri Lanka, Tonga và Micronesia.

Theo bản báo cáo, do các khoản nợ quá lớn không trả được nên Pakistan và Sri Lanka đã phải nhượng lại các cảng quan trọng hay căn cứ quân sự cho Trung Quốc. Hiện nay, duy chỉ có tại Thái Lan là chưa bị Trung Quốc lợi dụng “đòn bẩy nợ” của mình.

Báo cáo còn chỉ ra, Papua New Guinea trước nay luôn chịu ảnh hưởng của Úc, nhưng quốc đảo này vẫn nhận các khoản vay mà không có khả năng chi trả từ Trung Quốc. Vì vậy, Papua New Guinea đã phải chấp nhận trở thành một căn cứ chiến lược của Bắc Kinh và nhượng tài nguyên thiên nhiên cho Trung Quốc khai thác.

Tại Campuchia, Lào và Philippines, nhờ các khoản cho vay mà Trung Quốc đã giành được “quyền phủ quyết ủy nhiệm” ở Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Lào và Campuchia đã lập kỷ lục về số tiền vay từ Trung Quốc, đơn cử như tại Lào, Bắc Kinh đã đầu tư 6,7 tỷ USD vào 760 dự án của quốc gia này, nhiều hơn một nửa GDP, vì vậy họ buộc phải ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này đã phần nào làm tê liệt ASEAN trong nỗ lực đối phó tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, mà đây vốn là con đường huyết mạch của hàng hải quốc tế.

Phương pháp tiếp cận này của Trung Quốc hết sức bài bản và kiên trì. Trước hết là căn cứ vào sáng kiến “Một vành đai, một con đường” để tiến hành đầu tư vào cơ sở hạ tầng, sau đó cung cấp các khoản cho vay dài hạn kèm theo nới rộng thời hạn trả nợ. Điều này với các chính phủ yếu kém về kinh tế và quản lý mà nói thì vô cùng hấp dẫn.


Cảng Hambantota, Sri Lanka là một điển hình

Báo cáo nêu các dự án xây dựng đều mang tiếng chi vượt ngân sách, cản trở khả năng thu hồi vốn, khiến các nước vay nợ đều rất khó có khả năng trả nợ vay cho Trung Quốc. Khi đó, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đề xuất miễn giảm nợ để đổi lấy ảnh hưởng chính trị và quyền sở hữu tài nguyên chiến lược.

Bản báo cáo lấy Sri Lanka làm ví dụ để giải thích quá trình tích lũy nợ và trao đổi lợi ích của Trung Quốc. Tháng 10/2007, Bắc Kinh cam kết tài trợ xây cảng Hambantota với giá 361 triệu USD và chính phủ nước này bắt đầu xây dựng cảng. Tiếp đó, Bắc Kinh cho Sri Lanka vay thêm 1,9 tỷ USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng và xây một sân bay. Sau 10 năm, đến 2017, khi ký thỏa thuận xây cảng, Sri Lanka đã nợ các công ty do người Trung Quốc kiểm soát số tiền 8 tỷ USD, trong khi khu cảng chưa hề thu được lợi nhuận và trở thành một “bẫy nợ”.

Ngày 9/12/2017, tài sản và quyền quản lý hoạt động của Cảng Hambantota của Sri Lanka đã được bàn giao cho một công ty ở Trung Quốc với thời hạn thuê 99 năm, trong đó tỷ lệ cổ phẩn vốn của Trung Quốc chiếm đến 85%.


Báo cáo nhấn mạnh: “Cảng Hambantota đã trở thành một cái bẫy nợ. Một khi chính phủ Sri Lanka đã thực hiện bước thỏa thuận đầu tiên, chi phí đầu vào tốn kém và nhu cầu kiếm lợi để trả khoản vay ban đầu sẽ thúc đẩy chính phủ Sri Lanka tiếp tục vay, cứ tuần hoàn như vậy, cho đến bước cuối cùng phải từ bỏ cảng để giải quyết vấn đề nợ nần.”

Việc bàn giao cảng Hambantota cho Trung Quốc đã làm dấy lên mối lo ngại về việc cảng sẽ trở thành một trong những căn cứ hải quân của Trung Quốc, đồng thời phát đi tín hiệu đáng ngại cho các quốc gia yếu thế đang nợ tiền của Trung Quốc khác.


“Ngoại giao sổ nợ” của Trung Quốc có thể làm suy yếu lợi thế chiến lược của Mỹ và các đồng minh


Báo cáo nói rằng “ngoại giao sổ nợ” của Trung Quốc có khả năng đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch nhiều mặt mà Trung Quốc tiến hành nhằm làm suy yếu lợi thế chiến lược của Mỹ và các đồng minh, từ đó thay đổi cán cân quyền lực ở châu Á.
Tạp chí The Australian Financial Review của Úc trích lời các nhà phân tích nói rằng sự kiểm soát kinh tế của Trung Quốc ở các nước đảo Nam Thái Bình Dương có thể cho phép quân đội Trung Quốc vào cảng và sân bay gần các vùng biển quốc tế vốn do Hải quân Hoa Kỳ tuần tra.

Báo cáo còn đưa ra một ví dụ khác với trường hợp của Vanuatu. Vanuatu đang nợ Trung Quốc một khoản tiền không hề nhỏ và có nguy cơ phải thỏa hiệp với Trung Quốc. Tháng Tư vừa qua, Fairfax Media đưa tin, Trung Quốc đã tổ chức các cuộc thảo luận sơ bộ với Vanuatu về việc cho nước này xây dựng một căn cứ quân sự tại quốc đảo cách Úc chưa đầy 2.000 km. Mặc dù cả Trung Quốc và Vanuatu đều phủ nhận điều này nhưng Úc đã lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc phải dừng ngay ý định nhằm đảm bảo hòa bình cho khu vực Nam Thái Bình Dương.

Báo cáo nhận định, nếu các nước đảo Nam Thái Bình Dương chuyển hướng sang Trung Quốc, điều này có thể đe dọa đặc quyền tự do qua lại các cảng mà Mỹ đã hưởng từ sau Thế chiến thứ 2, đồng thời tạo cơ hội cho Trung Quốc tiến nhập sâu hơn vào khu vực này. Nếu như vậy, “Khi có bất cứ xung đột nào giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lợi thế của quân đội Mỹ.”
Nhằm cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc, Úc đã tăng cường hỗ trợ phát triển cho các quốc đảo Thái Bình Dương. Trong thông báo của Chính phủ Úc về năm tài chính mới, Úc sẽ chi 8,4 triệu đô la Úc để thành lập Cơ quan đại diện ngoại giao tại Tuvalu, một quốc đảo Nam Thái Bình Dương với dân số chỉ 11.000 người.

Ngoài ra, để đối phó với chiến lược bành trướng sức mạnh của Trung Quốc, bản báo cáo khuyến khích chiến lược hợp tác khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương gồm bốn nước lớn bao gồm Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ, đồng thời tăng cường vai trò của Ấn Độ trong việc dẫn dắt kinh tế và phát huy trật tự của khu vực.

Minh Ngọc

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

2 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

25 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

2 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago