Trong tháng Chín, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 53,7 triệu bộ mạch tích hợp (integrated circuits – IC, hay còn gọi là vi mạch, vi mạch tích hợp, chip), tăng hơn 12% so với tháng trước và là mức cao nhất từ trước đến nay. Các công ty Trung Quốc được cho là đang tích trữ chip trong bối cảnh lo ngại gián đoạn nguồn cung khi căng thẳng Mỹ – Trung tiếp tục gia tăng, cũng như nguy cơ đại dịch COVID-19 quay trở lại.
Nhập khẩu mạch tích hợp (IC) của Trung Quốc đã đạt tới mức cao kỷ lục vào tháng Chín khi các công ty đều tích trữ chip trong bối cảnh lo ngại về gián đoạn cung ứng do căng thẳng Mỹ – Trung, đặc biệt là sau lệnh cấm gần đây nhất với công ty Huawei.
Mạch tích hợp (IC), một tập hợp các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn nhỏ và các linh kiện điện tử thụ động (như là các điện trở) được kết nối lại với nhau, là xương sống của hầu hết các thiết bị điện tử, từ điện thoại thông minh tới ô tô và tàu vũ trụ.
Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố tuần qua, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 53,7 tỷ vi mạch trong tháng Chín, tăng 12% so với tháng trước, và là mức cao lịch sử. Giá trị hàng nhập khẩu vi mạch trong tháng Chín đạt 256 tỷ nhân dân tệ (32,8 tỷ đôla Mỹ), theo cơ quan Hải quan.
Số liệu cho thấy, từ tháng Hai tới tháng Chín, Trung Quốc đã nhập khẩu 387 tỷ bộ vi mạch, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc vẫn đi sau Mỹ và Đài Loan trong các công nghệ bán dẫn tiến tiến, gồm cả thiết kế và sản xuất chip cho dù gần đây Bắc Kinh đã rất nỗ lực để có thể tự chủ về công nghệ.
Sheng Linghai, một nhà phân tích tại Garntner, cho biết các công ty Trung Quốc đang dự trữ chip sau khi Mỹ cấm người khổng lồ viễn thông Huawei không được giao dịch với các nhà cung ứng chip chủ yếu như Qualcomm và Công ty Sản xuất Bán dẫn Đài Loan (TSMC), trừ phi họ có được giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ.
“Tình huống của Huawei là một lời cảnh báo đối với các công ty khác,” ông Sheng nói.
Tuy vậy, theo người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng, các công ty tích trữ chip vì lo ngại việc gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch.
Ông Feng còn cho biết nhu cầu thị trường thay đổi, như làm việc trực tuyến, giáo dục từ xa và dịch vụ y tế mạng gia tăng đã khiến nhu cầu về các máy chủ, máy tính cá nhân, máy tính bảng và thiết bị y tế điện tử tăng mạnh; và điều đó phản ánh sự tăng vọt việc nhập khẩu vi mạch.
Thanh Thuỷ (theo SCMP)
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…