Dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ (COVID-19) bùng phát vào tháng 12 năm ngoái tới nay vẫn đang lan rộng, thậm chí có chuyên gia còn phán đoán rằng dịch bệnh vẫn chưa đạt tới đỉnh điểm. Ngoài những ý kiến khác nhau về thời kỳ ủ bệnh, trong một số trường hợp, việc xét nghiệm axit nucleic đã xuất hiện độ khó. Ngày 13/2, Ủy ban Y tế thành phố Thành Đô cho biết có một trường hợp tổng cộng đã xét nghiệm thử thuốc 5 lần, mới có thể chẩn đoán đã nhiễm COVID-19.
Kênh truyền thông Trung Quốc đưa tin, bệnh nhân là một người phụ nữ họ Lý, 49 tuổi. Ngày 26/1, cô cùng chồng và bạn bè tụ họp ăn uống, ngày 30/1 thì quay trở về Thành Đô. Sau đó được biết trong số bạn bè, người thân trong bữa tiệc đó xuất hiện một người nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’.
Cô và chồng bèn tự cách ly tại nhà. Ngày 2/2, sau khi làm xét nghiệm axit nucleic, chồng cô đã nhiễm COVID-19. Sau đó, cô Lý được đưa đi cách ly, chữa trị. Sau này, cô cũng xuất hiện triệu chứng sốt, cơ quan hữu quan bèn lập tức đưa cô đi cách ly, theo dõi. Trong thời gian này họ hai lần làm xét nghiệm axit nucleic cho cô, kết quả đều hiển thị âm tính.
Trong thời gian theo dõi, cô Lý lại bị sốt. Cô tới Bệnh viện Nhân dân số 1 của thành phố Thành Đô chụp cắt lớp phần ngực thì phát hiện có tình trạng “nhiễm trùng phổi dưới”. Thông qua việc hội chẩn của “Nhóm chuyên gia hạt nhân corona mới (Viêm phổi Vũ Hán)” được hợp thành từ Khoa hô hấp và bệnh nặng, Khoa phóng xạ và Khoa Y học bệnh nặng của bệnh viện này, cùng với phương thức xét nghiệm hình ảnh, cô Lý đã được liệt kê vào trường hợp nghi nhiễm, và đưa vào phòng bệnh cách ly để theo dõi.
Ngay hôm đó, cô Lý lại sốt tới 38,7 độ, nhưng không có triệu chứng về đường hô hấp. Trong thời gian này cô lại tiến hành xét nghiệm axit nucleic, vẫn cho kết quả âm tính. Nhóm chuyên gia lại tiếp tục hội chẩn, xét tới tiền sử bệnh truyền nhiễm của cô Lý và kết quả chụp cắt lớp phần ngực đều phù hợp với triệu chứng viêm phổi virus điển hình, do vậy đã quyết định tiếp tục cách ly, tiếp tục theo dõi. Cuối cùng Khoa hô hấp của bệnh viện này đã tiến hành lấy mẫu rửa phế nang bằng ống nội soi sợi quang học, đồng thời gửi tới xét nghiệm tại Trung tâm phòng chống dịch thành phố Thành Đô. Tới ngày 9/2, cô mới được chẩn đoán là đã nhiễm COVID-19.
Về trường hợp này, bác sĩ Lâm Vĩ thuộc khoa phóng xạ Trung Quốc cho biết, nếu tiến hành chụp cắt lớp đối với bệnh viêm phổi virus như cúm, thì kết quả kiểm tra sẽ khác biệt nhiều. Tuy vậy, “không thể chỉ dựa vào xét nghiệm là có thể phán đoán, mà cần tổng hợp rất nhiều biểu hiện lâm sàng, số liệu từ phòng thực nghiệm, cộng thêm một vài kinh nghiệm của y bác sĩ, từ đó mới đưa được kết luận tổng hợp.”
Theo thời báo “Liberty Times”, tài liệu của Bệnh viện Cựu chiến binh Cao Hùng giới thiệu, phương pháp rửa phế nang, phế quản (BAL) là thông qua ống nội soi sợi quang học tiêm nước muối sinh lý vào phế nang, phế quản, đồng thời dùng phương thức thu thập dịch trên bề mặt của phế nang, dựa vào đó mà tiến hành xét nghiệm thành phần tế bào và chất hòa tan. BAL được dùng để chẩn đoán lâm sàng và nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh.
Minh Tú
Xem thêm:
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…