Truyền thông Trung Quốc câm lặng trong khi cả thế giới chú ý đến Hồng Kông

Hôm qua (12/6), hàng trăm ngàn người dân Hồng Kông đã tập trung bên ngoài trụ sở của Hội đồng Lập pháp, yêu cầu rút lại dự thảo sửa đổi “Luật đào phạm”, người biểu tình đã xảy ra đụng độ với cảnh sát. Sự việc này được cả thế giới quan tâm, nhưng truyền thông Trung Quốc Đại lục lại không hề nhắc đến chữ nào, trong khi đó Văn phòng Sự vụ Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc lại nói khoác mà không biết ngượng mồm rằng “thành công của ‘một nước hai chế độ’ tại Hồng Kông đã khiến cả thế giới phải ngước nhìn”, phát biểu này bị chỉ trích là “khoác lác mà không chút ngượng ngùng”.

Người biểu tình xảy ra xung đột với cảnh sát hôm 12/6. (Ảnh: Vision Times)

Ngày 9/6, khoảng 1.030.000 người Hồng Kông đã xuống đường diễu hành kháng nghị dự thảo “Luật đào phạm”sửa đổi mà chính phủ Hồng Kông đang cố gắng thúc đẩy để được thông qua. Tuy nhiên, Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga lại không hề nhìn thẳng vào ý nguyện của người dân, ngược lại còn tuyên bố sẽ kiên trì đệ trình dự thảo luật này lên Hội đồng Lập pháp để thảo luận lần 2 vào ngày 12/6.

Sáng sớm ngày 12/6, xung quanh trụ sở Hội đồng Lập pháp và chính phủ Hồng Kông tại khu Kim Chung (Admiralty) đã có hàng nghìn người dân tập trung yêu cầu rút lại dự luật này. Buổi chiều ngày 12/6, phía cảnh sát Hồng Kông định tính phong trào phản đối này thành bạo loạn và đã xảy ra xung đột với người biểu tình.

Khoảng 3h50 chiều (giờ Hồng Kông), có thông tin cho biết cảnh sát đã dùng lựu đạn hơi cay để xua đuổi người biểu tình. Cảnh sát trưởng Lư Vĩ Thông (Stephen Lo) sau đó đã mở một cuộc họp báo, thừa nhận cảnh sát đã dùng lựu đạn hơi cay, súng đạn cao su. Trong sự kiện này có nhiều người bị thương phải đưa đến bệnh viện, trong đó có cả phóng viên đưa tin.

Hồng Kông trở thành chủ đề chính của dư luận toàn cầu

Sự kiện này đã khiến toàn thế giới quan tâm, nhiều kênh truyền thông của nhiều nước và khu vực trên thế giới cũng liên tiếp đưa tin về sự kiện.

Tại Mỹ có nhiều kênh truyền thông như CNN, FOX, Washington Post, The Wall Street Journal, VOA; các kênh truyền thông lớn tại châu Âu như BBC, Reuters, Euronews, DW; các kênh truyền thông tại Úc và Canada như The Australian, CBC, Global News; tờ Sankei Shimbun, Asahi Shimbun tại Nhật; tờ JoongAng Ilbo, Chosun Ilbo tại Hàn Quốc; các kênh truyền thông khu vực Đông và Nam Á như Jakarta Post, New Delhi Television, v.v., đều đưa tin về sự kiện này.

Kênh truyền thông như SET News tại Đài Loan, tờ Apple Daily tại Hồng Kông, Epoch Times Hồng Kông cũng đã trực tiếp sự kiện.

Một bài có tựa đề “Hàng loạt người dân xuống đường vì cuộc chiến cuối cùng cho Hồng Kông” đăng trên Wall Street Journal, trong đó có phỏng vấn luật sư lâu năm tại Hồng Kông là ông Lý Trụ Minh, ông cho rằng dự luật này là mối đe dọa lớn nhất đến tự do và cuộc sống tại Hồng Kông kể từ sau năm 1997.

Một bài viết khác đăng trên WSJ có tựa đề “Phe đối lập hàng triệu người mới nhất của Trung Quốc” có nói đến việc, mỗi người tham gia diễu hành đều hiểu rằng hậu quả của “Luật đào phạm” hiệu đính, chính là chính phủ Trung Quốc có quyền bắt những người mà họ gọi là “nghi phạm” tại Hồng Kông, sau đó đưa đến Đại lục để thẩm tra và giam giữ.

Bài viết chỉ ra, “Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã nói rõ với thế giới, chính phủ của bà ta phục vụ không phải là vì lợi ích cho Hồng Kông, mà là cho Bắc Kinh.”

Bài xã luận có tựa đề “Điều mà người Hồng Kông kháng nghị không chỉ là một luật dẫn độ” đăng trên New York Times chỉ ra, “Người dân Hồng Kông hiểu rất rõ, trong tình huống các Ủy viên Lập pháp thân Bắc Kinh chiếm đa số, việc sửa đổi luật và trừng trị hung thủ theo pháp luật không hề có mối quan hệ nào, mà là họ muốn phá vỡ bức tường lửa ngăn cách giữa nền pháp trị của Hồng Kông và hệ thống tư pháp của Trung Quốc Đại lục.”

Tờ Washington Post đưa tin nói, luật dẫn độ sau khi hiệu đính cuối cùng sẽ khiến Hồng Kông chịu sự kiểm soát toàn diện bởi đảng Cộng sản Trung Quốc.

Truyền thông Trung Quốc Đại lục đồng loạt câm lặng

Tuy nhiên, truyền thông Đại lục lại không hề nhắc đến chữ nào liên quan đến cuộc biểu tình này, ngược lại các từ khóa như “Hồng Kông cố lên”, “phản đối giao người cho Trung Quốc” đều bị cấm trên WeChat.

Cũng giống như khi xảy ra cuộc đại diễu hành hôm 9/6, dù là cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc như Nhân dân Nhật báo, Tân Hoa Xã, CCTV, v.v, còn có các kênh truyền thông tại Đại lục như Tân Kinh báo, QQ News, v.v, đều hoàn toàn không đưa tin về cuộc biểu tình này của người dân Hồng Kông.

Bên cạnh đó, trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 12/6, Văn phòng Sự vụ Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết “thành công của ‘một nước hai chế độ’ tại Hồng Kông đã khiến cả thế giới phải ngước nhìn”, và còn nói rằng “đây là sự thực khách quan không thể phủ nhận”.

Cư dân mạng bình luận nói: “ĐCSTQ khoác lác mà không chút ngượng ngùng”, “lâu nay, ĐCSTQ ngày nào mà chả nói khoác, ‘một nước hai chế độ’ mà thành công thì sẽ không có nhiều người xuống đường diễu hành phản đối như thế.”

Huệ Anh

Xem thêm:

Huệ Anh

Published by
Huệ Anh

Recent Posts

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

13 phút ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

1 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

3 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

4 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

4 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

4 giờ ago