Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh một người phụ nữ quỳ gối và khóc tại Đền thờ Bao Công ở Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc được lan truyền rộng rãi, gây ra hàng loạt tiếng kêu khóc tập thể trong Đền Bao Công. Khu nhà Đền Bao Công trước tiên dỡ bỏ tượng Bao Công, sau đó thông báo tạm thời đóng cửa để tu bổ. Người dân nói đùa rằng: “Bao Công đã bị coi là nhân tố không ổn định và bị kiểm soát”.
Vào ngày 10/3, tại Khu thắng cảnh Đền Bao Công ở Khai Phong, Hà Nam, Trung Quốc, một người phụ nữ mặc áo màu đỏ cam, quần xanh, đeo ba lô quỳ trước Đại đường Phủ Khai Phong, hai tay ôm hàng rào và khóc lớn tiếng, việc này đã thu hút khách du lịch đứng xem.
Sau khi việc này được đưa lên mạng, sự kiện “khóc Báo Công” đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của dư luận xứ Trung, ngày càng có nhiều người đến đền thờ này để khóc.
Sự kiện khóc tại nhà Đền Bao Công khiến chính quyền địa phương căng thẳng. Ngày 15/3, Khu Đền Bao Công đã dỡ bỏ tượng Bao Công. Ngày hôm sau, họ thông báo “khu danh lam thắng cảnh tạm thời đóng cửa để thi công duy tu”.
Ông Cung (Gong), một nhà hoạt động nhân quyền ở Thượng Hải, nói với phóng viên Epoch Times: “Tượng Bao Công trong Phủ Bao Công ở Hà Nam đã bị giấu đi, Bao Công thiết diện vô tư đã bị mất tích thì có còn được gọi là Phủ Bao Công không? Tôi đề nghị đem tượng Bao Công đặt trước Văn phòng khiếu kiện Quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Bà Vương (Wang), một nhà hoạt động nhân quyền Thiểm Tây, nói với phóng viên Epoch Times rằng: “Trong xã hội cũ, người ta vẫn có quyền đánh trống và kêu oan, nhưng bây giờ người dân trong xã hội thậm chí còn không có quyền khóc? Bao Công nổi tiếng công bằng vị tha trong hàng ngàn năm, giờ đã trở thành đối tượng duy trì sự ổn định của chính quyền.”
Nhân vật trong video nói trên đã công khai cho biết: “Người phụ nữ ở Phủ Khai Phong khóc Bao Công là tôi, là tôi, thực sự là tôi! Mọi người không cần tìm nữa, hôm nay tôi công khai ra mặt, nói hết ra oan khuất của mình.”
Cô cho biết quê ở huyện Xương Đồ, tỉnh Liêu Ninh, do tư pháp bất công nên bị hãm hại vu khống, gia đình tan nát. Cô đã thắng kiện tại Tòa án Xương Đồ, nhưng cơ quan thi hành án của tòa án đã giở trò dối trá, đã trả lại tài sản bị phong tỏa điều tra đồng thời cho người bị thi hành án tự ý xử lý tài sản đóng băng.
Cô cho biết, thẩm phán thi hành án đã nhiều lần gợi ý cô trả phí đút lót qua các cuộc gọi điện thoại, nhưng do gia đình cô gặp khó khăn nên không có tiền đút lót, do đó vụ án chậm trễ giải quyết. Mặc dù cô đã thắng kiện, nhưng chỉ là thắng được tờ giấy, khiến cô – một người phụ nữ nông thôn- không có cửa để cầu cứu, khiếu nại.
Ngày 10/3, cô đến nhà anh họ ở Khai Phong nghỉ ngơi, khi đến thăm đền thờ Bao Công, nghĩ đến sự công bằng chính nghĩa của Bao Công, cô đã không kìm được lòng và bật khóc.
Người phụ nữ này cho biết sẽ theo kiến nghị của mọi người, đi đến Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật để khiếu nại.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…