Tại sao hai cha con ông Tập Cận Bình và ông Tập Trọng Huân lại trái ngược nhau trong xử lý vấn đề Hồng Kông? Trong hai phong cách ứng xử khác nhau này thì bên nào có lợi cho việc giải quyết xung đột và hóa giải mâu thuẫn?
Luật An ninh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Hồng Kông gây tranh cãi đã được Ban Thường vụ Quốc hội nhất trí thông qua vào ngày 30/6, ngay lập tức được lãnh đạo Tập Cận Bình ký và chính thức có hiệu lực. Luật này cho thấy Bắc Kinh không ngần ngại thắt chặt toàn diện quyền kiểm soát đối với Hồng Kông, sẵn sàng phá bỏ cam kết “một quốc gia, hai chế độ” và không tiếc phải trả giá bằng rạn nứt quan hệ với các nước phương Tây quan trọng như Mỹ và Anh.
Một số nhà phân tích tin rằng Luật An ninh của ĐCSTQ tại Hồng Kông chỉ mất chưa đầy hai tuần từ khi đưa ra thảo luận đến khi thông qua, đã làm nổi bật phong cách lãnh đạo độc đoán của ông Tập Cận Bình và thái độ không khoan nhượng đối với những ý kiến trái chiều. Điều này trái ngược hoàn toàn với cách xử lý các vấn đề Trung Quốc – Hồng Kông của cha ông là ông Tập Trọng Huân trong thời gian phụ trách tại tỉnh Quảng Đông (từ 1978 đến 1980).
Nhà văn và nhà bình luận nổi tiếng Hồng Kông là Đào Kiệt (Chip Tsao, bút danh To Kit) cho rằng Trung Quốc là đất nước nhân trị chứ không phải pháp trị. Nhưng mà “nhân trị” này có hai cách hiểu. Một cách hiểu là lấy nhân từ trị quốc. Một cách hiểu là người lãnh đạo đứng trên pháp luật, trái ngược với pháp trị là pháp luật đứng trên tất cả.
Khi ông Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền Trung Quốc đã cho biết cải cách và mở cửa sẽ không bị lung lay trong 100 năm, và chính sách đối ngoại của Trung Quốc là “giấu mình chờ thời”. Nếu ông ta (Đặng Tiểu Bình) thực sự là một hoàng đế, ông ta sẽ viết “thánh chỉ” này trên một tấm bia bằng sắt trước Quảng trường Thiên An Môn, để các thế hệ sau có thể theo đó thực hiện, đây là điều hoàn toàn có thể.
Vào thời nhà Thanh, Hoàng đế Khang Hy tuyên bố không bao giờ cho phép thái giám can thiệp vào chính trị, điều này đã thực thi trong gần 200 năm. Nhưng nhân trị của Trung Quốc ngày nay hoàn toàn khác với triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Ngày nay, một kẻ cầm quyền qua đời thì kẻ lên tiếp quản sẽ làm khác đi. Ví dụ, ông Đặng Tiểu Bình tuyên bố Trung Quốc “giấu mình chờ thời”, nhưng ngày nay ông Tập Cận Bình không làm theo và cho rằng điều đó đã kết thúc, bây giờ là lúc cần công khai phản công.
Trước đây, ông Đặng Tiểu Bình nói với người dân Hồng Kông rằng sẽ không thay đổi trong 50 năm, nếu 50 năm chưa đủ sẽ tăng thêm 50 năm nữa. Nhưng ông không biết rằng sau khi ông chết, người thay thế ông sẽ nghĩ khác. Ông Đặng Tiểu Bình học ở Pháp, trải qua hai cuộc Chiến tranh Thế giới, học qua đại học vào những năm 1940, biết tiếng Anh. Sau này, khi ông Hồ Cẩm Đào học Đại học thì là nền giáo dục thời đại Đảng Cộng sản và hệ tư tưởng không liên quan gì đến Trung Quốc trước năm 1949.
Người lãnh đạo hiện nay có người cha từng bị bức hại, bị ông Đặng Tiểu Bình thanh trừng, do đó sẽ để lại chấn thương trong tính cách và tâm lý của ông ta. Ông ta cảm thấy mình đã nhường nhịn đủ. Cách suy nghĩ của Tổng thống Reagan và bà Thatcher là của người phương Tây, cho rằng ĐCSTQ hủy hoại Hồng Kông sẽ không có lợi cho Trung Quốc là kiểu tư duy duy lý bên ngoài. Nhưng cách suy nghĩ của ĐCSTQ lại hoàn toàn khác với thế giới văn minh bên ngoài.
Học giả Joseph Torigia của Hiệp hội Đối ngoại Mỹ (The Council on Foreign Relations, CFR) cho rằng Luật An ninh Quốc gia là một cột mốc vì ba lý do.
Thứ nhất, trong thời kỳ đầu cải cách và mở cửa, Chính phủ Trung Quốc sợ nhất là việc Hồng Kông làm xói mòn chính trị Trung Quốc Đại Lục. Bây giờ thì hoàn toàn ngược lại, đó là ĐCSTQ ảnh hưởng đối với hệ thống chính trị Hồng Kông. Điều này khác với tinh thần “một quốc gia, hai chế độ”.
Thứ hai, Hồng Kông ban đầu là một cửa sổ giữa phương Tây và Trung Quốc, nhưng như nhà văn Đào Kiệt chỉ ra, bây giờ đã có tội ‘thông đồng với các lực lượng nước ngoài gây đe dọa đối với an ninh quốc gia’. Vài thập kỷ trước, con đường để phương Tây hiểu Trung Quốc trong nhiều trường hợp, thường là đến Hồng Kông để nghiên cứu. Nhưng cửa sổ này có thể không giống như trước đây.
Thứ ba, trên thực tế vào những năm 1980 và 1990, ĐCSTQ đã xem xét vấn đề Hồng Kông và cũng đã có ý tưởng rằng nếu xử lý thỏa đáng vấn đề Hồng Kông có thể cũng giúp trấn an người Đài Loan. Nhưng hiện nay người Đài Loan thấy rõ thái độ của ĐCSTQ đối với cam kết “một quốc gia, hai chế độ”, ở một mức độ nhất định có thể xem là không tôn trọng cam kết.
Từ 1978 đến 1980, ông Tập Trọng Huân từng là Bí thư thứ hai và Bí thư thứ nhất của Tỉnh ủy Quảng Đông. Hồi đó, ông đã phải đối mặt với một tình huống là số lượng lớn người Đại Lục trốn sang Hồng Kông. Thời điểm đó ông đã giải quyết vấn đề khó khăn này như thế nào? Kinh nghiệm này đặt nền tảng gì cho ông để tiếp tục xử lý các mối quan hệ giữa Trung Quốc – Hồng Kông về sau?
Ông Joseph Torigia cho biết, năm 1962 ông Tập Trọng Huân đã mất chức, từ 1962 đến 1978 ông không tham gia công việc. Khi được cho phục hồi lại công việc ông đã đến Quảng Đông, vừa đến Quảng Đông ông phát hiện vấn đề vượt biên nghiêm trọng. Tháng 6/1978, ông đã đến Thâm Quyến và thấy rằng rất nhiều người đã rời Trung Quốc đến Hồng Kông, đó là vấn đề khiến ông trăn trở. Ông đến đường Trung Anh (Chung Ying), một bên là Hồng Kông và một bên kia là Đại Lục và phát hiện thấy Trung Quốc Đại Lục rất lạc hậu. Nhưng lúc đó ông vẫn tin vào chủ nghĩa xã hội, và không hiểu tại sao người ta chạy đến nơi chủ nghĩa tư bản để làm nô lệ và bị bóc lột. Lúc đầu ông không biết phải làm gì.
Vào tháng 6/1979, Chính phủ Trung ương Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Lý Tiên Niệm khi đó đã chỉ trích ông Tập Trong Huân và các nhà lãnh đạo của tỉnh Quảng Đông rằng họ không làm tốt công việc của mình. Ông Tập Trọng Huân cũng đã tiến hành đánh giá và đề xuất ba giải pháp: thứ nhất là phát triển sản xuất, là nguyên nhân gốc rễ, chắc chắn cần giúp cho mọi người sống tốt hơn; thứ hai là giáo dục yêu nước (yêu Đảng), để mọi người tin tưởng vào bốn hiện đại hóa của Trung Quốc; thứ ba là cái gọi là “nắm đầu rắn”, làm tốt công việc ngăn chặn. Vốn cũng vì vấn đề vượt biên nên ông Tập Trọng Huân cảm thấy rằng có thể giúp những người này tìm được việc thông qua [mô hình tổ chức] đặc khu, nhưng muốn làm tốt được vấn đề này cũng cần người Hồng Kông đầu tư. Do vậy, khi đó các nhà doanh nhân nổi tiếng như Mã Vạn Kỳ (Ma Man-kei) và Lý Gia Thành cho rằng ông Tập Trọng Huân hiểu suy nghĩ của người Hồng Kông và hiểu cảm xúc của họ sớm hơn các nhà lãnh đạo cấp cao khác của ĐCSTQ. Và ông Tập Trọng Huân là nhà lãnh đạo đầu tiên của ĐCSTQ mà người Hồng Kông gặp khi Trung Quốc bắt đầu cải cách và mở cửa.
Tại sao ông Tập Cận Bình và cha ông có thái độ và cách tiếp cận rất khác nhau trong việc đối phó với Hồng Kông và nhiều vấn đề khác? Nhà văn Đào Kiện cho rằng trong chế độ chính trị theo kiểu Trung Quốc cận đại thì phong cách của người con không nhất định noi theo người cha. Trước đây thì còn có chữ Hiếu, uy quyền của người cha là thông qua lễ nghĩa mà thành. Nhưng đến cận đại thì khác rồi, các giá trị đạo đức thời xưa không còn nữa, đây là lý do khiến nhiều khi người con muốn làm ngược lại để thể hiện bản thân.
Con gái của Stalin đã chạy đến Mỹ, cắt đứt với người cha của mình, nhất là quốc gia Cộng sản như thế này, người cha là cánh tả thì người con có thể rất cánh hữu; người cha rất cánh hữu, thì người con có thể rất cánh tả. Cho nên ở trong mối quan hệ đó có thể có tâm lý trái ngược.
Ông Tập Trọng Huân sống ở nơi như Thiểm Bắc, là người không được học đến Đại học, nhưng về bản tính của ông tương đối nhân từ hơn một chút, nhân tính mạnh mẽ hơn hẳn Đảng tính. Ông thấy nhiều người ở Thâm Quyến lẻn vào Hồng Kông, ngay khía cạnh cho thấy nhân tính của ông nổi rõ. Và vấn đề quan trọng cuối cùng, ông được sinh ra cách đây hơn 100 năm, quá trình ông lớn lên là sự kết thúc của nhà Thanh và những năm đầu của Trung Hoa Dân Quốc, có thể khi đó còn chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng của Khổng Tử. Nhưng bây giờ thế hệ lãnh đạo ĐCSTQ hoàn toàn không còn như vậy.
Ông Joseph Torigia chỉ ra vào năm 1980, khi ông Tập Trọng Huân về công tác trong chính quyền trung ương được giao phụ trách công tác mặt trận thống nhất, vì vậy lúc đó có liên quan đến Hồng Kông. Năm 1983, hai luật sư trẻ ở Hồng Kông đã đến Bắc Kinh để gặp ông Tập Trọng Huân, ông nói với họ rằng nếu chúng tôi không giải quyết vấn đề thì Chính phủ của chúng tôi sẽ là Chính phủ nhà Thanh, và chúng tôi sẽ là Lý Hồng Chương. Nếu thay đổi, thì không còn là Đặc khu, như vậy Điều 31 của Hiến pháp trở thành trống rỗng, đây không chỉ là ý tưởng của thế hệ này, không liên quan gì đến việc ai chết hay ai còn sống, sẽ được thế hệ tiếp theo duy trì bảo vệ.
Nhưng chúng ta không thể tuyệt đối hóa sự khác biệt giữa ông Tập Cận Bình và ông Tập Trọng Huân, vì dù ông Tập Trọng Huân cũng tuyên bố rằng mọi thứ liên quan đến Hồng Kông được đảm bảo không thay đổi, nhưng nhấn mạnh không có chuyện tự do tuyệt đối, vì để tự do tuyệt đối thì bất kỳ chế độ nào cũng bị sụp đổ.
Thêm một chuyện nữa, khi ông Tập Cận Bình gặp ông Mã Anh Cửu (cựu Tổng thống Đài Loan, cuộc gặp mặt diễn ra vào năm 2015 tại Singapore), được ông Mã Anh Cửu kể lại chuyện Thủ tướng Đức Angela Merkel đã hỏi tại sao người Trung Quốc các bạn khác với người Đức của chúng tôi? Người Đức chúng tôi dễ dàng rũ bỏ mọi thứ của quá khứ, nhưng các bạn thì luôn rất quan tâm.
Ông Tập Cận Bình đã đáp lại, đối với người Trung Quốc chúng ta, những gì tổ tiên để lại, ai ném đi là kẻ phản bội. Do đó về mặt này ông Tập Cận Bình phải rất có tinh thần dân tộc, không khác gì mấy người cha.
Một số nhà phân tích cho rằng ông Tập Cận Bình dựa vào chống tham nhũng để củng cố quyền lực, nhưng quyền lực càng lớn thì càng trở nên bất an. Ở một mức độ nhất định, điều này khiến ông ta từng bước đi đến ngày hôm nay, đôi tay ngày càng duỗi dài hơn.
Mục tiêu tiếp theo, hay mục tiêu cuối cùng của ông Tập Cận Bình là gì? Về vấn đề này, nhà văn Đào Kiệt cho rằng là để đảm bảo bàn giao thành tích vào năm tới khi ĐCSTQ kỷ niệm 100 năm thành lập và tổ chức cuộc diễu hành quân sự lớn. Vì vậy bây giờ ông ta sẽ duy trì một chính sách đối nội và đối ngoại rất cứng rắn, sẽ không dễ dàng nhượng bộ. Nếu ông Trump được bầu lại và quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan chặt chẽ thì liệu ĐCSTQ có hành động quân sự thống nhất Đài Loan? Nếu không có hành động thì làm thế nào ông ta có thể khai báo công trạng với Đảng? Nếu ông Tập Cận Bình không áp dụng hành động quân sự với Đài Loan thì liệu có bùng nổ cuộc chiến quy mô lớn? Đây là những vấn đề đáng quan sát thêm.
Theo Lâm Phong (theo VOA)
Xem thêm:
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…
Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…
35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…
Iran đã hiện thực cam kết mở rộng chương trình hạt nhân nhằm đáp trả…
Mưa lớn khiến một số nơi ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định bị…
Y học cổ truyền Trung Hoa thường nói rằng “nuôi thận là nuôi dưỡng sự…