Người Ngô Duy Nhĩ theo đạo Hồi đang bị chính quyền ĐCSTQ tẩy não nhằm làm họ quên đi văn hoá, tôn giáo và bản sắc của họ. Thế nhưng, Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) vẫn tiếp tục giữ im lặng trước sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng này.
Trước phiên họp lần thứ 41 của UNHCR (Hội đồng Nhân quyền LHQ) vào tháng 4/2019, những người biểu tình Duy Ngô Nhĩ đã tập trung tại bức tượng Chiếc ghế vỡ ở Geneva, bày tỏ hy vọng rằng ‘cuộc diệt chủng’ đang bị che giấu ở Trung Quốc sẽ được phơi bày và và bị lên án.
Ước tính cho thấy hiện có hơn 1 triệu người đang bị giam giữ trong các trại giam tại Tân Cương, đa số là người Duy Ngô Nhĩ. Những người phụ nữ bị lạm dụng tình dục, còn những người đàn ông bị tra tấn hàng giờ vì không nhớ các bài diễn văn của Tập Cận Bình hay các bài hát của ĐCSTQ. Họ bị tẩy não nhằm khiến họ quên đi văn hoá, tôn giáo và bản sắc của mình.
Những người Duy Ngô Nhĩ hy vọng rằng lời thỉnh nguyện của họ có thể được các nước thành viên ngồi cách đó không xa nghe thấy.
Nhưng đáp lại là một sự thất vọng lớn khi diễn văn khai mạc phiên họp cố tình giảm nhẹ tính nghiêm trọng của sự tàn bạo đang diễn ra ở Trung Quốc.
Ngày làm việc thứ hai của phiên họp, phó chủ tịch Tân Cương được trao diễn đàn, ngay lập tức đã lên tiếng khẳng định lời tuyên truyền của Bắc Kinh về việc vì sao các trại giam lại chỉ là “các trung tâm đào tạo nghề.”
Thế nhưng, UNHCR đã dường như không để ý tới một nghịch lý là tại sao những người này cần đào tạo việc làm trong khi họ đã có việc làm? Họ đã là những học giả, bác sĩ, nhà khoa học, nghệ sĩ, cầu thủ bóng đá v.v. trước khi được đưa tới đây. Và tại sao tất cả những người đó không được phép trò chuyện với ai, tiếp xúc với ai, cũng như không được về nhà?
LHQ đã phái một quan chức cao cấp người Nga tới thăm Tân Cương trong một chuyến đi không hoạch định vào tháng 6 vừa rồi. Nhưng sau chuyến thăm đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ đã “đạt được một sự đồng thuận chung với LHQ về các vấn đề chống khủng bố.”
Và từ thời điểm đó, LHQ hoàn toàn im lặng trước sự việc.
Trung Quốc hiện đứng thứ hai trong số các nước đóng góp cho LHQ. Trung Quốc dự kiến đóng góp 12,01% cho ngân sách chung của LHQ từ năm 2019 đến 2021, tăng từ mức 7,921% trong giai đoạn 2016-2018.
Cùng với việc Mỹ rút khỏi UNHCR vào tháng 6/2018, điều này đã giúp đưa vị thế của Trung Quốc tại cơ quan này lên hàng đầu.
Theo báo cáo tháng 9/2018 của Viện Brookings (Mỹ), trong vài năm qua ĐCSTQ đã thay đổi từ tư thế phòng thủ truyền thống trở thành tham dự với vai trò tích cực trong cơ quan nhân quyền LHQ, đặc biệt trong hai năm qua liên tục đưa ra những nghị quyết, tiêu biểu như “Cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh”, “Thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực nhân quyền” và “Hưởng tất cả các quyền con người”.
Những nghị quyết của ĐCSTQ chú trọng quan hệ hợp tác giữa các nước, trong khi bỏ qua nhân quyền các cá nhân, vai trò của các nhóm xã hội dân sự, hoặc sự giám sát của Hội đồng Nhân quyền.
Ông John Fisher, Chủ nhiệm của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cho biết ĐCSTQ có chiến lược hai bước trong lĩnh vực nhân quyền. Một mặt, ĐCSTQ ngăn chặn những lời chỉ trích của quốc tế về đàn áp nhân quyền của họ; mặt khác, ĐCSTQ phổ biến quan điểm gọi là “chủ quyền quốc gia” và “không can thiệp vào công việc nội bộ” nhằm làm suy yếu các chuẩn mực, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của tổ chức nhân quyền quốc tế.
Ông cho biết, ĐCSTQ đang từ từ làm xói mòn hệ thống Ủy ban Nhân quyền và Hội đồng Nhân quyền LHQ, thậm chí cả LHQ và các cơ cấu liên quan khác, biến những cơ cấu này thành những công cụ có lợi cho ĐCSTQ.
Ngày 12/7/2019, Trung Quốc tuyên bố trước Hội đồng Nhân quyền LHQ rằng 37 nước đã viết thư gửi đến LHQ ca ngợi các thành tựu về nhân quyền của nước này tại Tân Cương.
Lá thư được gửi đến dưới dạng thư chung có kèm chữ ký của 37 vị đại sứ đại diện cho 37 nước tại LHQ. trong số các nước ủng hộ có những cái tên đáng chú ý như Nga, Ả Rập Xê Út, Philippines, Triều Tiên.
“Đối mặt với thách thức nghiêm trọng của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, Trung Quốc đã thực hiện một loạt các biện pháp chống khủng bố và các tư tưởng cực đoan hóa ở Tân Cương, bao gồm thiết lập các trung tâm giáo dục và đào tạo nghề”, lá thư lập luận.
Các đại sứ khẳng định họ đã được đưa đến thực địa và nhận thấy an ninh đã tái lập ở Tân Cương và các quyền cơ bản của con người thuộc mọi dân tộc đã được bảo vệ.
Sứ mệnh của UNHCR là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, nhưng trước sự bành trướng và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh, nhiều người lo ngại rằng sứ mệnh này của UNHCR sẽ sớm trở thành việc thúc đẩy và bảo vệ những kẻ vi phạm nhân quyền.
“Cách Trung Quốc đối xử với cộng đồng chúng tôi phải là một lời cảnh tỉnh đầy sức nặng đối với thế giới, và thế giới cần can đảm gọi tên nó ra đúng với bản chất của nó,” một người biểu tình Duy Ngô Nhĩ cho biết.
Bảo Minh (t/h)
Xem thêm:
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…