Báo cáo mới nhất của UBS công bố hôm 24/5 chỉ ra ,dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Trung Quốc đã bị hạ từ 4,2% xuống 3%. Hôm 23/5, JPMorgan Chase giảm mức dự báo từ 4,3% xuống 3,7%. Như vậy mục tiêu tăng trưởng 5,5% mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mong đợi khó có thể đạt được.
Ngày 24/5, Ngân hàng Đầu tư UBS của Thụy Sĩ đã hạ dự báo tăng trưởng GDP cả năm nay của Trung Quốc xuống 3%. Nếu chính quyền Trung Quốc giảm bớt các hạn chế đối với vận tải và chuỗi cung ứng thì sẽ có đợt phục hồi hình chữ V trong quý III và IV, với mức tăng mạnh phục hồi 10% theo quý, nhưng mức tăng tính theo năm cũng chỉ tăng 3,1%.
Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á và chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Ngân hàng Đầu tư UBS, ông Vương Đào (Wang Tao) chỉ ra rằng dịch bệnh và các hạn chế liên quan đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế của Trung Quốc trong tháng Tư, thực trạng tụt giảm GDP theo quý dự kiến sẽ tăng lên trong quý II, tốc độ tăng trưởng cả năm chậm lại 1,4%, tương ứng với mức giảm theo quý là 8%.
Ông Vương Đào cho biết dù giao thông vận tải và hậu cần bắt đầu được cải thiện từ giữa tháng Tư nhưng tiến độ vẫn còn chậm. Hoạt động tiêu dùng ở một số thành phố vẫn bị hạn chế nhiều, trong khi đó doanh số bán bất động sản tiếp tục giảm, trong 3 tuần đầu tiên của tháng Năm đã sụt giảm tới 50%.
UBS khuyến cáo các nhà đầu tư nên chú ý đến những thay đổi chính sách từ chính quyền Trung Quốc do bùng phát dịch bệnh COVID-19 cũng như các biện pháp kích thích lớn và sự phát triển trong lĩnh vực bất động sản.
Ngoài ra ngày 23/5, JPMorgan Chase cũng đã công bố một báo cáo, theo đó hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm của Trung Quốc từ 4,3% xuống 3,7%, ngân hàng này cũng cho biết lý do ĐCSTQ phong tỏa xã hội vì dịch bệnh COVID-19 nên quý II có thể chứng kiến mức giảm sâu hơn dự kiến. Trước đó ngày 18/5, Goldman Sachs đưa ra dự báo 4% và ngày 19/5 Bloomberg Economics đưa ra dự báo 2%.
Nhiều năm qua, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc được thúc đẩy bởi “cỗ xe tam mã” của đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu. Sau khi ĐCSTQ thúc đẩy chính sách ‘Zero COVID’ không chỉ đánh vào tiêu dùng mà còn gây tắc nghẽn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu. Không chỉ vậy, sức hấp dẫn của nền kinh tế Trung Quốc đã giảm mạnh và đầu tư trực tiếp nước ngoài đang tháo chạy khỏi Trung Quốc.
Tờ Financial Times đưa tin hôm 23/5 rằng một loạt các vấn đề chính trị và quy định, bao gồm chính sách ‘Zero COVID’ hà khắc của ĐCSTQ và những rủi ro địa chính trị cao phát sinh từ lập trường của ĐCSTQ trong cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, đang khiến nhiều công ty đa quốc gia lo ngại, theo đó làm nguồn lực đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài bắt đầu tháo chạy khỏi Trung Quốc.
Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, cho biết tính chất bấp bênh này đang khiến cộng đồng doanh nghiệp châu Âu “tạm dừng” đầu tư vào Trung Quốc.
Chủ tịch Michael Hart của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cũng cảnh báo rằng các CEO nước ngoài chuẩn bị đến Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc đi lại, bao gồm việc hủy chuyến bay, phức tạp về thị thực và thời gian cách ly kéo dài khi đến nơi, điều đó dẫn đến khoản đầu tư vào Trung Quốc giảm đáng kể trong năm tới.
Trên thực tế, giá trị tài sản tài chính bằng nhân dân tệ do người nước ngoài nắm giữ đã giảm hơn 150 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2022, mức giảm lớn nhất từ trước đến nay. Thị phần cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc đã giảm từ mức khoảng 4,3% vào cuối năm 2021 xuống chỉ còn dưới 4% vào tháng 3/2022. Theo tính toán của nhà nghiên cứu Gavekal, trong năm nay tổng vốn cổ phần nước ngoài nắm giữ từ đầu năm đến nay giảm khoảng 2%.
Viện Tài chính Quốc tế (IIF) dự báo sẽ có tổng cộng 300 tỷ USD vốn sẽ chảy ra khỏi Trung Quốc trong năm nay, cao hơn mức 129 tỷ USD vào năm 2021.
Thủ tướng ĐCSTQ Lý Khắc Cường đã đưa ra một loạt các biện pháp để cố gắng ngăn chặn đà suy giảm nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc, tuy nhiên vẫn còn phải xem liệu có hiệu quả hay không.
Ngày 23/5, ông Lý Khắc Cường chủ trì cuộc họp Chính phủ Trung Quốc đã thẳng thắn thừa nhận áp lực suy thoái kinh tế Trung Quốc đang ngày càng gia tăng, qua đó tuyên bố sẽ thực hiện 33 biện pháp trong 6 lĩnh vực nhằm ổn định nền kinh tế để có thể hy vọng đưa nền kinh tế Trung Quốc trở lại bình thường. Có học giả đã phân tích rằng đây là “xả nước để nuôi cá”, cũng có chuyên gia cho rằng điều trước tiên là phải bỏ chính sách ‘Zero COVID’.
Nhà bình luận kinh tế độc lập của Trung Quốc có biệt danh “Kim Sơn” (Jin Shan) chia sẻ với Đài VOA Mỹ rằng các biện pháp mới có vẻ bỏ qua nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình và cá nhân. Từ góc nhìn vấn đề của cơ quan chức năng Trung Quốc thì hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể mang lại nguồn thu thuế trực tiếp, qua đó thấy rõ tăng trưởng kinh tế, có vẻ họ chưa lường đến khả năng chi tiêu của các hộ gia đình trực tiếp kích thích sự phát triển kinh tế.
Về vấn đề này, Tổng thư ký Wu Den-yih của Hiệp hội Chiến lược phát triển Đài Loan chia sẻ với Đài Á châu Tự Do (RFA) rằng “33 biện pháp ứng phó này giống như xả nước để nuôi cá! Vấn đề là xả bao nhiêu nước? Nuôi bao nhiêu cá? Những con cá sẽ chẳng mấy lại chết đói, chỉ cung cấp thêm nước mà không thay đổi môi trường bên ngoài thì cũng không giải quyết được vấn đề, cơ bản chính sách hiện nay của ĐCSTQ chỉ là ứng phó nhanh trước mắt”.
Đài RFA cũng dẫn ý kiến giáo sư Tsung Huang tại Đại học Chính trị Đài Loan nói rằng các biện pháp có thể mang lại vài tác động tích cực đến nền kinh tế, nhưng tiền đề là phải thay đổi chính sách ‘Zero COVID’, nếu không thì không có cách nào để thay đổi tình hình.
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…
Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…
Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…