Cách ăn mặc của người xưa ẩn chứa đạo dưỡng sinh sâu sắc

Đối với người xưa, từ cách sinh hoạt hàng ngày, cách ăn mặc đều chứa đựng đạo dưỡng sinh, dưỡng tính vô cùng sâu sắc. Nó không chỉ thể hiện tư tưởng thuận theo tự nhiên, âm dương ngũ hành mà còn thể hiện ra tư tưởng kính Trời kính Đất của người xưa.

(Tranh: Đinh Quan Bằng thời Thanh, Public Domain)

Ngày nay, khi đi trên đường chúng ta dễ dàng bắt gặp những người mặc các trang phục hở hang. Đặc biệt vào mùa hè thì mọi người thường mặc quần áo ngắn, hở vai, hở rốn, hở đùi, có người còn mặc quần trễ đũng không thắt lưng… Trong mắt cổ nhân, loại trang phục như vậy được gọi chung là “y quan bất chính”, tức là trang phục không phù hợp, không “chính”.

Đông y cổ đại cho rằng yếu tố “chính” của con người là rất quan trọng, dễ dàng ảnh hưởng đến sức khỏe thân thể. Do cơ thể con người có nhiều huyệt vị quan trọng phân bố ở đầu, cổ, vai, lưng, đầu gối, bàn chân và các bộ phận khác. Cho nên, nếu một người thường xuyên mặc các trang phục để hở những huyệt vị ấy thì sẽ khiến dương khí của cơ thể bị lọt ra ngoài, hàn tà dễ dàng xâm nhập, làm tắc khiếu huyệt, làm tổn hại đến tạng phủ. 

Người xưa ăn mặc để bảo vệ bản thân khỏi bị ngoại tà xâm nhập. Các yếu tố ngoại lai này bao gồm gió, lạnh, khô, ẩm, nóng. Cách ăn mặc phù hợp bên cạnh việc mang đến cho người khác cảm giác về vẻ đẹp bên ngoài, còn khiến cho người khác không khởi phát tâm tà, đồng thời cũng thể hiện tôn nghiêm của bản thân.

Cách ăn mặc của người ngày nay dường như trái ngược hẳn lại với đạo lý này, ưa thích đem những bộ phận cần được bảo hộ, che kín nhất của con người phơi bày ra ngoài, khiến người nhìn sinh những suy nghĩ xấu xa, vừa không tốt cho bản thân và người khác. Điều này quả đúng như người xưa đã nói: “Phục sức biến dị làm tổn hại thân tâm”.

Trong cách ăn mặc, người xưa tuân thủ quy tắc nam mặc trường bào (một loại áo dài), nữ mặc váy dài. Trường bào là áo của người đàn ông, giống như chiếc áo choàng và có độ dài đến mắt cá chân, chân đi giày da cao cổ. Diện mạo này thể hiện sự kiên cường và uy vũ của người đàn ông. Váy của người phụ nữ kéo dài đến đất. Cách mặc như vậy tạo sự dịu dàng, uyển chuyển và thanh thoát cho người phụ nữ.

Vì sao người xưa lại mặc áo dài và váy dài như vậy? Y học cổ đại cho rằng cơ thể con người có một số loại kinh mạch, thông thường các kinh mạch quan trọng được đề cập đến là 12 đường kinh mạch chính và kỳ kinh bát mạch. Kỳ kinh bát mạch có tác dụng lưu tồn năng lượng quan trọng của con người, điều hòa, tích trữ, lưu thông khí huyết của 12 kinh mạch.

Khi khí huyết của cơ thể con người thịnh vượng thì sẽ được lưu trữ trong kỳ kinh bát mạch, còn khi khí huyết của cơ thể suy yếu thì sẽ cần khí huyết trong kỳ kinh bát mạch đến bổ sung. Việc điều hòa này cần một số loại mạch đến duy trì, và chúng đều được bắt đầu từ khớp mắt cá chân. Như vậy, việc mặc áo choàng dài và váy dài có tác dụng giống như đê chắn, bảo hộ khí huyết tồn trữ trong cơ thể. 

Trên trang phục của cả nam và nữ thời xưa đều có một đai thắt ở chỗ lưng eo. Trang phục của người thời xưa hầu hết không dùng cúc, chỉ may mấy sợi dây nhỏ trên áo để thắt nút. Để quần áo chỉnh tề, không bị xộc xệch hay bung ra, người ta đeo một chiếc đai thắt lưng to bản quanh eo. Bất luận là quan phục hay y phục thường ngày thì đều có đai thắt lưng này. Dần dà, mang thắt lưng trở thành lễ tiết không thể thiếu, đặc biệt là khi tiếp đãi khách. 

Trong “Quy điền lục”, Âu Dương Tu viết rằng: Ban đêm Đường Thái Tông cho mời Đào Cốc vào cung. Đào Cốc đến nhưng không bước vào trong. Hoàng đế lập tức hiểu ra Đào Cốc không vào là do mình thất lễ, không thắt đai lưng. Thế là Hoàng Đế lệnh cho người mang Hoàng bào tới, đồng thời thắt đai lưng. Đào Cốc sau khi thấy Hoàng Đế trang phục chỉnh tề mới bước vào.

Chỗ thắt đai lưng kỳ thực chính là vị trí của Đới mạch. Đới mạch có tác dụng điều phối hoạt động của các kinh mạch dọc, làm cho chúng vận hành có quy luật. Đới mạch có liên quan đến các bệnh đau lưng, kinh nguyệt rối loạn, viêm bàng quang, yếu liệt chi dưới… Đai thắt lưng có tác dụng bảo vệ đới mạch, tránh bị tà khí xâm nhập.

Trong tranh ảnh cổ, chúng ta còn thấy cả nam và nữ thường hay có một chiếc khăn chít trên đầu. Chiếc khăn này được gọi là Mũ phốc đầu. Mũ phốc đầu khởi nguồn từ thời Đông Hán, đến thời Bắc Chu, nó chính thức có tên là Phốc đầu. Đến thời Tùy Đường, nó trở thành chiếc mũ mà mọi tầng lớp xã hội yêu thích, từ vương công quý tộc đến thường dân đều dùng mũ phốc đầu như một trang phục hàng ngày của mình.

Mũ phốc đầu là người xưa căn cứ theo âm dương ngũ hành, phỏng theo Tam tài (Thiên – Địa – Nhân) mà chế tạo thành. Trời có biến hóa âm dương ngày đêm, bốn mùa nóng lạnh, người có lục phủ ngũ tạng, khí huyết vận hành 12 kinh mạch âm dương và kỳ kinh bát mạch, hư thực thịnh suy. Trời tròn đất vuông, con người đầu tròn, chân vuông, để ứng với Đạo của Trời đất, làm việc chân chính. Con người căn cứ theo quy luật Trời đất âm dương bốn mùa, ít suy tư, tiết chế dục vọng, cẩn thận hành sự, ức chế tình cảm, dưỡng sinh dưỡng đức.

Người xưa sử dụng trâm hoa tượng trương cho cát tường phú quý, vui mừng, cảm ơn. Thời cổ đại, khi kết thúc các hoạt động lễ lớn, lễ tế Trời, các quan khi trở về cung điện thì đội trâm hoa để tạ ơn Trời đất. Còn có ngày lễ, khi kết thúc tiệc mừng thọ, hoàng đế ban yến tiệc, ban y phục, ban tước quan, và ban tiến sĩ mới, nghe tin mừng thì đội trâm hoa.

Trong “Tống Sử” có ghi chép: “Mũ phốc đầu, trâm hoa, gọi là đội trâm. Khi dự lễ Trung hưng, tế Trời, Minh đường, lễ xong trở về cung, các quan lại và thị tùng đều đội trâm hoa. Ngày cung kính tạ ơn Trời đất cũng như vậy”.

Sĩ đại phu thời Đường đa phần đều chuộng đội trâm hoa. Có câu chuyện “4 tể tướng đội trâm hoa” lưu truyền khắp thiên hạ. Chuyện kể rằng, bốn người Hàn Kỳ, Vương Khuê, Vương An Thạch và Trần Thăng ở vào cùng một thời điểm, cùng một địa điểm, đều đội trâm hoa giống nhau. Sau này cả bốn người lần lượt đều làm tể tướng.

Ngoài ra đội mũ phốc đầu, trâm hoa, băng đô trán còn có công dụng khác là bảo vệ huyệt trên đầu không bị phong hàn. Đông y giảng: “Đầu là nơi hội tụ của các khí dương, còn gọi là tủy hải”. Tủy hải không đủ thì đầu quay cuồng, ù tai, hoa mắt, mắt không nhìn rõ. Có chuyện rằng, một lần Thái tử nước Quắc bỗng nhiên bị hôn mê bất tỉnh, Biển Thước đã châm cứu huyệt bách hội, khiến thái tử cải tử hoàn sinh.

Trước kia những thứ như quần áo, giầy dép, mũ, túi, đồ trang sức có hình thù kỳ quái… thì người xưa không thích dùng. Bởi vì người xưa tin vào quỷ thần, cho rằng quỷ trông thấy thứ giống nó sẽ dễ cộng hưởng, dễ tới quấy nhiễu, không tốt lành cho người mang. Ngày nay nhiều người ưa thích đầu tóc kỳ dị, quần áo kỳ dị, trang sức kỳ dị, tính cách cũng kỳ quái. Trang phục và hành vi như vậy ở một phương diện nào đó đều khiến người khác có cảm giác e ngại, đây là tiềm thức chuẩn xác của con người.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

10 giờ ago