Cuộc tấn công bất ngờ vào tòa Khâm Sứ Pháp ở Huế (P1)

Trong khi Triều đình Huế ký kết các Hiệp định công nhận sự bảo hộ của Pháp, thì phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết lại chuẩn bị cho một cuộc chiến sống còn với Pháp. Điều này đã dẫn đến một cuộc tấn công bất ngờ vào tòa Khâm Sứ Pháp ở Huế.

Triều đình ký các Hiệp ước nhượng bộ

Trước sức mạnh của quân Pháp, Triều đình Huế buộc phải ký Hiệp ước Harmand năm 1883, Hòa ước Patenôtre năm 1884. Với việc ký kết này, Triều đình Huế đã công nhận quyền bảo hộ của Pháp đối với Đại Nam.

Nội bộ Triều đình cũng không đồng lòng, chia làm phái chủ chiến, phái chủ hòa và những người lưỡng lự. Tôn Thất Thuyết là người đứng đầu phái chủ chiến, không đồng ý vua Hiệp Hòa ký Hiệp ước Harmand năm 1883, vì thế mà bị Vua giáng chức.

Tôn Thất Thuyết. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Không muốn hàng Pháp, Tôn Thất Thuyết cùng các đại thần khác phế vua Hiệp Hòa, đưa con nuôi của vua Tự Đức là Kiến Phúc lên ngôi.

Tôn Thất Thuyết giữ chức Thượng thư bộ Binh tức nắm giữ quân đội trong tay. Ông tổ chức cho quân xây dựng các phòng tuyến bố phòng tại các tỉnh cũng như Kinh thành, sẵn sàng chống Pháp.

Năm 1884, vua Kiến Phúc ký Hòa ước Patenôtre. Tôn Thất Tuyết dù không đồng ý nhưng cũng đành cố nhịn, tận dụng Hòa ước này nhằm xây dựng lực lượng, “mở đường thượng đạo”, xây dựng một hệ thống các đồn sơn phòng dọc theo sườn Đông Trường Sơn, xây dựng căn cứ ở Tân Sở (huyện Cam Lộ, Quảng Trị) phòng khi có biến sẽ rút quân đến đây.

Tháng 8/1884, vua Phúc Kiến lâm bệnh nặng rồi qua đời, em của Vua mới 12 tuổi lên ngôi, hiệu là Hàm Nghi. Đến lúc này Tôn Thất Thuyết cùng phái chủ chiến mới thực sự kiểm soát được Triều đình, quyết tâm chống Pháp.

Pháp muốn loại bỏ phái chủ chiến

Các hoạt động của Tôn Thất Thuyết dù cố giữ bí mật với quân Pháp, nhưng khó dấu hết được, người Pháp cảm thấy cần phải loại bỏ phái chủ chiến trong Triều mà đứng đầu là Tôn Thất Thuyết.

Cuối tháng 5/1885, Pháp cử tướng De Courcy làm Toàn quyền chính trị và quân sự tại Bắc và Trung kỳ. De Courcy đến Huế với hơn 1.000 binh lính, mục tiêu loại bỏ phái chủ chiến và Tôn Thất Thuyết.

Thống tướng Pháp Henri Roussel de Courcy. (Ảnh: Wikipedia, Public Domain)

Courcy yêu cầu Triều đình phải lệnh cho các sĩ phu và dân chúng quy thuận hoàn toàn chính quyền bảo hộ Pháp. Đáp lại, Tôn Thất Thuyết cho các khẩu thần công ở Đại nội chĩa sang phía đồn Mang Cá của Pháp. Lập tức quân Pháp đến tuần tiễu xung quanh Đại Nội.

Tình hình rất căng thẳng, Khâm sứ Lemaire thuyết phục Tôn Thất Thuyết di dời các khẩu thần công này. Tôn Thất Thuyết nhượng bộ cất các khẩu thần công này, rồi bí mật chuyển một phần đến căn cứ ở Tân Sở mà người Pháp không biết.

Để loại bỏ Tôn Thất Thuyết, Courcy cho mời các quan Phụ chính đến sứ quán Pháp vào ngày 3/7 để thảo luận việc vào Triều yết kiến vua Hàm Nghi rồi trình quốc thư, rồi sẽ bắt luôn Tôn Thất Thuyết. Tuy nhiên âm mưu này bị lộ nên Tôn Thất Thuyết cáo bệnh không đi.

Áp lực của Pháp ngày càng tăng

Chỉ có Nguyễn Văn Tường và Phạm Thận Duật là đến sứ quán Pháp. Phía Pháp ra rất nhiều điều kiện như phái đoàn Pháp phải đi vào bằng cửa chính Ngọ môn, khi vào trong Hoàng thành thì vua Hàm Nghi phải đích thân ra ngoài đón.

Chiều 4/7, Triều đình Huế cử phái đoàn đến sứ quán Pháp mang theo lễ vật của Thái hậu Từ Dụ, nhưng Courcy cự tuyệt không tiếp cũng như không nhận lễ vật và tuyên bố: “Nếu các người muốn yên ổn, thì trong 3 ngày phải nộp 200.000 thỏi vàng, 200.000 thỏi bạc và 200.000 francs”.

Đến lúc vào Kinh thành gặp vua Hàm Nghi để trình quốc thư, Courcy cùng tùy tùng nghênh ngang đi vào bằng cửa Ngọ môn vốn chỉ dành cho Vua.

Nhận thấy tình hình ngày càng căng thẳng, Tôn Thất Thuyết gấp rút chuẩn vị vũ khí lương thực chuẩn bị cho cuộc nổ súng. Ông quyết định bất ngờ tấn công trước nhằm giành thế chủ động dù chưa chuẩn bị thật kỹ càng.

Kế hoạch tấn công

Ngay ngày 4/7, Tôn Thất Thuyết cho đặt súng thần công hướng vào tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá của Pháp. Khi trời vừa sập tối, Trần Xuân Soạn cho đóng hết các cửa ở Kinh thành, đặt các khẩu thần công lên sẵn sàng phòng thủ.

Kinh thành Huế. (Ảnh: Lưu Ly, Wikipedia, Public Domian)

Đến tối, Tôn Thất Thuyết chia quân tấn công, một cánh do em trai ông là Tôn Thất Lệ chỉ huy nửa đêm vượt sông Hương đánh úp tòa Khâm sứ. Đoán biết quân Pháp bị tấn công sẽ cho quân tiếp viện, nên một cánh khác do Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn chỉ huy ở bên này sông sẽ tấn công vào trấn Bình Đài, không cho quân Pháp ở đây đi tiếp viện.

Một cánh khác mai phục ở cầu Thăng Long sẵn sàng chặn và đánh quân Pháp ở đồn Mang Cá. Một đội quân khác ở phía sau Đại nội để phòng thủ và sẵn sàng trợ chiến.

Tối ngày 4/7, quân Pháp đang say sưa mở tiệc khao thưởng quân, trong khi đó quân Đại Nam đang di chuyển vào vị trí. Đến 1 giờ sáng, hiệu lệnh tấn công được phát ra, quân Đại Nam bất ngờ tấn công vào tòa Khâm Sứ Pháp và trấn Bình Đài.

Trần Hưng

Tham khảo:

  • “Đại Nam thực lục” tập 33
  • “Việt Nam sử lược”, Trần Trọng Kim

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

1 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

2 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

2 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

3 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

5 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

5 giờ ago