“Nó không nói chuyện, không ăn uống gì, người gầy như con khô, ngày càng trầm đi… Chúng em chẳng biết làm sao nữa. Lo lắng lắm, cũng động viên dỗ dành các kiểu, đưa đi khám các nơi, thuốc men đủ loại rồi…”
“Nó đi giang hai tay trên thành cầu, hàng xóm bắt gặp lôi về. Có bữa nó leo lên nóc nhà ngồi. Cả ngày không nói chuyện. Chỉ ăn mì tôm… Chị không biết làm sao nữa….”
“Con em trầm cảm. Em sợ lắm chị ơi….”
“Cô giúp tôi khuyên cháu nó với, nó cứ thích đi tập võ và thi đấu mà lại không ăn uống gì, về nhà chỉ ăn mì tôm hoặc vớ vẩn. Anh chị cấm không cho nó đi thi đấu nữa dù nó đi thi đạt nhiều giải. Nó nổi xung và nói hỗn. Nó càng bỏ ăn như thể làm áp lực lại với ba mẹ nên giờ anh chị cho nó đi tập lại nhưng ít thôi. Cô làm cách nào để nó ăn nhiều hơn. Có thuốc gì không cô?”
“Nó mê chơi điện tử lắm, không học hành gì, nói gì cũng cãi hoặc lầm lì cả ngày không nói chuyện. Nhà đến vô phúc. Cô có cách nào…”
“Bé nhà em học giỏi lắm, chỉ mỗi tội nó không thích giao tiếp, rụt rè nhút nhát lắm, chỉ thích rúc trong phòng thôi, nhiều lúc gọi mãi không thưa…”
…
“Con muốn nhảy xuống ban công…”
“Con có ý nghĩ tự tử từ lâu rồi…”
…
Ngồi xuống với trẻ, chỉ vài phút nghe, nhìn, quan sát cách trẻ và gia đình tương tác với nhau, mình hiểu đứa trẻ ấy đang phải chịu đựng những khốn khổ gì. Một cái nắm tay, vài câu nói, một cái ôm, trẻ òa ra hoặc lặng lẽ khóc trên vai mình. Xong phần trẻ. Mình chỉ cần nửa tiếng, một tiếng với trẻ là chúng lại ăn, lại vui và thả lỏng. Chúng chẳng có bệnh gì cần phải chữa.
Không ít khi người cần được chữa là bố mẹ, ông bà, những người nuôi dưỡng chúng. Mà những người đấy thì luôn cho rằng họ không có bệnh, không có vấn đề gì hết. Không nhận ra bản thân, được người khác giúp chỉ ra cho thì họ cũng luôn chối bỏ hoặc thay đổi nửa vời. Một lần nói chuyện, hai lần, nhiều lần, một tháng, vài năm… nhiều người vẫn vậy. Thậm chí đầy người phản ứng ngược chửi thẳng vô mặt mình.
Cuối cùng bọn trẻ lại chính là những người chữa bệnh cho ba mẹ chứ không phải ngược lại, thế mới hâm. Bọn trẻ lại phải là những người thấu hiểu ba mẹ và đang cố gắng để giúp ba mẹ hiểu trẻ, không phải ngược lại đâu. Thực tế đó. Cay đắng chưa?
Gặp từng đứa, nghe chúng nói, nhìn nét mặt, chạm vào tay, cảm nhận chúng bằng cả trái tim để thấy chúng cần lắm những người bạn thực sự biết nghe, nhìn thấy chúng. Để thấy chúng bội thực những lời nói yêu thương sáo rỗng, sợ người lớn như thế nào. Để thấy chúng trầm cảm, tự tử là điều đương nhiên và đó là lỗi hoàn toàn thuộc về những người lớn đang chìm trong u mê.
Thiên hạ gào lên chửi rủa đủ kiểu đủ đối tượng mỗi khi có trẻ nhảy lầu, rồi sau một tuần họ quên sạch, cho đến khi một đứa trẻ khác nhảy cầu, họ lại gào lên. Họ sợ người ta không biết họ có tình yêu bao la!…
Nguyễn Thị Bích Ngà
Theo facebook Nguyễn Thị Bích Ngà
Đăng có chỉnh sửa dưới sự cho phép của tác giả
Xem thêm cùng tác giả:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…