Phật giáo phát triển mạnh tới tận triều đình nước ta từ thời nhà Đinh khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 Sứ quân thống nhất Giang Sơn về một mối. Đến thời nhà Lý thì Phật giáo phát triển cực thịnh. Nhà Trần kế thừa dùng tín ngưỡng ổn định Xã Tắc mà 3 lần đánh bại đại quân Mông Cổ.
Sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 Sứ quân, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đất nước bước vào giai đoạn phát triển sau nghìn năm bắc thuộc. Đất nước phát triển cần dựa trên nền tảng đạo đức, không có gì tốt bằng niềm tin tín ngưỡng.
“Đại Việt sử ký toàn thư” chép rằng:
Tân Mùi, [Thái Bình] năm thứ 2 [971] , (Tống Khai Bảo năm thứ 4). Bắt đầu quy định cấp bậc văn võ, tăng đạo. Lấy Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lưu cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lụ, Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng chân uy nghi.
Phật giáo thời kỳ này được xem trọng. Em trai của Vua Đinh Tiên Hoàng là Đinh Bộ Lan và em họ của Vua là Đinh Bộ Đông đều tu luyện tại chùa Non Đông (ở Tiên Lãng, Hải Phòng).
Người đứng đầu tăng đạo là Ngô Chân Lưu, tên thật là Ngô Xương Tỷ, là hoàng tử con trai của Ngô Xương Ngập và là cháu nội của Ngô Quyền.
Ngô Chân Lưu nổi tiếng thông tỏ Phật giáo, danh tiếng vang xa. Năm 969, Đinh Tiên Hoàng cho mời Ngô Chân Lưu đến diện kiến, sau đó phong cho ông là Tăng Thống, tức người đứng đầu trong Phật giáo. Ngô Chân Lưu cũng là người giữ chức Tăng Thống đầu tiên trong sử Việt.
Sau khi vua Lê Đại Hành lên ngôi, ông vẫn duy trì phát triển Phật giáo. Vua rất xem trọng, tin tưởng và nghe lời các Thiền sư nổi tiếng lúc đó là Vạn Hạnh, Khuông Việt, Đỗ Pháp Thuận.
Khi Vua mới lên ngôi, nhà Tống đưa quân sang xâm chiếm Đại Cồ Việt, Hoàng đế nhà Tống gửi thư đe dọa. Trước tình thế nguy cấp, năm 981, vua Lê Đại Hành cho triệu Thiền sư Vạn Hạnh đến hỏi nếu đánh thì thắng hay bại. Thiền sư Vạn Hạnh trả lời rằng quân Tống sẽ bại và rút lui. Câu nói của Thiền sư Vạn Hạnh giúp nhà Vua và các tướng sĩ tự tin trong cuộc chiến chống Tống.
Để chuẩn bị thế trận khi quân Tống tiến sang, vua Lê Đại Hành đã nhờ tới thiền sư Khuông Việt. Sách “Thiền Uyển Tập Anh” chép rằng Vua và thiền sư Khuông Việt đến Bình Lỗ để chuẩn bị một trận địa mai phục, xây thành, đóng cọc đánh Tống.
Vua cầm quân đánh rồi giả thua, nhử quân của chủ tướng Hầu Nhân Bảo đến Bình Lỗ. Quân Tống trúng kế thảm bại, chủ tướng Hầu Nhân Bảo tử trận.
Sau khi thắng Tống, nhà Vua có ý khen thưởng các vị Thiền sư, nhưng tất cả đều không nhận.
Khi biên giới phía Bắc tạm yên, năm 982, vua Lê Đại Hành cho sứ giả đến Chiêm Thành tỏ ý hòa hảo. Vua Chiêm Thành là Tỳ Mi Thuế liên kết với nhà Tống bắt giữ sứ giả và khiêu chiến với Đại Cồ Việt.
Vua Lê Đại Hành đưa quân tiến đánh Chiêm Thành, đến phút cuối còn do dự, lại mời thiền sư Vạn Hạnh đến hỏi. Thiền sư Vạn Hạnh trả lời rằng đây là cơ hội đừng để vuột mất.
Vua Lê tiến binh sang Chiêm Thành, vua Chiêm chống lại, chiến trận diễn ra ở vùng Bình Trị Thiên ngày nay. Vua Chiêm bị chém ngay giữa trận tiền, quân Chiêm thua to. Từ đó Chiêm Thành quy thuận Đại Cồ Việt.
Vấn đề ngoại giao với nhà Tống rất quan trọng nhằm giữ được hòa bình, Vua tin tưởng giao cho Thiền sư Đỗ Pháp Thuận đón tiếp sứ nhà Tống. Thiền sư Pháp Thuận khiến sứ nhà Tống khâm phục, trước khi về nước tặng vua Lê bài thơ trong đó có câu “Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu”, nghĩa là “ngoài trời lại có trời soi nữa”.
Phật giáo thời nhà Đinh, Tiền Lê đã phát triển, đến thời nhà Lý thì cực thịnh, các vị vua khai quốc đều là những người tu luyện.
Vua Lý Thái Tổ là học trò của Thiền sư Vạn Hạnh. Nhà Lý rất xem trọng Thiền sư, nhiều người nổi tiếng thông tỏ được phong Quốc sư như Viên Chiếu, Thông Biện, Viên Thông, Nguyễn Minh Không (tức Lý Quốc Sư).
Vai trò của các Quốc sư rất quan trọng, giúp nhà Vua thêm hiểu biết về Phật giáo, đưa ra những kiến giải nhằm giúp Vua trị quốc.
Thời nhà Lý có các dòng thiền như Tì Ni Đa Lưu Chi (Diệt Hỷ), Vô Thông Ngôn, và dòng thiền mới là Thảo Đường.
Vua Lý Thái Tổ là đệ tử của Thiền sư Vạn Hạnh thuộc dòng thiền Tì Ni Đa Lưu Chi (Diệt Hỷ), vua Lý Thái Tông là vị Tổ thuộc thế hệ thứ bảy phái thiền Vô Ngôn Thông, vua Lý Thánh Tông là Tổ thứ hai Thiền phái Thảo Đường.
Khi Vua là người tu luyện, Phật giáo phát triển rộng khắp, nơi nào cũng có chùa chiền. Dân chúng đều thực hành theo đạo Phật, nhờ đó mà xã hội ổn định, văn hóa phát triển rực rỡ.
Trần Thủ Độ ép buộc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhưng Trần Cảnh khi lên ngôi Vua đặt hiệu là Thái Tông chứ không lấy hiệu Thái Tổ, vì cho rằng nhà Trần là nối tiếp nhà Lý nên ngôi Thái Tổ của vợ mình là Chiêu Hoàng.
Tiếp nối nhà Lý, vào thời nhà Trần, Phật giáo được xem là quốc giáo, chùa chiền có mặt khắp nơi, dân chúng đều tín ngưỡng đạo Phật.
Nếu như thời nhà Lý, các vị Vua khai quốc đều là người tu luyện khi tại vị, thì thời nhà Trần, khi Thái tử đã lớn thì các Vua nhường ngôi cho con, bản thân làm Thượng Hoàng rồi chuyên tâm tu luyện.
Phật giáo phát triển qua các thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần. Nhà Trần kế thừa phát triển Phật giáo, giáo hóa muôn dân, khiến Xã Tắc ổn định, trở thành nền tảng vững chắc giúp Giang Sơn hùng mạnh 3 lần đánh bại đại quân Mông Cổ.
Trần Hưng
Xem thêm:
Mời xem video:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…