Ở phương Đông thời xưa, văn tự được sử dụng chủ yếu là chữ tượng hình cổ, ngày nay được gọi là chữ Hán phồn thể. Thực chất loại chữ này đã tồn tại từ lâu, trước thời Hán, đến thời nhà Tần thống nhất Trung nguyên, nó đã được chỉnh lý và thống nhất. Loại chữ này không chỉ có hình thái ưu mỹ đặc biệt mà còn biểu đạt ý tứ tượng trưng phong phú, khiến cho nó mang theo nội hàm vô cùng sâu xa.
Trong suốt quá trình phát triển, chữ phồn thể phản ánh nhiều loại tín tức như tín ngưỡng chính thống, đạo đức cao thượng, lý niệm “thiên nhân hợp nhất”, v.v. của người xưa. Chữ phồn thể là văn hóa truyền thống và là tải thể quan trọng của tinh thần phương Đông. Người xưa nói: “Thánh nhân dùng tượng hình để biểu đạt toàn bộ ý tứ.” Hình tượng chữ phồn thể biểu lộ diện mạo của hết thảy cảnh tượng trong càn khôn vũ trụ, nó bao hàm linh khí thần kỳ và mỹ lệ của tạo hóa. Nội hàm của nó thể hiện tinh thần cầu Đạo “siêu xuất bản thể sự vật”, thổ lộ ra nội hàm nhân văn thâm sâu.
Chữ tượng hình cổ đặc biệt chú ý về việc chữ truyền đạt thông điệp của Thần. Ví như chữ “江” (giang), chữ “河” (hà) khiến cho người ta cảm thấy phảng phất trước mắt hình ảnh một dòng sông và tiếng nước chảy róc rách. Hoặc là, những chữ như “德” (đức), “理” (lý), “法” (pháp), “和” (hòa), “道“ (đạo) kỳ thực từ sớm không phải chỉ đơn thuần về mặt chữ nghĩa. Thông qua nền tảng tích lũy lịch sử lâu dài, những thứ mà chúng đại biểu và nội hàm chứa đựng trong đó thường mang theo một khái niệm rất to lớn, hàm ý bao quát rộng lớn và tư tưởng vô cùng thâm sâu. Đặc biệt là cùng một chữ tại các thời gian, không gian khác nhau và ngữ cảnh khác nhau sẽ sản sinh ra những hàm nghĩa khác nhau. Hơn nữa, có một số chữ tuy ở trong cùng một thời gian, không gian và cùng một ngữ cảnh nhưng lại mang nhiều hàm ý. Đi vào trong từng chữ và khám phá sự ảo diệu của văn hóa sẽ nhận được những khải thị về triết lý. Bên dưới xin lấy ra một số chữ làm ví dụ.
Chữ “道” (đạo) bao gồm chữ “辵” (sước) và chữ “首” (thủ). “辵” (sước) có nghĩa là chuyến hành trình xa xôi, “首” (thủ) có nghĩa là phương hướng đạt đến thông hiểu sự việc và đạo lý. Hướng đi của chuyến hành trình xa xôi và con đường để đi đến sự thông đạt, con đường này gọi là Đạo. Nó có hàm ý là đường đi, đạo lý, đạo đức, thiên đạo, v.v.. Trong văn hóa truyền thống phương Đông, Đạo là bản nguyên và quy luật của vũ trụ, là học thuyết của các gia như Phật gia, Đạo gia, Nho gia, v.v., là nơi quay về cảnh giới cao nhất của các môn phái. Tín ngưỡng truyền thống cho rằng trời đất vạn vật đều sinh ra từ Đạo, rồi lại quay về với Đạo. Các tôn chỉ cho rằng chiểu theo quy luật vũ trụ mà làm thì đạo lý làm người phải phù hợp với Thiên đạo, nhân tâm hợp với ý Trời mới có thể đạt đến “Thiên nhân hợp nhất”. Lão Tử từng cảm ngộ về Đạo như sau: “Vật chất do hỗn tạp mà thành, trời đất sinh ra trước, tịch mịch và trầm tĩnh, độc lập không thay đổi, vận hành tuần hoàn không mệt mỏi. Có thể làm mẹ thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, ta gọi nó là Đạo.” Trong “Trung Dung” viết rằng: “Không thể đi ngược với Đạo dù chỉ trong một khắc.”
Do kết hợp từ chữ “辵” (sước) và chữ “首” (thủ) nên chữ “道” (đạo) có hàm ý là đầu não phải thanh tỉnh, lý trí, mọi thời mọi lúc đều không thể xa rời “chính đạo”. Bởi vì “chính đạo” là thuận theo thiên lý và quy luật tự nhiên của trời đất, còn tà đạo sẽ lèo lái con người đi vào ngõ cụt tối tăm và không có đường quay về. Trời đất vạn vật không gì là không thuận theo Đạo, ví như một năm bốn mùa tuần hoàn, tinh cầu vận hành theo quỹ đạo không hề có chút sai sót nào. Ý nghĩa của Đạo nói cho con người biết thế nào là trạng thái “Thiên nhân hợp nhất”, triệt ngộ chân lý, tiến nhập vào cảnh giới của Đại Đạo.
Chữ “德” (đức) bao gồm chữ “彳” (sách) ở bên trái, trong văn cổ có nghĩa là con đường và hành động bước đi; ở bên phải lần lượt là các chữ “十目一心” (thập mục nhất tâm) có nghĩa là dùng cách nhìn chân chính và cái tâm chân chính, một tâm một ý tôn kính Đạo mà hành sự, nhắc nhở con người phàm khi khởi tâm động niệm, nói ra lời nào thì phải cẩn trọng “ngôn hành của một người đều có người khác quan sát dõi theo”, tùy thời mà nhắc nhở bản thân mình giữ vững tâm tính. Hai chữ “道” (đạo) và “德” (đức) có mối liên hệ mật thiết đó là “hành sự theo Đạo sẽ đắc được đức”, hoặc chỉ nói riêng về đức như “tôn kính thiên đạo, giữ đức trong tâm mà hành sự”.
Bổn ý của chữ “德” (đức) chính là ”đạo đức” và ”phẩm hạnh”. Nó là khái niệm trung tâm của văn hóa cổ xưa, bao hàm những phạm trù đạo đức với hết thảy đức tính tốt đẹp như thành tín, nhân nghĩa v.v. Người xưa thường liên kết mối quan hệ giữa “德” (đức) và ”天” (thiên). Họ cho rằng càng có đức càng có thể đắc được sự chiếu cố của thượng thiên. Trong sách “Thượng Thư” viết rằng: “Trời cao công chính không có tư tâm chỉ giúp đỡ những người có đức”. Ví như người nhà Chu chế tạo lễ nhạc, lễ lạc hình thức long trọng xác lập ra nguyên tắc giá trị đặt “德” (đức) lên hàng đầu và tín ngưỡng tinh thần căn bản của người nhà Chu là kính trời, bảo hộ dân chúng, trọng đức, thi triển ân trạch cho thiên hạ và giảm thiểu việc sử dụng hình phạt. Bậc thánh hiền ngày xưa rất coi trọng đức. Họ cho rằng đức là bản tính tốt đẹp ông Trời ban cho con người, làm người phải giữ lấy bản tính lương thiện và không ngừng thăng hoa cảnh giới đạo đức thì mới có thể thông đạt mọi sự; ngoài ra, con người phải biết tôn kính trời đất. Như trong “Lễ Ký” có ghi chép cương lĩnh đạo đức như sau: “Đạo của đại học rõ ràng ở đức, gần gũi với dân chúng thể hiện ở việc đạt đến cảnh giới hoàn thiện nhất về đức hạnh”. Sự an định và hòa hợp của xã hội, sự hưng thịnh của quốc gia không nằm ngoài việc duy trì “đạo đức”.
Chữ “福” (phúc) bao gồm chữ “示” (kỳ, thị) ở bên trái, tượng trưng cho hình ảnh đàn tế lễ, những thứ có liên quan đến tế lễ, Thần minh, cầu chúc; người xưa đến gần tế đàn cần phải nhận được khải thị của Thần linh và lời chỉ dẫn của Thượng Đế. Về sau, ý tứ của chữ tượng hình này mở rộng ra thành “khải thị”, dùng với bộ thủ này thì đại biểu cho Thượng Đế và Thần minh. Chữ “畐” (phúc) ở bên phải có thể hiểu là mỗi người đều có trái tim lương thiện mà Thần ban tặng, tìm về nơi tịnh thổ tâm linh thì phúc phận sẽ tròn đầy.
Chữ “福” (phúc) có ý nghĩa nguyên gốc là “佑” (hựu), biểu thị ý nghĩa cung phụng thượng thiên, tuân theo Đạo coi trọng đức, có thiên đạo bảo hộ thì mới có phúc, mới có thể gặp hung hóa cát, mọi việc mới được thuận lợi. Trong “Tả Truyện” viết rằng: “Phúc chính là sự bảo hộ”. Trong “Thuyết Văn Giải Tự” viết rằng: “Phúc cũng là có an bài trước. Người có an bài trước sẽ gặp trăm điều thuận lợi. Người gặp mọi chuyện suôn sẻ cũng đều là có an bài trước.” Ai nấy cũng đều hy vọng bình an hạnh phúc, có được tương lai tốt đẹp, không ai muốn gặp hung nạn. Duy chỉ có người thông suốt ý nghĩa của “福” (phúc), hiểu được nguyên nhân phải tu dưỡng “福” (phúc) thì mới có thể tích phúc, tạo phúc cho đến khi phúc phận và tâm linh tròn đầy. Phúc và đức có mối quan hệ mật thiết. Người xưa nói “Đức là phúc”, hiểu rõ “hảo đức” là căn bản của hết thảy vận tốt và phúc phận, hành thiện tích đức khiến cho tâm tính và ngôn hành của bản thân hợp với thiên lý, chỉ có như vậy thì trăm nghìn điều phúc và cát tường mới đến. Cổ ngữ viết: “Quân tử vạn năm, phúc lộc vẹn toàn”, “Tâm ý chân thành hợp với lẽ trời thì phúc phận vẹn toàn.”
Chữ “命” (mệnh) có nghĩa là khẩu lệnh, lệnh, hoặc là ra hiệu, người có quyền ra lệnh, dùng miệng để chỉ huy người khác cũng gọi là “mệnh”. Trong “Thuyết Văn Giải Tự”, chữ “命” (mệnh) có nghĩa nguyên gốc là “使” (sử), ý là sai khiến người ta làm theo ý của người ra lệnh. “命” (mệnh) là một loại tải thể của sự truyền thụ, có nghĩa là: Đạo gọi là “mệnh”, ví như trong “Dịch Thư” có viết: “Kẻ có tiền tài và quyền thế theo chính đạo, ấy là Thiên mệnh”; tự nhiên quy hướng về gọi là “mệnh”; cái gì mà sức người không thể làm lay chuyển gọi là “mệnh” hay “vận mệnh”. Cổ ngữ viết: “Những điều gặp phải trong đời đều do an bài của vận mệnh, con người không thể tự mình làm chủ”. Chỉ lệnh của vua đối với thần tử gọi là “mệnh”, ví như trong “Hiếu Kinh” có viết: “Con cái tuân theo mệnh lệnh của cha”. Chức năng sống cũng gọi là “mệnh” như trong từ “sinh mệnh”. “Mệnh” còn có nghĩa là sai khiến hay sai phái, như trong từ “sứ mệnh”.
Người xưa cho rằng con người và vạn vật đều có mang theo “sứ mệnh” đến thế gian này. Khổng Tử đề xuất rằng vua phải hiểu biết Thiên mệnh. Hiểu biết Thiên mệnh chính là lĩnh ngộ sứ mệnh mà bản thân mình đảm nhiệm và phải nỗ lực hoàn thành nó. Nguồn gốc của loại sứ mệnh này là “Thiên” (trời) nên gọi là “Thiên mệnh”. Thiên mệnh quan trong văn hóa truyền thống đã nói rõ nhiều điều như: việc lựa chọn con đường nhân sinh đúng đắn xuất phát từ quan niệm giá trị chịu sự chi phối của luật nhân quả trong vũ trụ, từ đó nhận thức đến tính tất nhiên của “mệnh do Trời định” và khả năng xảy ra cái gọi là “phúc do bản thân mình tạo nên”, bao gồm việc không ngừng tu dưỡng bản thân để đạt đến chí thiện, dám gánh vác trách nhiệm lớn lao duy hộ đạo nghĩa v.v.. Vua biết tôn trọng quy luật khách quan, phân biệt rõ đúng sai nên sẽ phán đoán và dự đoán một cách lý tính đối với sự phát triển trong tương lai. Người hiểu biết về “mệnh” sẽ coi trọng sinh mạng nên họ sẽ hoán tỉnh người khác bằng thiện tâm để tránh khỏi tai họa xảy ra. Tác dụng của giáo dục là dạy người ta hiểu về Thiên mệnh, phù hợp với Thiên mệnh, làm một người hiểu biết rõ ràng và tự chủ về vận mệnh của bản thân mình trong tương lai.
Chữ “覺” (giác) cấu thành từ chữ “見” (kiến) và phần giản lược của chữ “學” (học). Theo “Thuyết Văn Giải Tự”, chữ “覺” (giác) có nghĩa nguyên gốc là “寤” (ngộ). Chữ “寤” (ngộ) nghĩa là thức giấc, mở mắt tỉnh dậy nhận biết ra sự vật. “Giác ngộ”, “giác tỉnh” có nghĩa là tỉnh lại từ trong cơn mê. Chữ “覺” (giác) còn có nghĩa là: bậc Giác Giả, đạo đức cao thượng. Người không bị mê hoặc bởi thế sự gọi là “giác”, ví như bậc thánh hiền ngày xưa được người ta gọi là “tiên tri tiên giác” (có trí huệ nhìn xa trông rộng). Phật cũng gọi là “giác”, trong kinh Phật có câu “Phật giả minh giác, ký tự giác ngộ, phục năng giác tha.” “Giác” còn có nghĩa là ngộ ra đạo lý, thông suốt đạo lý, như trong câu “giác kim thị nhi tác phi” (ý tứ là: bây giờ thông suốt rằng ngày xưa mình đã hiểu sai) (trích từ “Quy Khứ Lai Hề Từ” của Đào Nguyên Minh). Chữ “覺” (giác) còn có nghĩa là khai sáng hay khiến cho người ta giác ngộ, như trong câu “Dữ tương dĩ thử đạo giác thử dân dã.” (ý tứ là: Ta sẽ lấy Đạo này để giác ngộ dân chúng) (trích từ “Mạnh Tử”, Vạn Chương).
Chữ “覺” (giác) có nhiều ý tứ khác nhau. Đời người rốt ráo cần giác ngộ điều gì? Bậc thánh hiền thời xưa sớm đã nói với chúng ta rằng: “Cần phải giác ngộ đạo lý của trời đất, con người và vạn vật; nhìn rõ thấu triệt các loại hiện tượng nơi thế gian để không bị mê hoặc, đả khai trí huệ để nhìn rõ chân tướng vũ trụ”. Giác ngộ đạo lý của trời là phải tuân theo quy luật vũ trụ và tìm cầu Đại Đạo. Giác ngộ đạo lý của đất là phải giống như đại địa khoan dung rộng lớn, đức dày tải vật. Giác ngộ đạo làm người chính là “Thiên địa nhân” (hay còn gọi là “tam tài”), con người phải tu đức hướng thiện để đạt đến “thiên nhân hợp nhất”. Giác ngộ đạo lý của vạn vật chính là nhân loại phải “yêu mến vạn vật”, tôn trọng tự nhiên và sinh mệnh, chung sống hài hòa với trời đất vạn vật. Trong thế giới phức tạp này, bậc Giác Giả không bị mê hoặc, chứng ngộ được chân lý và cảm hóa người khác cùng hướng về Đạo.
Chữ “清” (thanh) bao gồm chữ “水” (thủy) và chữ “青” (thanh). Theo “Thuyết Văn Giải Tự”, nó có nghĩa nguyên gốc là “朗” (lãng) dùng để chỉ nước hay các chất lỏng và chất khí có trạng thái thuần tịnh trong suốt, có nguồn gốc từ nước. Khi lấy chữ “青” (thanh) để chỉ bầu trời không gợn chút mây thì nó mang ý nghĩa là màu xanh lam, cũng có nghĩa là trong vắt tinh khiết, cho nên nước trong suốt tinh khiết được gọi là “清” (thanh). Chữ “清” có các ý nghĩa như sau: đức tính thuần khiết, như trong cổ ngữ viết “thanh tâm quả dục” để chỉ việc giữ gìn tâm tính thanh tịnh; nước gọi là “thanh”, như trong thơ Lý Bạch viết “Thanh thủy xuất phù dung. Thiên nhiên khứ điêu sức”; sáng suốt, như Chu Hy viết “Vấn cừ na đắc thanh như hử? Vi hữu nguyên đầu hoạt thủy lai” (ý tứ là: có tư tưởng tích cực, sáng suốt, thoáng đạt, bao dung như dòng nước bền bỉ tuôn chảy); thanh liêm công chính, như trong “Túc dạ duy dần, trực tai duy thanh” (ý tứ là: đạo làm quan trước sau cần phải chính trực thanh liêm) (trích từ “Thư, Thuấn Điển”); triệt để giải quyết vấn đề, như Trần Tử Ngang viết: “Phu dục chính kì mạt giả, tất tiên đoan kì bổn, thanh kì lưu giả, tất tiên khiết kì nguyên, tự nhiên chi phù dã.” (ý tứ là: thanh lý từ gốc rễ thì có thể trừ ác tuyên dương thiện)
Cảnh giới của chữ “清” (thanh) có lẽ là tận hưởng thiên nhiên, hoặc là phong vị thanh cao. Tâm thanh tịnh đến từ một nơi không bị ô nhiễm bởi danh lợi thế gian, từ việc thấu tỏ phú quý như mây khói và tu dưỡng phẩm cách cao thượng. Lão Tử nói: “Thanh tĩnh vi thiên hạ chính”. Trong “Hoài Nam Tử” viết rằng: “Thanh tĩnh giả, đức chi chí dã.” Người xưa giảng thanh tĩnh vô vi, có việc làm có việc không làm; việc làm nằm ở chỗ khắc chế tu dưỡng bản thân, sửa đổi hướng thiện, ý chí đặt ở Đại Đạo, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ; việc không làm nằm ở chỗ danh lợi sắc dục và buông thả bản thân. Con người sống trên thế gian phải bảo trì đầu óc thanh tỉnh, biết rõ phương hướng, mục tiêu và ý nghĩa của cuộc đời.
Mỗi một văn tự cổ triển hiện ra một loạt cảnh quan nhân văn với hình tượng sống động trước mắt người ta. Ví như chữ “信” (tín), gồm chữ “人” (nhân) ghép với chữ “言” (ngôn) cấu thành chữ “信” (tín) có nghĩa là lời nói và hành vi của một người chính đáng và thành thực, không dối trá. “Tín niệm”, “tín ngưỡng” cũng được tạo ra dựa trên cơ sở của chữ “tín”. Chữ “說” (thuyết) có nghĩa là lời nói phải đoái hiện thì mới có thể nói chuyện được. Tâm nằm ở giữa chính là chữ “忠” (trung). Tâm chân thực và thủ đức là chữ “慎” (thận), có nghĩa là thận trọng. Trong tâm có quỷ là chữ “愧” (quý), có nghĩa là hổ thẹn. Chữ “債” (trái) được cấu thành từ chữ “人” (nhân) và chữ “責” (trách), biểu đạt ý tứ thiếu nợ phải hoàn trả chính là trách nhiệm của con người. Chữ “悔” (hối) có nghĩa là trong tâm ghét bỏ lời nói và hành vi sai sót của bản thân, hoặc là uất ức trong tâm. Tuy nhiên, người xưa cũng từng giáo huấn rằng “hối hận cũng không có ích gì”, “con người có thể phạm qua lỗi lầm, chỉ cần người đó biết sửa chữa thì sẽ trở thành người tốt nhất.” Biết nắm giữ hiện tại và tương lai thì mới có thể chân chính sống một cuộc đời không phải hối hận.
Trí huệ của văn tự cổ biểu đạt thấu triệt vẻ đẹp thuần phát về thế giới tâm linh của nhân loại. Vẻ đẹp thuần phát của nó làm nổi bật những đức tính tốt đẹp của hằng bao nhiêu thế hệ như tôn kính Trời đất, tín ngưỡng Thần Phật, tu thân cầu Đạo, ngưỡng vọng về tương lai tốt đẹp, tịnh hóa nhân tâm, sử dụng lý niệm “hướng Đạo”, “hướng thiện” và “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ.”
Đăng lại có chỉnh sửa từ Minghui.org
Theo “Dùng hình tượng để biểu lộ ý tứ“
Tác giả: Trí Chân
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…