Nguồn gốc tên gọi chợ Bến Thành

Nhiều người, kể cả không phải dân Sài Gòn, đều biết đến ngôi chợ nổi tiếng nhất của Sài Gòn này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tại sao lại gọi chợ là chợ Bến Thành.

Nguồn gốc tên gọi

Năm 1788, Nguyễn Vương Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại được Gia Định từ quân Tây Sơn, liền cho xây dựng thành quách để ngăn quân Tây Sơn.

Bát Quái thành được xây dựng theo kiến trúc có 8 cạnh thành, nên còn có tên là thành bát quái. Năm 1790, thành được xây xong có chu vi khoảng 4.176 mét, ba mặt được sông che chở.

Sơ đồ thành Bát Quái theo kiến trúc Vauban do Trương Vĩnh Ký vẽ, Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú giải. Thụy Khuê trong “Đi tìm sự thật lịch sử về vua Gia Long” đã chỉ ra rằng đây là sự bịa đặt lịch sử. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)
Bản đồ Sài Gòn năm 1790 do người Pháp vẽ, ở chính giữa là thành Bát Quái. (Tranh: 2saigon.vn, Public Domain)

Thành Bát Quái khiến tuyến phòng thủ Nam Bộ trở nên vô cùng chắc chắn, quân Tây Sơn không sao đánh vào được. Nó có thể chống chọi được cả đạn pháo hiện đại nhất vào thời bấy giờ.

Sông Bến Nghé có một bến sông nằm gần thành Bát Quái, bến này dùng cho khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mà được gọi là Bến Thành (tức bến trước khi vào thành); gần sát bến này có một khu chợ (ở vị trí xưởng Ba Son ngày nay) vì thế mà chợ này cũng được gọi là “chợ Bến Thành”. Và tên “chợ Bến Thành” được xuất phát từ đây.

Lịch sử phát triển

Chợ Bến Thành ban đầu này được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh. Nơi bến sông này thuận lợi cho ghe thuyền trong và ngoài nước lui tới, vì thế mà việc buôn bán trở nên sầm uất. Hàng hóa nước ngoài xuất hiện ở chợ khá nhiều thu hút người dân và người Pháp đến đây mua sắm.

Hàng buôn bán trong nước gồm tơ lụa, gốm sứ, thảo dược, gạo, trái cây… từ miền Tây và miền Trung chen nhau cập bến cùng với các loại thuyền ghe Gia Ðịnh mũi đỏ xanh lườn. Vì thế mà thời đó có câu:

Ghe ai mũi đỏ xanh lườn,
Phải ghe Gia Định xuống vườn thăm em.

Năm 1833, Lê Văn Khôi lấy thành Bát Quái làm căn cứ khởi nghĩa chống lại triều đình. Năm 1835, triều đình đánh bại Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng cho phá hủy toàn bộ thành này, rồi xây một thành mới nhỏ hơn ở vị trí đông bắc thành cũ, gọi là “thành Phụng”, “thành Phượng” hay thành Gia Định.

Chợ Bến Thành lúc này vẫn còn đó nhưng không được sầm uất như trước nữa, dù vẫn là nơi đông đúc nhất. Các ghe thương thuyền thường đậu chen chúc nhau, tạo thành một thành phố nổi trên mặt nước.

Tháng 2/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, các binh lính người Việt chống Pháp đã cho thiêu hủy chợ Bến Thành để thông thoáng cho tàu ghe lưu thông trên sông Sài Gòn.

Chợ Bến Thành khi còn trên kênh Charner, đường Nguyễn Huệ ngày nay. (Ảnh: Manhhai, Flickr)

Để có nơi buôn bán, năm 1860 người Pháp đã cho dời chợ vào trong, xây mới tại con kênh gọi là Kinh Lớn (sau này lấp lại thành đường Nguyễn Huệ), dọc bờ kênh này là đường Charner nên con kênh này còn được gọi là là kênh Charner. Việc xây chợ tại con kênh này giúp ghe thuyền buôn bán hàng hoá lưu thông dễ dàng.

Do chợ Bến Thành nằm ở vị trí giao điểm của khu đô thị và hợp lưu của hai tuyến đường thủy là kênh Lớn và rạch Cầu Sấu (nay là đường Hàm Nghi) nên luôn nhộn nhịp đông đúc, các cửa hiệu phần nhiều là của người Hoa, người Ấn Độ và người Pháp.

Một cảnh mua bán ở chợ Bến Thành khi còn ở kênh Charner. (Ảnh: Wikipedia, Fair Use)

Đến năm 1911 thì chợ Bến Thành đã cũ kỹ, xuống cấp và nguy cơ bị đổ, vì thế người Pháp quyết định chọn một địa điểm để xây lại chợ Bến Thành thật khang trang, chắc chắn và đẹp hơn.

Địa điểm được chọn chính là khu chợ Bến Thành ngày nay. Thời đấy đó là một cái ao sình lầy gọi là ao Bồ Rệt (Marais Boreses) chen chúc nhà cửa lợp tranh tre tạm bợ. Chiếc ao này được lấp đi, chợ được xây với bốn của lớn nhìn ra 4 mặt đường.

Ao Bồ Rệt (Marais  Boreses) ngày xưa, tức vị trí chợ Bến Thành ngày nay. (Ảnh: Wikipedia, Public Domain)

Chợ được hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912, đến năm 1914 thì xây xong. Chợ rộng 13.000m2 với nền đất đá ong. Lễ khai thị (tức khai trương) diễn ra trong 3 ngày 28, 29 và 30/3/1914 với rất nhiều lễ hội văn hóa ẩm thực cùng các gian hàng, thu hút 100.000 người Sài Gòn và các tỉnh lân cận đến vui chơi.

Chợ Bến Thành lúc mới xây xong tháng 3/1914, chưa làm lễ khai thị. (Ảnh: Manhhai, Flickr)
Chợ Bến Thành năm 1914 khi mới làm lễ khai thị (Ảnh: Manhhai, Flickr)
Xe ngựa bốn bánh – phương tiện đi lại của người giàu ở Sài Gòn thuộc địa – trước Chợ Bến Thành năm 1921. (Ảnh: Manhhai, Flickr)

Chợ Bến Thành đã trải qua vài lần trùng tu, lần mới nhất là năm 1985. Tuy chợ không còn nét đẹp trầm lắng như trăm năm trước nhưng vẫn là biểu tượng của thành phố Sài Gòn.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

2 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

3 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

3 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

4 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

5 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

6 giờ ago