Sau khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc, ông Trump vào Nhà Trắng chắc chắn sẽ có tác động sâu sắc đến sự phát triển trong tương lai của quan hệ Mỹ – Trung. Có lẽ Trung Quốc đã sớm chuẩn bị tâm lý với điều này. Nhìn từ một loạt hành động mà ông Tập Cận Bình thể hiện trên trường quốc tế gần đây cho thấy: Trung Quốc đã thể hiện sẵn sàng đối đầu trực tiếp với Mỹ dưới thời chính quyền Trump.
Đầu tiên là ở Peru. Tại đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì một buổi lễ khai trương lớn: Cảng Chancay do Trung Quốc tài trợ xây dựng. Cảng này cách Los Angeles ở bờ biển phía tây nước Mỹ 4141 dặm, nhưng không chỉ là một cảng thông thường mà là một trung tâm thương mại và hợp tác mới giữa Trung Quốc và Mỹ Latin. Ông Tập Cận Bình thậm chí còn tuyên bố rằng đây sẽ là điểm khởi đầu của “tuyến đường biển Trung Quốc – Mỹ Latin mới” kéo dài từ Peru đến các nước khác ở Mỹ Latin. Trung Quốc sẵn sàng để phát huy hết lợi thế vị trí của cảng Chancay, xây dựng kênh đường bộ và đường biển mới Trung Quốc – Mỹ Latin bắt đầu từ cảng Chancay, khám phá xây dựng mô hình kết nối 3 chiều, đa dạng và hiệu quả từ bờ biển đến nội địa, từ Peru đến các nước Mỹ Latin khác, thúc đẩy sự phát triển tổng thể và xây dựng hội nhập của khu vực Mỹ Latin và Caribe. Ý định bắt đầu từ Peru của Tập Cận Bình là rất rõ ràng nhằm hướng đến vận hành trên toàn bộ Mỹ Latin.
Ngay sau khi kết thúc hoạt động ở Peru, Trung Quốc đã công bố một kế hoạch táo bạo hơn ở Nicaragua – Trung Mỹ: Xây dựng cảng nước sâu Bluefields ở biển Caribe. Vị trí của cảng này chỉ cách Miami – Florida nước Mỹ khoảng 1000 dặm, trực tiếp hiện diện trong biển Caribe nơi Mỹ coi là “sân sau”. Hơn nữa, dự án này do con trai của Tổng thống Nicaragua Autiga phụ trách, đối tác là công ty kỹ thuật quốc tế Trung Quốc, ý định chiến lược của Trung Quốc đã hoàn toàn công khai trong vấn đề này: Thách thức nước Mỹ. Về mặt địa lý, bố cục chiến lược của Trung Quốc rất rõ ràng: Cảng Chancay kiểm soát phía nam, cảng Bluefields kiểm soát phía bắc, tạo thành 2 trọng điểm nhắm vào kiểm soát Mỹ vượt qua Thái Bình Dương và biển Caribe.
Không chỉ ở Mỹ Latin, thái độ cứng rắn của Trung Quốc còn được thể hiện trong các dịp ngoại giao ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) gần đây, ông Tập Cận Bình đã phát động đối đầu trực tiếp với Tổng thống Mỹ Biden. Trong cuộc hội đàm, ông Tập đã đưa ra “4 lằn ranh đỏ” của Trung Quốc, mỗi lằn ranh đều cực kỳ cứng rắn: (1) Kiên quyết phản đối Đài Loan độc lập – đây là điểm mấu chốt của Trung Quốc đối với vấn đề Đài Loan; (2) Kiên quyết bảo vệ “dân chủ và nhân quyền” kiểu Trung Quốc – không cho phép các nước khác đặt câu hỏi liên quan đến “mô hình đặc biệt” của Trung Quốc về vấn đề dân chủ và nhân quyền; (3) Không bao giờ cho phép chỉ trích hoặc thách thức con đường và thể chế của Trung Quốc – bao gồm cả hệ thống xã hội chủ nghĩa và hạt nhân lãnh đạo của Trung Quốc; (4) Điều đặc biệt đáng chú ý là “dân chủ và nhân quyền” cũng được liệt kê là ranh giới đỏ. Vấn đề này biến các giá trị cơ bản được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi thành “điểm mấu chốt” không thể thách thức, không nghi ngờ gì là trò đảo ngược các quy tắc toàn cầu. Cử chỉ này cũng làm nổi bật thái độ cứng rắn và kiêu ngạo của Tập Cận Bình trên trường quốc tế, đặc biệt là ý định đối đầu trực tiếp với Mỹ là rất rõ ràng.
Ngoài ra, vào ngày 20/11 hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã đã công bố thông tin rằng bộ phim truyền hình “Thượng cam lĩnh” (Shangganling, Battle on Shangganling Mountain) đã nhận được chú ý sau khi phát sóng gần đây, tin tức trích dẫn bài phát biểu của các chuyên gia tại diễn đàn sáng tạo do Ủy ban Nghệ thuật Truyền hình Trung Quốc và Cục Phát thanh và Truyền hình thành phố Bắc Kinh chủ trì, đánh giá cao phim “Thượng cam lĩnh”. Một bình luận dường như nhẹ nhàng trong bản tin của Tân Hoa xã thực sự là điểm nhấn, đó là bộ phim truyền hình này “thúc đẩy tinh thần chống Mỹ và viện trợ Triều Tiên”. Vào thời điểm nhạy cảm khi quan hệ Trung-Mỹ đối mặt với thử thách, một lần nữa tư tưởng “thúc đẩy tinh thần chống Mỹ và viện trợ Triều Tiên” cho thấy tín hiệu chính trị rất rõ ràng.
Từ cảng Chancay ở Mỹ Latin đến cảng Bluefields ở Trung Mỹ kéo tới “4 lằn ranh đỏ” tại Hội nghị thượng đỉnh APEC, cho thấy thách thức của Trung Quốc không còn che giấu nữa. Đặc biệt là đề xuất của Tập Cận Bình về “4 lằn ranh đỏ” liên quan nhân quyền và dân chủ về cơ bản đã đảo ngược đồng thuận chung của cộng đồng quốc tế. Có thể nói, cuộc đối đầu Trung-Mỹ đã mở rộng từ kinh tế, ngoại giao đến đối đầu toàn diện về hệ tư tưởng và chiến lược toàn cầu. Tình hình tương lai phát triển như thế nào, đáng để chúng ta chờ xem.
Tờ Financial Times dẫn lời một nguồn tin Mỹ cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng…
Xe taxi chở một gia đình gồm 3 người tham quan du lịch ở xã…
Ông Nguyễn Văn Thắng được phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ông Trần…
Phía Kiev cho rằng sẽ không có ý nghĩa giảm tuổi bắt lính nếu phương…
Sau hơn 20 năm bỏ hoang, các hạng mục của bệnh viện quốc tế Hoa…
Ông Hồ Tích Tiến, cựu tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu, cho biết ông…