Cây phượng ở trường Bạch Đằng không còn rễ cọc?

Không may đúng lúc vào lớp, 6h30 ngày 26/5/2020, cây phượng cổ thụ trong sân trường THCS Bạch Đằng (Lê Văn Sỹ, Q 3, TP.HCM) đã bật gốc trong cảnh trời quang mây tạnh, đã gây tử vong một HS 12 tuổi và làm bị thương 12 HS khác!

Cây phượng lớn đổ sập vào đầu giờ sáng, tại trường THCS Bạch Đằng (TP.HCM), ngày 26/5/2020, đè chiếc xe rúm lại. (Ảnh: tuoitre.vn)

Một chiếc xe đạp của HS bị gốc phượng đè sụm yên ngồi và gãy niềng bánh xe sau, trong khi chiếc giỏ xe phía trước không có hoa phượng là hình ảnh tang thương cho mối tương quan thắm đượm giữa học trò và cây phượng vĩ ở sân trường!

Bộ rễ không có rễ cái và rễ bàng. (Ảnh: FB)

Thảm họa này do đâu? Hình ảnh của báo chí cho thấy gốc cây bung lên khỏi mặt đất (do cấn bệ xi măng kiềng gốc), bộ rễ cái và rễ bàng của nó đã bị cắt (do bứng trồng) hoặc bị mục (do già cỗi). Chỉ có một vết gãy lòi sớ cây tươi có tiết diện 10 cm2, trong khi gốc của nó lên tới 0,8 m2.

Trong thân cây bị mục ruỗng do sâu bệnh và nấm. (Ảnh: tuoitre.vn)

Thân cây bị gãy tại chảng ba (do đập xuống sân trường) cho thấy nó bị mục ruỗng do sâu bệnh và nấm. Mục ruỗng là mầm bệnh cố hữu của thân và rễ cây phượng già trên 20 tuổi.

Một nhánh cây bị cắt, nhiều chồi nhỏ đâm lên. Có thể điều này khiến cây bị mất trọng tâm. (Ảnh: FB)

Một nhánh lớn đường kính 2 tấc bị cắt gần thân đã khô queo. Tàng cây gồm những nhánh nhỏ đâm chồi sau khi tỉa nhánh lớn, vậy mà bộ rễ không chịu nỗi khi trọng tâm (tàng cây) lệch khỏi đa giác đế (bộ rễ bàng).

Trường THCS Bạch Đằng, nguyên là trường trung học Lê Bảo Tịnh nổi tiếng (dạy từ đệ thất đến đệ nhất) của giáo xứ Vườn Xoài xây, khai trường từ năm 1964.

Cây phượng này nếu trồng từ ngày đầu thì đã sống 56 năm, quá tuổi thọ cây phượng (30-50 năm) nên tự bật gốc theo quy luật tự nhiên. Cho dù Ban giám hiệu nhà trường không biết thì cũng phạm lỗi vô ý.

Nhưng, nếu đây là cây phượng lớn bị cắt rễ, bứng về trồng trong đợt xây mới trường sau này, thì Ban giám hiệu phải chịu trách nhiệm về việc thiếu chăm sóc, bảo quản cây.

Một em học sinh thất thần bên gốc cây đổ. Đằng sau, người lớn đang sơ cứu cho học sinh bị cây đè. (Ảnh: FB)

Công an Q.3 (TP.HCM) cần xác minh nguyên nhân cây đổ để tránh tang thương cho học sinh.

Có vô số tai nạn cây cổ thụ bứng trồng đã ngã đổ tại các khu dân cư mới và công trình công cộng, do tháo giàn chống đỡ cây trồng trước khi bộ rễ bàng, rễ cái mọc đủ độ dài và sâu để chịu lực.

Mai Bá Kiếm (Nhà báo)

Đăng theo Facebook Ba Kiem Mai với sự đồng ý của tác giả. Vui lòng đọc bài gốc tại đây.

Mai Bá Kiếm

Published by
Mai Bá Kiếm

Recent Posts

Trước 15/7, Bộ Tài chính phải trình dự thảo Nghị định về tiền mã hóa

Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trước ngày…

2 giờ ago

Mỹ sắp công bố loạt thỏa thuận thương mại lớn nhằm tránh cuộc chiến thuế quan

Hôm 6/7 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết quốc gia…

2 giờ ago

Thanh niên Mỹ định nghĩa lại ‘thành công’: Sức khỏe quan trọng hơn tiền bạc

Những công việc lương cao không còn là tiêu chuẩn vàng để một số thanh…

6 giờ ago

Hà Nội tăng giá vé metro Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Cầu Giấy 30-40%

Từ ngày 1/8, giá vé lượt hai tuyến metro Cát Linh - Hà Đông và…

8 giờ ago

Không cấp vũ khí cho chế độ đàn áp Kitô giáo ở Kiev — Dân biểu Mỹ

“Tôi hứa rằng sẽ không có vũ khí nào tài trợ cho ông,” dân biểu…

9 giờ ago

Đá sao Hỏa lớn nhất có thể được bán đấu giá với giá 4 triệu đô la

Sotheby's, một nhà đấu giá nổi tiếng thế giới, cho biết một thiên thạch được…

10 giờ ago