Categories: Xã luậnBlog

Đạo đức và xã hội phương Tây đã bị ăn mòn như thế nào bởi các phong trào cấp tiến?

Một hệ thống những tư tưởng cấp tiến đã len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội phương Tây một cách tài tình. Các quốc gia đang vận hành dưới những chế độ yên ổn đã từ bỏ các giá trị tự do và cởi mở đặc trưng của mình để đổi lấy những hệ tư tưởng tù túng và khép kín. Dần dà theo thời gian, họ chấp nhận sự dịch chuyển này trong bất tri bất giác …

Một xã hội tự do thông thường được xây dựng dựa trên những nền tảng thiết yếu gồm Đức tin, Quyền tự chủ, Gia đình và Hệ thống các doanh nghiệp không bị kiểm soát bởi Nhà nước.

Ngược lại chế độ cấp tiến chú trọng vào Chính phủ, Các nhóm quyền lực, Chính sách trợ cấp, Chủ nghĩa thâu tóm và Thuyết vô Thần. Đây là những hạt giống cơ bản được gieo xuống một xã hội đang trong quá trình bị nô dịch hóa, là khi các nền dân chủ phương Tây dần dần chuyển đổi từ chủ nghĩa tự do sang chủ nghĩa xã hội.

Bạn có thể nhận ra thời điểm một quốc gia bắt đầu đánh mất những giá trị cốt lõi của mình. Thay vì tôn thờ tự do, họ tập trung nhiều hơn vào chính phủ; mối quan tâm dành cho gia đình truyền thống đã dịch chuyển sang các nhóm lợi ích chính trị; thay vì thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động độc lập, họ tăng cường chính sách trợ cấp và thuế quan. Xã hội không còn được định hướng bởi những nguyên tắc đạo đức phổ quát. Trong trường học hoặc tại nơi công cộng, người ta quảng bá thuyết vô Thần và triết học đạo đức tương đối, trong đó cho rằng một hành vi được coi là phù hợp với đạo đức và có thể chấp nhận được là khi nó phản ánh các chuẩn mực nhất định của một nhóm giai cấp đại diện trong xã hội. Tất cả những xu hướng này dần dần sẽ tạo điều kiện cho chính phủ toàn quyền kiểm soát mọi thứ.

Có năm hình thức chủ nghĩa cấp tiến đã đồng thời thay đổi đời sống xã hội và đạo đức ở các nước phương Tây từ gốc rễ.

1. Chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến

Xu hướng đầu tiên và có lẽ cũng là chiêu bài thâm độc nhất trong số này là chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến. Nó tìm cách lật đổ trật tự sinh học của con người, thúc đẩy ý tưởng viển vông rằng hai giới tính là hoàn toàn giống nhau và bất kỳ sự khác biệt nào trong lối sống của họ đều cần bị san bằng. Chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến cho rằng việc một người sinh ra là nam hay nữ không phải đến từ tự nhiên, thay vào đó con người có thể tùy ý can thiệp và lựa chọn.

Tuy nhiên, giáo sư Michael Levin của Đại học Harvard từng phản biện thuyết này bằng một dẫn chứng rất ‘đời thường’: “Bất kỳ bậc cha mẹ nào sinh hạ cả con trai và con gái mà vẫn tin rằng chúng không có gì khác nhau, thì qua quá trình nuôi nấng chúng đều đã trải nghiệm điều ngược lại. Ví dụ này có giá trị hơn bất kỳ một nhận định nào từ các phòng thí nghiệm.”

Tuy nhiên, sai lầm đầu tiên là khi người ta đồng nhất chủ nghĩa nữ quyền với phụ nữ, hầu hết nữ giới chưa bao giờ ủng hộ sự ‘bình đẳng’ này. Nhà phê bình người Anh Kenneth Minogue đã có một câu nói rất sâu sắc: “Tương tự như chủ nghĩa Mác, ‘Thuyết nữ quyền’ là một sự cuồng vọng nhằm theo đuổi cái gọi là ‘sự cứu rỗi’, sau đó tiến hóa lên như một phong trào tôn giáo mới, xúi giục những thứ đam mê huyền hoặc. Về mặt học thuật, thuyết này lại rất thô thiển. Khái quát hóa một chút thì là một học thuyết được trang trí cho màu mè và được ‘bơm’ thêm đầy sự đấu tranh và phẫn nộ của con người.”

2. Phong trào Phá thai và phong trào ‘cái chết êm ái’

Chủ nghĩa cấp tiến thứ hai là phong trào phá thai cực đoan và phong trào ‘cái chết êm ái’. Nó sẽ tìm mọi cách chấm dứt những nguyên tắc lâu đời của chúng ta về sự thánh thiện trong cuộc sống và từ đó lật đổ trật tự tình cảm của xã hội.

Phong trào ‘cái chết êm ái’ thực chất là một hệ lụy của phong trào phá thai (chính xác thì có thể gọi là ‘giết người từ trong trứng nước.’) Quyền được lựa chọn để giết một ai đó bên trong bạn, cụ thể là một đứa trẻ còn sống có thể dễ dàng biến tướng thành cái gọi là quyền được cho một người lớn ra đi trong êm ái. ‘Cái chết không đau đớn’ được hợp pháp hóa ở Canada vào năm 2015 và hiện tại các bác sĩ đã có giấy phép hành nghề để kết thúc cuộc sống của những công dân khác.

Thật quá muộn màng nếu mãi đến giờ chúng ta mới phát hiện ra, mục đích sâu xa của các phong trào bình đẳng trong chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ thúc đẩy quyền được thực hiện cái gọi là ‘đạo lý giết người’. Và sau cùng sẽ dẫn đến việc loại bỏ tất cả những sinh mệnh được coi là không đáng sống. 

3. Chủ nghĩa loạn tình dục cấp tiến

Chủ nghĩa cấp tiến được kể đến tiếp theo là phong trào quan hệ tình dục cực đoan, biểu hiện ra là các hiện tượng đồng tính luyến ái, khiêu dâm, đa thê, loạn luân, và hiện nay là xu hướng chuyển giới. Chủ nghĩa cực đoan này đã tìm cách lật đổ các nguyên tắc về tình dục và đặc biệt là trật tự hôn nhân của xã hội phương Tây, vốn dựa trên bốn điều cấm kỵ về số lượng, giới tính, tuổi tác và quan hệ huyết thống của các đối tác phối ngẫu được công nhận là hợp pháp. Người ta đã xây dựng những nguyên tắc này từ rất lâu đời, rằng một cuộc hôn nhân chỉ giới hạn cho một người tại một thời điểm, các đối tác phải khác giới, không được dưới độ tuổi quy định và không được có quan hệ huyết thống.

Quan niệm cấp tiến cổ súy rằng “tình yêu” là điều kiện duy nhất cần thiết cho hầu hết mọi hành vi của con người. Vì bản chất của tất cả chúng ta đều là tốt, do đó, chúng ta có thể thoải mái quan hệ tình dục với bất kỳ ai, miễn là có sự đồng thuận của người ấy, và miễn là không xâm hại gì đến lý tưởng chung của xã hội thì cũng là tốt. Trong khi đó, niềm tin truyền thống hơn 2.000 năm của xã hội phương Tây đã cố gắng dạy cho chúng ta thế nào là một tình yêu tốt và một tình yêu xấu (tình yêu xấu chẳng hạn như chủ nghĩa ái kỷ, loạn luân, ấu dâm, tình dục cưỡng chế, đa thê, ngoại tình, và nhiều hình thức yêu đương bất chính khác mà giờ đây đã được bình thường hóa.)

4. Chủ nghĩa giáo dục cấp tiến

Xếp thứ tư là chủ nghĩa cấp tiến về giáo dục, và như người Thụy Điển từng nói, chúng ta đã liên tục nỗ lực “làm suy yếu thẩm quyền của các bậc cha mẹ đối với con cái họ”. Ngày nay chủ nghĩa giáo dục cấp tiến đã hiện diện khắp mọi nơi tại phương Tây, những người tự coi mình là “tác nhân thay đổi” đang tìm cách lật đổ ‘tôn ti trật tự’ trong các hộ gia đình.

Những tư tưởng về giáo dục lần lượt tiếp nối từ các triết gia như Plato, Rousseau rồi đến những người theo trường phái của John Dewey, đến các cơ sở học thuật như Viện Nghiên cứu Giáo dục Ontario tại Toronto và Đại học Columbia tại thành phố New York. Chiến lược này thuyết phục công chúng rằng, giáo viên là người ươm mầm trẻ em của đất nước nhưng không phải cho gia đình, mà là cho chính phủ. Chính cựu Thượng nghị sĩ Laurier LaPierre của Canada, vào năm 1978, đã say sưa với tầm nhìn về một nhà nước được được ‘quán triệt’ từ trên xuống dưới và tuyên bố rằng: “Trẻ em không phải là con cái trong một gia đình. Chúng là những đứa trẻ thể chế. Trường học không phải là nơi bổ trợ cho gia đình, mà gia đình mới là nơi bổ trợ cho trường học.”

Sau này, cựu giáo sư kiêm chủ tịch Hội đồng Giáo dục thành phố Calgary (Canada), ông Alex Proudfoot còn tuyên bố thẳng thừng hơn trước sự kinh ngạc của các bậc phụ huynh: “Lũ trẻ không phải là con của các vị. Trẻ em Canada là tài sản của Nhà nước, giống như dầu mỏ, khí đốt và hệ thống đường ống dẫn của chúng ta… đó là luật.”

5. Chủ nghĩa pháp lý cấp tiến

Và cuối cùng, chúng ta có chủ nghĩa pháp lý cấp tiến, cũng là một con dao sắc nhọn nhất, xuất phát từ các trường luật, ủy ban cải cách luật, tòa án và các điều lệ, tất cả đều nhằm mục đích phá vỡ tiến trình dân chủ của chúng ta.

Các đoàn thể xã hội hợp pháp đang nhanh chóng trở thành những phe cánh quyền lực nhất của tầng lớp chính trị. Họ đã khám phá ra một mánh khóe mới, sử dụng luật pháp thay vì các phương tiện chính trị để lật đổ những điều mà theo họ là ‘trật tự dân chủ ngu ngốc của một xã hội tự do’.

Ở Canada, công cụ chính được sử dụng trong ‘chiến lược thi hành pháp luật’ tinh vi này là Hiến chương về Quyền và Tự do năm 1982. Trước đây, các nhà lập pháp đều có thẩm quyền và tự do, hiện nay phải tuân theo những quy định pháp lý dựa trên Hiến chương đối với hầu hết các vấn đề thực sự quan trọng trong cuộc sống. Hiến chương đặc biệt thúc đẩy và củng cố khái niệm bình đẳng ‘thực chất’ (cho rằng mọi người đều bình đẳng như nhau trong đời sống thực), hơn là đảm bảo cơ hội bình đẳng trước pháp luật cho tất cả mọi người.

Đây chính là quá trình từ bỏ chủ quyền lập pháp tự do vốn có của chúng ta và thay thế nó bằng một chủ quyền tư pháp mới. Canada, và nhiều nền dân chủ khác hiện đang phân loại công dân của họ thành những tầng lớp khác nhau, tầng lớp này được ưu ái hơn tầng lớp kia, dựa trên sự khác biệt về ngôn ngữ, giới tính, tôn giáo, sắc tộc hoặc các yếu tố khác, dưới một hình thức phân biệt đối xử trá hình được bảo hộ bởi pháp luật.

Nếu bạn muốn sống nhiều hơn trong ‘sự bình đẳng’ này, bạn cần tập trung thêm vào chính phủ. Nếu bạn muốn bình đẳng hoàn toàn, bạn sẽ cần một chính phủ độc tài toàn diện.

Tác giả bài viết: Tiến sĩ William Gairdner, Canada.

Xem thêm:

William Gairdner

Published by
William Gairdner

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

3 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

4 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

5 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

6 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

7 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

7 giờ ago