Categories: Xã luậnBlog

Đến thăm nhà máy xử lý rác hiện đại nhất thế giới ở Việt Nam

Trong ta hãy hình dung thế này cho dễ, mỗi người trọng lượng bao nhiêu kg thì 1 tháng chúng ta sẽ thải khoảng đó rác ra môi trường. Hiện có tới 3,5 triệu tấn rác được thải ra trên thế giới mỗi ngày. Con số này cao gấp 10 lần so với 100 năm trước và dự kiến sẽ tăng lên 11 triệu tấn vào cuối thế kỷ 21. Con người sẽ xử lý chúng ra sao?

Rác thải nhựa. (Ảnh: Lekima Hùng)

Một cơ duyên không hề nhỏ mà tôi đã có dịp có mặt ở đây và gặp trực tiếp những chuyên gia về xử lý rác.

Khi đến nhà máy mọi thắc mắc trước đó của tôi đã được giải đáp. Con người tạo ra rác và con người cũng xử lý được hết. Chỉ có muốn làm hay không mà thôi.

Đây là Nhà máy phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Lý Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) của Cty TNHH Phát triển Dự án Việt Nam. Công nghệ ở đây đều hàng đầu của thế giới trong xử lý rác thải, sản xuất biogas và phân bón khoáng hữu cơ, thậm chí làm ra điện để hoà vào lới điện quốc gia.

Nước ở các bể phốt cũng được xử lý tại nhà máy này và như một mình chứng rõ ràng nhất là cả một nơi trồng cây bằng phân từ nhà máy cũng có tại đây. Tôi cũng được mọi người trong đoàn biếu 1 quả dưa mang theo, không ngờ ăn ngon và ngọt kinh khủng.

Nhà máy phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Cty TNHH Phát triển Dự án Việt Nam. (Ảnh: Lekima Hùng)

Tôi cũng được biết thêm Thuỵ Điển – quốc gia phải nhập khẩu rác để xử lý.

Lượng rác thải cần phải chôn lấp ở Thuỵ Điện chỉ chiếm khoảng 1%. Còn lại, 47% được tái chế và 52% được đốt để sản xuất nhiệt và điện.

50% lượng điện năng tiêu thụ của Thuỵ Điển đến từ năng lượng tái tạo. Họ thiết lập mạng lưới đốt rác để thu lại nguồn điện… 75% rác của Bỉ được tái sử dụng, tái chế hoặc ủ phân – con số cao nhất thế giới. Tài nguyên của họ dường như được tái sử dụng mãi mãi. Họ có 2 quy trình quản lý rác thải cực kỳ tiên tiến: Ecolizer và Sự kiện xanh.

Bên trong nhà máy. (Ảnh: Lekima Hùng)

Tôi có hỏi điều khó khăn nhất của nhà máy là gì. Thật trớ trêu rác thì đầy mà quá trình thu gom về đây ko đủ công suất của nhà máy. Và điều khó khăn nhất là phân loại rác thải. Trên thế giới, Nhật Bản không phải là quốc gia đi đầu về tái chế rác thải. Nhưng họ là quốc gia đi đầu trong việc phân loại rác và xử lý rác hiệu quả.

Vậy đó, việc xử lý rác là việc hoàn toàn có thể. Tại sao Hà nội và TP.HCM hay bao tỉnh thành phát triển du lịch khác lại không có?

Đến giờ phút này khi đã đi qua không biết bao nhiêu nơi ô nhiễm, bao vùng quê thì việc đặc biệt quan trọng là: Phải làm nơi đổ rác, rồi ý thức phân loại rác, và đổ rác đúng nơi quy định của người dân.

Quảng Bình, tháng 8/2018

Theo Facebook Nhiếp ảnh gia Lekima Hùng (Trần Việt Hùng)

Xem thêm:

Lekima Hùng

Published by
Lekima Hùng

Recent Posts

Hà Nội: 3 nam sinh viên bơi ở đập Quán Trăn, 2 người tử vong

Ba sinh viên gặp nạn khi bơi tại đập Quán Trăn, huyện Thạch Thất, TP.…

7 giờ ago

Những ‘quy củ’ xưa đang dần biến mất, bạn biết được bao nhiêu?

Người xưa rất coi trọng những 'quy củ' nhỏ trong đời sống hàng ngày, người…

8 giờ ago

Điện Kremlin bình luận về cuộc bầu cử “kỳ lạ” ở Romania

Phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã mô tả cuộc bầu cử tổng thống gần…

8 giờ ago

Đại sứ Israel Danon chỉ trích Phó TTK LHQ, lên án tuyên bố chung của Anh, Pháp, Canada

Đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc Danny Danon đã lên án gay gắt việc…

9 giờ ago

Bốn cuộc thăm dò dư luận gần nhất cho thấy Tổng thống Trump có mức tín nhiệm cao

Bốn cuộc thăm dò toàn quốc gần nhất cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng…

9 giờ ago

Chinh phục đại dương bằng một chân: Huyền thoại lướt sóng thách thức mọi giới hạn

Sinh ra với dị tật bẩm sinh mất mắt cá chân trái và bàn chân…

10 giờ ago