Học đại học: Có phải sự lựa chọn sáng suốt?

Nhìn vào con số 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, chúng ta không khỏi giật mình. Đó con số thống kê được, có lẽ còn rất nhiều cử nhân, thạc sĩ đi làm không đúng ngành nghề, không đúng bằng cấp nhưng chưa được thống kê. Tuy vậy, chỉ 225.000 cũng là con số rất lớn. Liệu có bao nhiêu công sức và tiền bạc đổ vào để đào tạo ra 225.000 con người ấy?

Sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng nhiều (Ảnh: sưu tầm)

Học đại học hoàn toàn không phải “miền đất hứa” như nhiều người tưởng, đó là cỗ máy hút tiền bạc, thời gian và tuổi trẻ. Phía sau cổng trường đại học là điều gì đang chờ đợi những cử nhân, thạc sĩ?

“Không hiểu sao, bây giờ mình thấy cái chết nhẹ nhàng kinh khủng. Dạo này mình thấy có vấn đề về mất thần kinh thật rồi bạn ạ! Mình đã cố gắng và không thể yêu cái nghề giáo viên được nữa! Hôm qua mình đã đốt hai quyển Thiết kế bài giảng, định đốt nốt cái giấy khen bằng giỏi đi nhưng lại thôi…”.

Đọc tin nhắn của đứa bạn học cùng đại học, tôi không khỏi bàng hoàng. Chúng tôi vừa ra trường cách đây không lâu, nó là một trong số những đứa may mắn xin ngay được về dạy hợp đồng ở một trường gần nhà dưới quê. Hồi học đại học, nó là một đứa chăm chỉ và cũng rất nhiệt tình tham gia những phong trào của lớp, của khoa: thi Rung chuông vàng, thi Olympic tiếng Anh, đóng kịch trong Câu lạc bộ ngôn ngữ… Nó có cái vẻ vô tư, hay cười, thích đọc truyện thiếu nhi và thích nói về các thầy cô trong khoa. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng nó có thể rơi vào tình trạng như thế sau khi ra trường.

“Việc làm” đó là nỗi lo lớn của sinh viên sau khi ra trường (Ảnh: sưu tầm)

Tôi vẫn còn nhớ như in ngày chúng tôi đứng trên bục nguyệt quế vinh quanh nhận từ tay thầy hiệu trưởng tấm bằng đại học. Một chút luyến tiếc, thời sinh viên vất vả mà đầy ắp kỉ niệm đẹp thế là đã qua. Nhưng ước mơ được đứng trên bục giảng của chúng tôi sắp trở thành sự thật. Từ ngôi trường sư phạm mẫu mực nhất của đất nước, chúng tôi sẽ tỏa đi khắp nơi: miền xuôi, miền núi, miền Bắc, miền Trung, miền Nam, thành thị, nông thôn… Chúng tôi, những kĩ sư tâm hồn, sẽ mang nhiệt huyết của tuổi trẻ, mang tình yêu nghề đến với bao thế hệ học sinh… Vẫn biết “đời không như là mơ” nhưng thẳm sâu trong đáy lòng, chúng tôi vẫn giữ cho mình ước mơ đẹp đẽ ấy.

Xem thêm: Làm cách nào để giáo dục con cái thành công?

Nhưng quả thật cuộc đời không như là mơ! Những ngày nghỉ xả hơi, những ngày còn lâng lâng cầm trên tay tấm bằng đại học và ôn lại những kỉ niệm cũ nhanh chóng trôi qua. Một số xin được việc, một số làm trái ngành, một số khác vẫn còn lang thang vất vưởng.

Thạc sĩ thất nghiệp hoặc làm trái nghề không phải là hiếm (Ảnh: sưu tầm)

Ngày trọng đại kỉ niệm sáu mươi năm thành lập trường, tôi không đủ tự tin bước vào nơi một thời là niềm ước mơ bỏng cháy, một thời gắn bó đến từng gốc cây, từng mái hiên, từng chiếc bàn… – ở đâu cũng gợi lại trong tôi những kí ức vui có, buồn có về một thời đã qua…

Lang thang trong trường, nhìn những gương mặt vui tươi, phấn khởi của những sinh viên năm nhất, năm hai mà chợt thấy chạnh lòng. Ngày xưa, có lẽ chúng tôi cũng hồn nhiên và vô tư như thế!

Ngày xưa, cái ngày còn hăng say trên giảng đường đại học, có lẽ phần lớn chúng tôi chỉ hướng đến một mục tiêu: tốt nghiệp xong sẽ đi dạy, sẽ trở thành những thầy giáo, cô giáo đứng trên bục giảng. Nhưng sau khi ra trường, mới biết thật nhiều ngả rẽ. Có những ngả rẽ không phải do chúng tôi lựa chọn nhưng vẫn buộc phải đi.

Cô bạn của tôi đang làm nhân viên bảo vệ cho một công ty nước ngoài. Tôi chưa bao giờ dám trả lời thật thà về công việc của nó nếu có người nào đó hỏi thăm. Tôi vẫn bảo: nó làm nhân viên giám sát kiêm lễ tân, công việc tuy vất vả chút nhưng lương cao.

“Học đại học” rủi ro lớn, đầu tư cao.

Tôi biết công việc của nó chẳng có gì là xấu để phải giấu diếm cả. Nhưng tôi không muốn hình dung đến cảnh nó đứng giữa trời nắng chang chang hay trong đêm rét buốt một mình. Nó là đứa gầy yếu cần được bảo vệ hơn ai hết. Và tôi biết nó vẫn ôm ấp ước mơ được đứng trên bục giảng. Nó sẽ là một cô giáo rất thương học trò, nó sẽ là một cô giáo rất tâm huyết với nghề…

Phía sau cổng trường đại học, bao ngả rẽ để chúng tôi đi. Ngả rẽ nào có thể giúp chúng tôi biến ước mơ của mình trở thành sự thực?

Sao Băng – Hy Vọng

Sao Băng

Published by
Sao Băng

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

4 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

5 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

5 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

6 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago