Trung Quốc phụ thuộc nghiêm trọng vào dầu mỏ đến từ vịnh Ba Tư và châu Phi, từ chiến lược dầu mỏ mà nói, Đại lục châu Á là một chỉnh thể. Chính quyền ông Tập Cận Bình cần xây dựng được chiến lược chỉnh thể thì mới có thể ổn định, thì mới có thể đem dầu mỏ từ châu Phi và Vịnh Ba Tư qua Ấn Độ Dương – Eo biển Malacca – Biển Đông – khu vực biển Đài Loan sau đó đến các khu vực ven biển phía đông nam Trung Quốc, hoặc là đưa dầu mỏ từ châu Phi và Vịnh Ba Tư đi qua Ấn Độ Dương rồi cập cảng Kyaukphyu ở Myanmar, sau đó thông qua đường ống dẫn dầu Trung Quốc – Myanmar để đưa vào Vân Nam.
Trong thời kỳ chính quyền Trump, nước Mỹ đã nỗ lực thúc đẩy thiết lập quan hệ hữu hảo giữa các nước Ả rập như Israel và Ả Rập Saudi, Bahrain. Khi các nước Ả Rập Saudi và Israel xóa bỏ sự ngăn cách và đoàn kết cùng đối mặt với Iran, lại cộng thêm chế tài của Mỹ đối với Iran đã làm suy yếu thực lực chung của Iran, Israel và Ả Rập Saudi có thể có lợi thế hơn trong cuộc đối đầu với Iran. Israel cũng có thể mở đường tấn công ra vùng ngoại vi của Iran. Khi Iran cần liên tục đối mặt với các cuộc tấn công từ Israel và các nước Ả Rập Saudi chiếm ưu thế, Iran không phải là điểm đến cung cấp dầu ổn định.
Sau khi ông Trump nhậm chức, ông đã thay đổi chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền ông Obama thành chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, và sau đó tiếp tục củng cố địa vị của “đối thoại an ninh bốn bên”. Điểm quan trọng nhất là tăng cường vai trò chiến lược của Ấn Độ, sau khi Ấn Độ nghiêng về Mỹ (điều này lấy việc Mỹ hòa hoãn trong quan hệ với Nga làm tiền đề), các nước Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản có thể kiểm soát hiệu quả Ấn Độ Dương, cũng tức là kiểm soát các tuyến đường dầu của châu Phi và Vịnh Ba Tư đi qua Ấn Độ Dương.
Trong tương lai gần, eo biển Malacca sẽ vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ, Anh, trở thành rào cản đối với tuyến đường dầu mỏ của Trung Quốc. Mỹ cũng sẽ hợp lực với các nước “Đối thoại an ninh 4 bên” để cạnh tranh với chính quyền ông Tập Cận Bình đối với các tuyến đường biển ở Biển Đông và eo biển Đài Loan.
Chiến lược địa chính trị của chính quyền ông Trump là rất rõ ràng. Một trong những mục đích cốt lõi của tất cả các biện pháp nêu trên chính là thông qua hàng loạt các hành động chiến lược để kiểm soát các tuyến đường dầu mỏ và các tuyến đường thương mại của Trung Quốc trên biển dựa trên thực tế là nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu và ngoại thương. Điều này khiến cho Mỹ có ưu thế để thiết lập địa chính trị.
Gần đây, tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc và Iran lên đến 400 tỷ USD và thỏa thuận hợp tác dài đến 25 năm đã khiến cho cộng đồng quốc tế chú ý. Theo hãng thông tấn bán chính thức Tasnim News tại Iran cho biết, năm 2016, khi phía Trung Quốc thăm Iran đã lần đầu tiên đề xuất kế hoạch hợp tác này, và rất nhanh được nội các của Tổng thống Hassan Rouhani phê chuẩn, và được lãnh tụ tối cao Ali Khamenei ủng hộ. Đầu tháng 7/2020, truyền thông Iran đã đưa tin thỏa thuận này đã được nghị viện phê chuẩn, có đủ các điều kiện để ký. Nhưng nếu không giải quyết hàng loạt vấn đề địa chính trị nói trên, thì dù có ký cũng không cách nào được thực thi có hiệu quả. Mặc dù Trung Quốc có thể đến Iran đầu tư, nhưng Iran liệu có nguồn cung dầu mỏ ổn định và làm thế nào đem dầu thô đi qua Ấn Độ Dương đến lãnh thổ Trung Quốc, cũng là vấn đề vô cùng khó.
Tuy nhiên, cuối tháng Ba, Trung Quốc và Iran đã lớn giọng tuyên bố ký kết thỏa thuận. Theo Fars News Agency đưa tin, Ngoại trưởng hai nước là ông Mohammad Javad Zarif và ông Vương Nghị đã ký vào thỏa thuận này tại buổi lễ được tổ chức tại Bộ Ngoại giao Tehran ngày 29/3. Theo truyền thông đưa tin, nội dung chủ yếu của thỏa thuận này là trong 25 năm tới, Trung Quốc sẽ đầu tư 400 tỷ USD vào Iran trong hàng chục lĩnh vực như ngân hàng, viễn thông, cảng khẩu, đường sắt, y tế, bảo hiểm, công nghệ thông tin, v.v. Đổi lại đầu tư này, Trung Quốc sẽ có được nguồn cung ứng dầu mỏ ổn định của Iran. Theo một quan chức Iran và một doanh nhân trong lĩnh vực thương mại dầu mỏ cho biết, giá dầu mỏ có chiết khấu lớn cho Trung Quốc. Thỏa thuận còn có cả nội dung như hợp tác sâu rộng về quân sự, bao gồm huấn luyện và diễn tập chung, cùng nghiên cứu phát triển vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo.
Hàm nghĩa đằng sau việc này là gì? Điều này có nghĩa là địa chính trị Nam Á đã xuất hiện sự thay đổi sau sắc.
Năm 1962, Myanmar xảy ra đảo chính quân sự, Ne Win đã bỏ hiến pháp liên bang để xây dựng chính phủ quân sự, từ đó, Myanmar đã triệt để ngả về phía Liên Xô, trở thành người em của Liên Xô. Ngày 1/2/2021, Myanmar lại một lần nữa khởi động mô hình quân nhân chấp chính. Ngày 29/3, Chính phủ Nga cho biết mặc dù Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga có chuyến thăm cấp cao đến Myanmar để tăng cường liên hệ quân sự hai bên, nhưng Nga cũng biểu thị quan ngại việc số thường dân tử vong tăng cao. Lãnh đạo chính phủ quân đội Myanmar Min Aung Hlaing nói rằng Nga là một người bạn thực sự, đồng thời hoan nghênh quân đội Nga có mặt tại lễ duyệt binh Ngày quân nhân Myanmar. Myanmar và Nga dường như một lần nữa khôi phục lại mô hình mối quan hệ như thời Myanmar với Liên Xô. Điều này đánh dấu Myanmar một lần nữa thay đổi màu sắc.
Điều cần chú ý là Myanmar có một đường ống dẫn dầu từ cảng Kyaukpyu đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, dù Myanmar ngả về phía Nga, nhưng sau khi tình hình ổn định trở lại chính quyền Myanmar rất có thể sẽ đồng ý phối hợp với yêu cầu của phía Trung Quốc, mở rộng tuyến đường ống dẫn dầu này một cách nhẹ nhàng, cũng giải quyết được vấn đề nguồn dầu mỏ từ Trung Đông và châu Phi làm thế nào đi qua đường ống dẫn dầu Trung Quốc – Myanmar để chảy vào khu vực tây nam Trung Quốc.
Tuy nhiên, vẫn cần giải quyết vấn đề đường đi của tàu chở dầu qua Ấn Độ Dương, Ấn Độ chính là cửa ải quan trọng, đây là điều mà quá khứ vẫn được luôn nhấn mạnh.
Thông thường cho rằng Mỹ – Nga đối với Ấn Độ đều có sức ảnh hưởng tương đối mạnh, người ta có lẽ còn cho rằng sức ảnh hưởng của Mỹ còn lớn hơn, điều này bắt nguồn từ sức mạnh tổng hợp của Mỹ mạnh hơn.
Nhưng ý kiến của tôi là ngược lại, sức ảnh hưởng của Nga đối với Ấn Độ ít nhất là ngang bằng với Mỹ, thậm chí còn mạnh hơn Mỹ. Căn nguyên nằm ở chỗ trong có hơn 60% trang bị của quân đội Ấn Độ là của Nga sản xuất. Do đó sức ảnh hưởng của Nga trong quân đội Ấn Độ càng lớn hơn, cũng chính là có thể ảnh hưởng đến hàng loạt chính sách của Chính phủ Ấn Độ từ cơ bản.
Nếu dự đoán không sai, trong một khoảng thời gian tới, giữa Nga và Ấn Độ sẽ có một câu chuyện, nội dung cốt lõi của câu chuyện này là làm thế nào để xây dựng quan hệ hợp tác song phương càng chặt chẽ hơn nữa. Một khi thái độ của Ấn Độ thay đổi, chỉ cần Ấn Độ giữ trung lập giữa Mỹ và Trung Quốc (đây là điều có khả năng, quá khứ Ấn Độ đã lựa chọn chính sách không đứng về bên nào), tuyến tàu chở dầu từ Vịnh Ba Tư đến cảng Kyaukpyu của Myanmar thì có thể vận hành ổn định, tàu chở dầu xuất phát từ Iran, dọc theo bờ biển Iran, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar đến cảng Kyaukpyu, sau đó từ cảng Kyaukpyu đi vào Vân Nam của Trung Quốc.
Do đó, thỏa thuận 400 tỷ USD giữa Iran – Trung Quốc, tình hình cục diện của Myanmar và thái độ tương lai Ấn Độ, về bản chất đều là một chuyện, ai đã thúc đẩy chuyển biến ngược của cục diện địa chính trị này? – Là ông Biden!
Thứ nhất: Sau khi ông Biden nhậm chức đã đang thúc đẩy chính sách Trung Đông trong thời kỳ ông Obama.
Trong thời kỳ ông Obama, Trung Đông rối loạn, ISIS liên tiếp tấn công các nơi, áp lực của Israel to lớn đến nỗi không có thời gian để ý đến thứ khác. Đứng trước hành động của Chính phủ Mỹ, Israel thậm chí đã nghĩ đến cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ. Hiện tại ông Biden một lần nữa thúc đẩy chính sách từ thời kỳ ông Obama, Israel liền bị trói tay trói chân, Trung Đông sẽ một lần nữa đại loạn. Iran và Israel bị tách ra bởi Iraq, Saudi Arabia và Jordan, do đó áp lực chiến của Iran đã giảm mạnh và thậm chí có thể gây áp lực lên Israel ở Syria. Do đó Iran đã có sự ổn định về năng lực xuất khẩu dầu thô.
Năm ngoái, các cảng, nhà máy điện, nhà máy hóa chất và nhà máy ly tâm của Iran liên tục bị tấn công ẩn danh. Trong tình huống này, Iran không có khả năng chấp hành thỏa thuận. Do đó, sự thay đổi hoàn toàn tình hình ở Trung Đông là cơ sở để có thể thực hiện thỏa thuận Trung Quốc – Iran.
Thứ hai: Sau khi ông Biden nhậm chức, lập tức xác định Nga là kẻ địch của nước Mỹ.
Mặc dù thực lực kinh tế của Nga đã suy yếu nghiêm trọng, nhưng đối với một “người em” của Liên Xô cũ như Ấn Độ mà nói, sức ảnh hưởng của Nga sẽ không giảm là bao. Bởi vì những người em này ban đầu đại đa số đều là trang bị vũ khí do Nga sản xuất, trong đó có Ấn Độ là điển hình nhất. Chính phủ các nước này muốn xây dựng doanh nghiệp công nghiệp quân sự của mình thì rất khó, đầu tư và thời gian thì lại rất chậm, cũng cần được hỗ trợ bởi một nền tảng công nghiệp tương đối hoàn chỉnh, điều này hầu như không thể; nếu muốn thay đổi sang trang thiết bị của Mỹ, họ cần những khoản chi tiêu quân sự rất lớn (thiết bị do Mỹ sản xuất quá đắt), và họ không đủ khả năng chi trả nên họ chỉ có thể tiếp tục sử dụng thiết bị do Nga sản xuất. Điều này xác định rằng Nga vẫn có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với họ, lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng mà ngoại giới nhìn thấy trên bề mặt. Điều này rất dễ bị mọi người bỏ qua.
Sau khi chính quyền ông Biden định nghĩa Nga là kẻ địch, cục diện địa chính trị từ Myanmar và Ấn Độ cho đến cả Iran đều chuyển biến theo hướng có lợi cho Nga.
Hiện tại chính phủ quân đội Min Aung Hlaing tại Myanmar đã một lần nữa coi Nga là anh cả, điều này tương tự với mối quan hệ truyền thống giữa Myanmar và Liên Xô những năm 60 – 70 của thế kỷ trước. Một khi Ấn Độ một lần nữa giữ trung lập, mối quan hệ địa chính trị từ Iran cho đến Myanmar sẽ xuất hiện chuyển biến mang tính căn bản và có lợi cho Nga và Trung Quốc. Điều này có nghĩa lực lượng của Mỹ tại châu Á lùi lại (bà Aung San Suu Kyi là người đại diện Mỹ, Anh), cũng tức là lực lượng Trung Quốc, Nga sẽ mở rộng, tất cả những điều này đều chính là có sự “đạo diễn” ở đằng sau của ông Biden.
Sự việc đến đây là dừng lại? Không, còn có hiệu ứng hồ điệp tiếp sau đó:
Thứ nhất: Chính quyền ông Biden đang nỗ lực đạt được thỏa thuận hạt nhân mới với Iran. Sự ký kết giữa Trung Quốc – Iran có nghĩa là Iran đã leo lên “chiến trường” của Trung Quốc và Nga, 3 bên Trung – Nga – Iran sẽ thống nhất lập trường đàm phán, kết quả ông Biden rất không may đã trở thành con rối.
Thứ hai: Giao dịch dầu mỏ của Trung Quốc và Nga đã dần dần loại bỏ đồng đô la Mỹ, giao dịch dầu mỏ Trung Quốc và Iran đương nhiên cũng sẽ loại bỏ đồng đô la Mỹ. Khi ngày càng nhiều giao dịch dầu mỏ loại bỏ đồng đô la Mỹ, đồng đô la dầu mỏ sẽ quay trở lại. Một khi đồng đô la Mỹ quốc tế (đồng đô la dầu mỏ và dự trữ ngoại hối của các nước là thành phần cấu tạo chủ yếu nhất, cả hai có liên quan chặt chẽ, đô la dầu mỏ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối) bắt đầu chảy trở lại quy mô lớn, Mỹ lập tức sẽ trở thành Argentina hoặc Cộng hòa Weimar. Đây là nguy cơ lớn nhất mà Mỹ đối mặt hiện nay.
Thứ ba: Khi Ấn Độ chọn trung lập giữa Trung Quốc và Mỹ, Trung Quốc sẽ nỗ lực xuất khẩu đô la Mỹ cho Ấn Độ, và Nga sẽ nỗ lực xuất khẩu vũ khí để làm cho mối quan hệ Ấn Độ với Trung Quốc, Nga xích lại gần nhau hơn. Trong tương lai, một khi Ấn Độ tiến gần hơn với Trung Quốc và Nga (hiện nay khả năng này không quá lớn), nước này sẽ bắt đầu đe dọa các tuyến đường dầu từ châu Phi và Vịnh Ba Tư qua Ấn Độ Dương đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Chính quyền Biden luôn nói rằng muốn đoàn kết các đồng minh của mình, nhưng với năng lực nhận thức của họ về địa chính trị, một khi các tuyến đường dầu của Nhật Bản và Hàn Quốc bị đe dọa, họ có thể khiến các đồng minh của mình sợ hãi không yên.
Chính quyền ông Biden mới nhậm chức được hơn hai tháng, nhưng chính sách đối ngoại từ Trung Đông đến Myanmar đều thất bại, địa chính trị châu Á rơi vào thế bị động, đồng thời cũng đem đến một sản phẩm phụ — bá quyền của đồng đô la Mỹ trên cơ sở đồng đô la dầu mỏ chịu đe dọa nghiêm trọng!
Chính quyền bạch tả của Mỹ hiện nay tương đối cực đoan hơn. Đây là hiện tượng tất nhiên trong điều kiện đúng đắn chính trị. Ví dụ, khác biệt về sinh lý nam nữ quyết định giữa nam và nữ không thể nào bình đẳng trong nhiều phương diện. Cho nên, về bản chất, bình đẳng là tìm kiếm bình đẳng về quyền lợi cơ bản giữa người với người và có sự bình đẳng về tôn nghiêm và cơ hội xã hội, chứ không phải là thể hiện ở việc tùy tiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính, càng không phải là thể hiện ra việc người đàn ông sau khi chuyển giới thì có thể tham gia vào thi đấu thể thao nữ. Đồng thời, rất nhiều lúc phe cánh tả cũng thiếu khả năng hành động (đương nhiên nói dễ hơn làm), ít nhất là ở cấp độ địa chính trị. Nhưng khi tình hình địa chính trị trở lên tồi tệ đến mức không thể cứu vãn được, vì phương hướng của họ tương đối cực đoan nên càng dễ lựa chọn chiến tranh.
Trong tầng diện quan hệ địa chính trị, về nhận thức đối với Nga, về nhận thức đối với sức ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực châu Á của Nga thì chính quyền ông Biden chính là điển hình mới. Đối với Trung Quốc mà nói, chính quyền ông Biden đã tặng món quà lớn địa chính trị chưa bao giờ có trước đây, do đó Trung Quốc cần nắm chắc cửa sổ chiến lược hiếm có để xây dựng chiến lược dầu mỏ của chính mình.
Sau khi Trung Quốc hoàn thiện bố cục chiến lược của mình xung quanh Ấn Độ Dương, thì có thể có được tiếng nói lớn hơn trong các tuyến hàng hải tại Vịnh Ba Tư, Kênh đào Suez và Bờ Đông của Châu Phi – Ấn Độ Dương – Malacca – Biển Đông – Eo biển Đài Loan. Tức là có giảm bớt “khó khăn ở Malacca” của Trung Quốc, còn có thể ảnh hưởng thậm chí điều khiển các nước Đông Nam Á và Đông Á, có thể chiếm thế chủ động trong nước cờ địa chính trị tại Đông Nam Á và Đông Á, điều này đủ để đối kháng với sức mạnh của Mỹ.
Như Tùng, Vision Times
Xem thêm:
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…