Categories: Blog

Mỹ rút khỏi UPU không chỉ hợp pháp mà còn hợp lý

Ngày 13/10, Mỹ đã công bố tiến trình rút khỏi Liên minh Bưu chính Toàn cầu (Universal Postal Union, UPU), động thái này diễn ra chỉ sau ngày kỷ niệm thành lập UPU (9/10) có bốn ngày.

Nhân viên Bưu chính Mỹ đang sắp xếp bưu kiện (Ảnh: Getty Images)

Mỹ chính là nước khởi xướng UPU

Như lệ thường, giới truyền thông Trung Quốc bắt đầu cười giễu hành động của Mỹ. Tôi đã từng phân tích rằng, động thái của Mỹ mặc dù không đáng khích lệ, nhưng tất cả đều được làm phù hợp quy tắc, hợp lý và hợp pháp. Tuy nhiên, động thái của Mỹ này không chỉ hợp pháp mà quan trọng hơn còn là hợp lý, thậm chí Trump đã hành động quá muộn.

Quy trình rút khỏi UPU được thông báo trước một năm. Trong thời gian một năm này, Mỹ và UPU có thể tiếp tục đàm phán. Tôi hy vọng rằng đàm phán sẽ thành công. Nếu đàm phán không thành công, từ góc nhìn tình cảm thì có thể nói động thái rút khỏi tổ chức này của Mỹ thật ảm đạm.

UPU được thành lập vào năm 1874, là một trong những tổ chức quốc tế lâu đời nhất còn tồn tại. Tổ chức quốc tế có chiều dài lịch sử lâu đời hơn hiện chỉ còn Ủy ban Trung ương Điều hành vùng sông Rhine (Central Commission for Navigation on the Rhine, 1865) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union, 1865), nhưng Ủy ban Trung ương Điều hành vùng sông Rhine chỉ là một tổ chức quốc tế mang tính khu vực.

Ngoài lịch sử lâu đời của UPU, Mỹ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập tổ chức này.

Trước khi thành lập UPU, việc tính phí dịch vụ bưu chính của các nước là độc lập, nếu muốn hợp tác trong vấn đề tính phí dịch vụ bưu chính thì hai nước hợp tác phải ký hiệp ước song phương để giải quyết vấn đề hợp tác giữa hai nước. Một thực tế phổ biến của quá khứ đó là những bưu phẩm quốc tế được dán tem của cả hai nước đi và đến. Nếu hai nước không có thỏa thuận hợp tác thì bưu phẩm chuyển giao sẽ phải được gửi qua một nước thứ ba (hoặc thậm chí là một nước thứ tư), khi đó bưu phẩm sẽ phải dán thêm tem từ các nước thứ ba hoặc thứ tư. Có thể tưởng tượng được cách làm này bất tiện như thế nào.

Nhìn ra vấn đề khó khăn này, năm 1863, Mỹ đề xuất thành lập một tổ chức quốc tế để giải quyết vấn đề này, và đàm phán đã được thông qua. Năm 1874, các nước đã ký Hiệp thương Bern, thành lập Liên minh Bưu chính chung (sau đổi thành tên như hiện nay).

Do đó, có thể xem Mỹ chính là nước khởi xướng UPU. Đây không chỉ là tổ chức quốc tế đầu tiên Mỹ tham gia mà còn là lần đầu tiên nước Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong một tổ chức quốc tế, việc Mỹ tham gia và xây dựng hệ thống quốc tế đã giúp cải thiện nền ngoại giao và vị thế quốc tế của Mỹ, có ý nghĩa ảnh hưởng sâu rộng (dù Liên minh Viễn thông Quốc tế được thành lập sớm hơn UPU, nhưng mãi đến năm 1908 Mỹ mới tham gia, không có vai trò gì trong khởi xướng thành lập).

Việc thành lập UPU đã giúp thống nhất các quy tắc dịch vụ bưu chính khác biệt nhau của các nước, giúp hoạt động gửi bưu phẩm xuyên quốc gia chỉ cần mua tem của nước gửi là được, giúp hoạt động bưu phẩm quốc tế được kết nối dễ dàng hơn, thúc đẩy toàn cầu hóa.

Từ không theo trật tự đến theo trật tự chung

Là tổ chức quốc tế thời kỳ sớm nhất, việc thành lập UPU là một ví dụ thành công của toàn bộ hệ thống quốc tế đi từ bối cảnh thế giới không theo trật tự đến theo trật tự chung. Kể từ đó, ngày càng có thêm nhiều các dạng tổ chức quốc tế khác nhau, và lĩnh vực cũng ngày càng mở rộng, từ nhà nước mở rộng sang bán nhà nước (như tổ chức Olympic). Vào cuối thế kỷ 19 đã xuất hiện Tòa trọng tài Quốc tế. Năm 1920 hình thành Hội quốc liên (League of Nations), và vào năm 1946 đổi thành Liên hiệp quốc. Cả thế giới ngày càng được thống nhất, và UPU là mắt xích đầu tiên trong chuỗi dây chuyền dài này.

Đã như vậy, tại sao tôi này lại ủng hộ việc rút lui của Mỹ? Nguyên nhân dễ hiểu, vì giống như nhiều tổ chức quốc tế khác trong những năm gần đây ngày càng rời xa nguyên tắc công bằng và nghĩa vụ công ích. Trong Hiệp thương Berne, mặc dù không có hai từ “công bằng”, nhưng cũng không khó để biết qua các chi tiết quy tắc. Ví dụ ở Điều 03, giá cơ bản của tất cả các bưu phẩm là 25 cent, có thể được điều chỉnh theo khoảng cách và trọng lượng, bất kể từ quốc gia nào đến quốc gia nào. Ban đầu, dưới cơ sở giả định lưu lượng bưu phẩm tương đồng giữa hai nước đi và đến để quy định người gửi bưu phẩm chỉ cần mua tem của nước xuất phát gửi đi là được, mục đích ở đây là để công bằng. Đến năm 1965, một số quốc gia phàn nàn rằng nếu số lượng bưu phẩm được gửi giữa hai nước quá chênh lệch nhau, vậy thì cách này sẽ không công bằng: bên có số bưu phẩm gửi nhiều hơn sẽ có lợi hơn, vì tem bán được nhiều hơn. Từ đây lại có quy định bổ sung rằng các quốc gia có quyền nhận “khoản phí đầu cuối cùng” (terminal due) để bù đắp vào chênh lệch này. Ý định ban đầu này cũng là để “công bằng hơn”.

Tuy nhiên, việc cho thu phí đầu cuối này lại nảy sinh nhiều vấn đề mới. Để công bằng hơn, UPU đã quyết định chia các nước trên thế giới thành nhiều cấp độ, nguyên tắc chung là các nước giàu có thì thu các khoản phí đầu cuối thấp, còn các nước nghèo thì thu phí đầu cuối cao. Điều này có thể giúp các nước nghèo phát triển dịch vụ bưu chính. Ban đầu cách làm này là một ý định tốt, phù hợp với nguyên tắc công ích.

Vấn đề là cấu trúc phân cấp của UPU gần như bất biến, hoàn toàn không phản ánh những thay đổi trong phát triển kinh tế. Ví dụ, khi mới phân chia cấp độ thì Trung Quốc thực sự là nước rất nghèo, vì vậy khi đó Trung Quốc áp dụng được theo tiêu chuẩn của các nước đang phát triển. Bưu phẩm từ Trung Quốc gửi sang Mỹ (hoặc các nước phát triển khác) chỉ tính phí đầu cuối rất thấp (trong khi từ Mỹ gửi đến Trung Quốc thì bị thu phí đầu cuối cao), hầu như không đủ chi phí cho quá trình bưu phẩm qua đường bưu điện đến Mỹ và tiếp tục gửi đến nơi nhận.

Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh với cước phí vận chuyển thấp

Trong quá khứ, khi Trung Quốc còn nghèo đói thì đây không phải là một vấn đề lớn, nhưng vào thế kỷ 21 có hai thay đổi khiến vấn đề nhanh chóng thành nghiêm trọng. Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc khiến Trung Quốc đã trở thành nước lớn thứ hai trên thế giới, và ngành công nghiệp hậu cần (hay Logistics – hoạt động chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa) của Trung Quốc rất phát triển, không còn cần “hỗ trợ sự phát triển đối với các nước lạc hậu”, dù Trung Quốc vẫn còn ở cấp độ “các nước đang phát triển”. Thứ hai, dịch vụ bưu chính đã thay đổi từ nhu cầu truyền thống sang thương mại điện tử xuyên quốc gia (tức là mua sắm trực tuyến). Thương nhân Trung Quốc có được lợi thế cạnh tranh rất lớn nhờ cước phí vận chuyển thấp.

Năm 2011, Trung Quốc và Mỹ đã ký Hiệp thương song phương ePacket, quy định rằng bưu phẩm dưới 1 kg vận chuyển từ Trung Quốc sang Mỹ chỉ chịu phí vận chuyển 1 USD (Đô la Mỹ). Trong khi bưu phẩm có cùng trọng lượng được gửi từ Mỹ sang Trung Quốc phải trả phí 7 USD. Khoản khí 1 USD bao gồm tất cả các chi phí từ cảng Trung Quốc đến cảng Mỹ và sau đó đến cửa nhà người nhận, toàn bộ chênh lệnh do bưu chính Mỹ bù đắp vào. Thông thường nhà bán hàng Trung Quốc thường chuyển hàng đi ở Thâm Quyến và chi phí vận chuyển ở Trung Quốc gần như bằng không. Vì họ chỉ phải chịu 1 USD phí vận chuyển nên tự nhiên có thể miễn phí vận chuyển cho người mua ở Mỹ.

Vì vậy, sau năm 2011 đã xuất hiện rất nhiều nhà bán hàng Trung Quốc trên eBay và Amazon của Mỹ. Họ sử dụng chiêu bài “giao hàng miễn phí” để bán sản phẩm giá rẻ cho người mua ở Mỹ. Nhưng người bán hàng Mỹ bán các sản phẩm tương tự, tức giá sản phẩm cũng tương đương giá của nhà bán hàng Trung Quốc, nhưng họ thường phải chịu thêm phí vận chuyển từ 6 USD – 7 USD. Khoản chênh lệch phí vận chuyển hàng hóa đã khiến nhiều người bán hàng Mỹ phải ca thán khổ sở, nhiều người phải bỏ cuộc. Đừng quên rằng công ty thương mại điện tử của Trung Quốc Alibaba đã tiến quân vào Mỹ, và một số lượng lớn nhà bán hàng Trung Quốc cũng nhờ cước phí vận chuyển thấp (các mặt hàng nhỏ vặt thường miễn phí vận chuyển) để nhanh chóng mở rộng vào thị trường Mỹ. Còn các gói bưu phẩm nhỏ tương tự được gửi từ Mỹ đến Trung Quốc, thường mất từ 18 USD – 25 USD.

Có thể thấy đây là sự cạnh tranh không công bằng và không có ý nghĩa lợi ích công.

Nhìn nhận một cách nghiêm ngặt thì thiệt hại cho Mỹ là gấp đôi.

Thứ nhất, bưu chính Mỹ phải chịu tổn thất rất lớn. Trong cuộc chiến thương mại, Trump đã “càu nhàu” việc Amazon chiếm giá rẻ từ bưu chính Mỹ (USPS). Ý của ông là Amazon sử dụng USPS, nhưng chi phí vận chuyển của người bán lại rất thấp. Thực tế thì Amazon giống như eBay, cung cấp sân chơi cởi mở cho bên thứ ba là các nhà bán hàng, còn thực tế chiếm được giá rẻ từ bưu chính Mỹ là người bán Trung Quốc.

Thứ hai, trong cuộc cạnh tranh của thị trường thương mại điện tử Mỹ, điều này giúp người bán hàng Trung Quốc tiêu diệt người bán hàng Mỹ.

Điều hoang đường trong vấn đề này là trong mội phần hàng gửi kiểu này thì bưu chính Mỹ phải bù vào từ khoảng 25 USD – 30 USD. Bưu chính Mỹ sử dụng tiền đóng thuế của người Mỹ để trợ cấp cho người bán hàng Trung Quốc chống lại người bán ở Mỹ.

Nếu Trung Quốc là một nước đang phát triển nhỏ bé thì vấn đề này có lẽ không đáng kể đối với người Mỹ, nhưng bây giờ Trung Quốc là nước kinh tế lớn thứ hai thế giới, thậm chí ông giáo sư Hồ An Cương (Hu Angang) tại Đại học Thanh Hoa Trung Quốc còn cho là “Trung Quốc đã hoàn toàn vượt qua Mỹ”, thế nhưng vẫn chiếm được lợi thế giá rẻ hơn nhiều so với Mỹ như vậy thì không thể chấp nhận được.

Mọi người có thể hỏi tại sao Mỹ lại có thể ký một thỏa thuận “nhục nhã” như vậy. Lý do rất phức tạp, nhưng lý do cơ bản nhất là tham gia vào UPU.

Có hai cách để Mỹ sửa đổi phí đầu cuối này.

Đầu tiên là đề xuất một phiên bản sửa đổi tại UPU. Tuy nhiên, UPU là cơ chế “một quốc gia, một phiếu bầu”, trong bối cảnh nước đang phát triển chiếm số đông thì rất khó để thực hiện các thay đổi không thuận lợi đối với “các nước đang phát triển”. Ngoài ra còn vấn đề thủ tục dây dưa kéo dài, và thậm chí nếu có thể được sửa đổi thì chưa hẳn tốt hơn so với không thay đổi gì, cuối cùng sẽ phải chờ một giai đoạn chuyển tiếp vài năm để có hiệu lực.

Thứ hai, UPU không phản đối việc ký kết các thỏa thuận song phương giữa các quốc gia thành viên. Thỏa thuận giữa Trung Quốc và Mỹ vào năm 2011 là ví dụ. Lý do ký kết được như vậy là vì Trung Quốc dùng thỏa thuận của UPU làm cơ sở đàm phán. Mỹ phải đối mặt với tình trạng khó xử này là do phải tuân thủ thỏa thuận của UPU.

Đáng lẽ Trump phải hành động sớm hơn

Có thể thấy, theo những hạn chế của UPU, trừ khi Mỹ rút khỏi UPU, nếu không Mỹ không có khả năng giành được kết quả công bằng. Đây chính xác là những gì chính quyền Trump đang làm. Trump thực sự nên làm như thế này sớm hơn để không phải phàn nàn về Amazon trong hơn một năm qua.

UPU có một ý nghĩa đặc biệt đối với Mỹ, vì vậy tất nhiên rút khỏi là đáng tiếc, nhưng điều này không thể là lý do để cho phép các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục làm thiệt hại cho người dân Mỹ.

Hiện nay Trung Quốc xem Mỹ rút khỏi UPU như là một áp lực của cuộc chiến thương mại. Điều này hoàn toàn sai lầm, thậm chí nếu không có cuộc chiến thương mại thì Mỹ cũng nên rút, trừ khi Trung Quốc theo chuẩn mực công bằng và lợi ích chung để chấp nhận thay đổi loại “điều ước bất bình đẳng” này.

(Bài viết chỉ đại diện cho quan điểm của cá nhân tác giả)

Blog Lê Oa Đằng (Theo Up Media)

Xem thêm:

Blog Lê Oa Đằng

Published by
Blog Lê Oa Đằng

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

18 phút ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

1 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

1 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

2 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

2 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

2 giờ ago