Những con đường hoa phượng hơn 100 tuổi của Hà Nội

Đừng nói cây Phượng chỉ có tuổi thọ 30 năm. Nhìn người Pháp chọn Phượng cho những trục chính của đường phố Hà Nội để hiểu rõ và phải tiếp tục tìm hiểu. Không thể duy ý chí, bỏ hết Phượng trong đô thị như cách chúng ta đang làm. 

Cuối con đường hoa phượng là Viện đại học Đông Dương (ĐH Tổng hợp Hà Nội). (Ảnh: Nguyễn Hạnh Nguyên)

Khi khắp nơi người ta đang rộ lên cưa cây ở mức độ tàn sát, hoa phượng trên đường phố này vẫn rất đẹp!

Những con đường Pháp làm cách đây hơn 1 thế kỉ, hoa phượng vẫn đứng 2 hàng mát rượi, và mùa này chia tay học trò bằng những sắc rực đỏ, 1 vệt dài tít tắp tới hết đường chân trời, chỉ một màu hoa Phượng.

Câu hỏi đặt ra: “Vì sao con đường này chỉ trồng Phượng?”, “Vì sao cây Phượng trên 100 tuổi vẫn khỏe mạnh, không bị sâu bệnh?”

Phố Lý Thường Kiệt được xây dựng từ thời Pháp thuộc theo quy hoạch và kiến trúc Đông Dương. Xưa, phố có tên là Đại lộ Caro (Boulevard Carreau). Khác với các khu phố Tây xung quanh, phố tập trung nhiều công trình giáo dục, văn hóa, như Viện Viễn Đông Bác Cổ, vốn là Thư viện khoa học (gồm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội); Viện Đại học Đông Dương, do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế, nay là Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Còn có những ngôi trường như Trường dòng Puy-gi-ni-ê, ngày nay là trường THPT Việt Đức; Trường Petit Lycée, sau là trường Albert Sarraut, ngày nay là trường THPT Trần Phú; Trường Nữ sinh Đồng Khánh (École de Jeunes filles de Đồng Khánh), xây dựng năm 1886 với tên gọi: Trường Trung học Paul Bert (Collège Paul Bert) dành cho số ít con em người Pháp.

Chính vì có dày đặc các trường học mà đường Lý Thường Kiệt đã được quy hoạch trồng Phượng. Những cây khác cây Phượng là sau này “nhà mình” không hiểu ya, khi thay cây đã mang những thứ linh tinh về trồng.

Đường Thanh Niên, quanh hồ Thiền Quang.. cũng là những con đường học trò, cũng được trồng rực hoa Phượng.

Thật nhân văn và lãng mạn khi người Pháp quy hoạch những “con đường học trò” này chỉ có hoa Phượng.

Hiện nay, các gốc Phượng già, sần sùi vẫn đang được chăm sóc như cách đây 1 thế kỉ: bồn cây rất rộng, thoáng, quét vôi vào gốc cây để tránh sâu bệnh, cắt tỉa bớt cành trên cao khi vào mua mưa bão…

Gốc Phượng cần một khoảng rộng để thở. (Ảnh: Nguyễn Hạnh Nguyên)

Lẽ ra với loài hoa đẹp và độc đáo như thế này, mình nên quảng bá loài cây này mạnh lên như Hoa Anh đào của Nhật hay Lá phong của Canada. Sắc đỏ và màu lá non thực sự nổi bật và dư sức làm nên những cảnh quan tuyệt đẹp cho đô thị.

Đừng đổ lỗi cho cây Phượng hay bất cứ loài cây nào. Lỗi ở chúng ta: không hiểu cách chăm sóc, bê tông hóa quá nhiều, bít hết gốc và đánh cây trưởng thành vào bồn nhỏ chứ ko chăm sóc từ cây non…

Kiến trúc sư Nguyên Hạnh Nguyên 

Đăng theo Facebook Nguyen Hanh Nguyen với sự đồng ý của tác giả. Vui lòng đọc bài gốc tại đây.

Xem thêm:

Nguyên Hạnh Nguyên

Published by
Nguyên Hạnh Nguyên

Recent Posts

Mã hình học ẩn giấu ở “Vitruvian Man” của Leonardo Da Vinci được tiết lộ

Khi phân tích sổ tay và bản thảo của Leonardo da Vinci, nha sĩ Rory…

8 phút ago

ĐCSTQ triển khai “căn cước mạng”, lo ngại về “nhà tù giám sát tập trung” sắp khởi động

"Thẻ căn cước mạng" của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ chính thức được…

9 phút ago

“Tiên tri ngày 5/7”: Sân bay Haneda đông nghịt người, du khách khẩn cấp hủy chuyến đi Nhật

Cận kề ngày 5/7/2025, “lời tiên tri ngày tận thế” từ một họa sĩ manga…

18 phút ago

Hậu duệ Hưng Đạo Vương: 9 đời Công, Hầu thời Lê Trung Hưng (P1)

Hồ Quý Ly tìm diệt tôn thất nhà Trần khi cướp ngôi, khiến hoàng tộc…

26 phút ago

Ấn Độ: Trung Quốc cung cấp tin tình báo thời gian thực cho Pakistan trong xung đột

Trong cuộc xung đột biên giới Ấn Độ-Pakistan vào tháng 5 năm nay, ĐCSTQ đã…

35 phút ago

Ông Trump và ông Zelensky nhất trí tăng cường khả năng phòng không của Ukraine

Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết ông đã điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ…

35 phút ago