Sáng sớm ngày 1/2/2021, quân đội Myanmar đột nhiên phát động đảo chính, bắt giữ những nhân vật lãnh tụ như bà Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint.
Bài viết của Lý Đạo Chân thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả.
Hiện tại, quân đội đã kiểm soát chính quyền ở nhiều vùng tại Myanmar, đồng thời tuyên bố quyền lực quốc gia sẽ giao cho Tổng tư lệnh Quân Quốc phòng Min Aung Hlaing, đồng thời thực thi tình trạng khẩn cấp quốc gia trong thời hạn một năm.
Tháng 11/2020, cũng tức là thời điểm Myanmar tổ chức cuộc tổng tuyển cử năm ngoái, Liên minh Quốc gia vì Dân chủ do bà Suu Kyi lãnh đạo, đã giành được đa số ghế, Quốc hội khóa mới và bà Suu Kyi dự định sẽ nhậm chức vào ngày 1/2/2021.
Tuy nhiên, phía quân đội nói rằng lần tổng tuyển cử này có gian lận, vì vậy trong ngày chính phủ mới nhậm chức (ngày 1/2), quân đội đã phát động đảo chính quân sự. Người phát ngôn quân đội sau đó tuyên bố trên mạng xã hội và cho biết Quốc hội trong một năm tới sẽ tổ chức cuộc bầu cử “hoàn toàn công bằng và công chính”, sau đó sẽ tiếp tục tiến hành chuyển giao quyền lực.
Chủ đề trong bài viết hôm nay sẽ nói về những sự việc hiện nay tại Myanmar.
Từ cục diện hiện tại của Myanmar mà xét, chủ yếu là có 2 thế lực, một là quân đội, hai là chính phủ dân bầu do bà Suu Kyi làm đại diện. Hai thế lực này đấu tranh quyền lực với nhau, tính chất của cuộc đấu tranh này không thể đánh đồng với cuộc tổng tuyển cử tại Mỹ vừa qua. Các nhà bình luận hình dung tổng tuyển cử Mỹ là cuộc đọ sức giữa lực lượng chính nghĩa và hủ bại.
Nhưng hai thế lực này tại Myanmar thực ra cũng không đáng nói đến chính nghĩa hay không chính nghĩa, chỉ có thể ghi dấu là hai phe chính khách của Myanmar. Họ chỉ là đối kháng vì lợi ích của bản thân mà thôi, không có lời nói của phe nào là hoàn toàn vì quốc gia và lợi ích của nhân dân. Cho nên đến hiện nay Myanmar vẫn luôn trong nghèo đói. Đấu tranh giữa hai thế lực này cũng chỉ có thể nói là cuộc tranh đoạt lợi ích với nhau mà thôi.
Bố của bà Suu Kyi là tướng Aung San, từng được người Myanmar gọi là quốc phụ, ông là người có uy tín cực cao ở Myanmar, có thể nói bà Suu Kyi có thể ngồi ở vị trí lãnh đạo quốc gia ngày hôm nay, chủ yếu vẫn là nhờ vào danh vọng của bố mình.
Trong cuộc bầu cử tổ chức năm 2015 của Myanmar, Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ do bà Suu Kyi dẫn đầu đã giành được thắng lợi. Sau khi chính phủ quân đội Myanmar giao ra quyền lực, vì lý do chồng và con trai của bà Suu Kyi đều là công dân Anh Quốc, nên theo hiến pháp của Myanmar, bà Suu Kyi không thể nào ngồi vào ghế tổng thống Myanmar. Vì thế sau khi Liên minh Quốc gia vì Dân chủ cầm quyền, đã tạm thời sáng tạo ra một chức vụ có tên “Cố vấn Quốc gia”, thiết lập tổng thống Myanmar Win Myint trên danh nghĩa, nhưng thực tế chính là trò bịp bợm để cho bà Suu Kyi nắm giữ thực quyền của tổng thống. Thông qua Tổng thống Myanmar Win Myint làm đại diện cho bà trên vũ đài chính trị, cũng tức là bà Suu Kyi mặc dù không có vinh quang của Tổng thống Myanmar, nhưng lại là người nắm quyền quốc gia trên thực tế của Myanmar.
Gần đây có nhiều kênh truyền thông đưa tin, trước khi xảy ra đảo chính tại Myanmar, Ngoại trưởng ĐCSTQ Vương Nghị đã thăm Myanmar, đồng thời xưng anh gọi em với người đứng đầu quân đội Myanmar Min Aung Hlaing. Có thể thấy quân đội Myanmar là phe thân Cộng, đằng sau cuộc đảo chính ở Myanmar này có khả năng là có nhân tố ĐCSTQ. Nhưng bà Suu Kyi cũng là người rất thân Cộng, cũng tức là nói hai thế lực này đều đồng thời biểu hiện thân mật với ĐCSTQ, nhưng ĐCSTQ lớn mạnh hơn cả hai thế lực này, do đó cả hai đều muốn tiến gần với ĐCSTQ, mục đích là muốn nhờ sức mạnh của ĐCSTQ để lấy thêm can đảm cho mình.
Ngày 18/1/2020, Đài Phát thanh quốc tế Pháp (RFI) đưa tin chỉ ra: khi đó ông Tập Cận Bình thăm Myanmar đã hội kiến với bà Suu Kyi, và có cuộc hội đàm chính thức với bà Suu Kyi tại Thủ đô Naypyidaw của Myanmar.
Bà Suu Kyi cho biết, Liên minh Quốc gia vì Dân chủ rất coi trọng tình hữu nghị Myanmar – Trung Quốc, hy vọng tiếp tục được làm bạn tốt của ĐCSTQ. Bà đại diện Myanmar nguyện ý tích cực thúc đẩy xây dựng hành lang kinh tế Myanmar – Trung Quốc, toàn lực thực hiện và thúc đẩy tăng tốc hợp tác trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng, văn hóa xã hội, biên giới, địa phương. Cùng phác thảo xây dựng cộng đồng chung vận mệnh Myanmar – Trung Quốc.
Bà Suu Kyi còn cho biết, có quốc gia lấy cớ vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để can thiệp thô bạo vào nội chính nước khác, nhưng Myanmar tuyệt đối không chấp nhận kiểu gây áp lực và can thiệp này. Hy vọng phía Trung Quốc tiếp tục chủ trì công đạo cho các quốc gia vừa và nhỏ như Myanmar trên trường quốc tế, phát huy tác dụng mang tính kiến thiết trong thúc đẩy tiến trình hòa bình trong nước của Myanmar.
Từ đây có thể thấy, cuộc hội đàm của bà Suu Kyi và phía ĐCSTQ là ngầm ăn ý với nhau, “Cùng phác thảo xây dựng cộng đồng chung vận mệnh Myanmar – Trung Quốc”, “tuyệt đối không chấp nhận một quốc gia nào đó lấy cớ vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để can thiệp thô bạo vào nội chính nước khác”, “hy vọng phía Trung Quốc tiếp tục chủ trì công đạo cho các quốc gia vừa và nhỏ như Myanmar trên trường quốc tế”. Những ngôn luận này đủ để chứng minh mức độ thân Cộng của bà Suu Kyi, những ngữ khí này, dường như cũng coi ĐCSTQ là anh cả của xã hội đen.
Bà Suu Kyi giống như ông Mandela (cựu Tổng thống Nam Phi) và ông Obama, đều là nhân vật được truyền thông lớn thiên tả cực lực thổi phồng thành chính khách trên điện thờ. Hiện tại chúng ta cũng biết truyền thông chủ lưu (truyền thông lớn thiên tả) rốt cuộc là như thế nào rồi, phàm là những người họ tâng bốc, ca tụng, chúng ta ngoảnh đầu lại suy nghĩ một chút, phân tích một chút, liệu có phải chính là như thế hay không.
Bà Suu Kyi từng nhận giải Nobel Hòa Bình, nhưng việc này không thể nói rõ vấn đề gì, bởi vì ông Obama cũng đã nhận được giải Nobel Hòa Bình, ngoài ra “Phong trào Người da đen đáng sống” (BLM) cũng vừa mới nhận được đề cử cho giải Nobel Hòa Bình năm 2021. Nếu BLM có thể nhận được giải Nobel Hòa Bình năm 2021, vậy thì giải thưởng này chính là một trò cười lớn. Nhưng trong mắt của một làn sóng người khác, họ cũng không nhất định cho rằng là như thế.
Truyền thông bảo thủ Mỹ là National File đưa tin: Bà Aung San Suu Kyi có quan hệ mật thiết với những nhân vật quan trọng của chính phủ ngầm như bà Hillary, ông Soros và ông Obama.
Sau khi cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary có cuộc gặp với bà Suu Kyi vào năm 2011, hai người họ đã xây dựng mối quan hệ vô cùng mật thiết, họ vừa mới gặp mặt đã bắt đầu “hợp tác chiến lược”. Trong cuốn sách “Những lựa chọn khó khăn” (Hard Choices) của mình, bà Hillary miêu tả thế này, “Trải qua nhiều năm đọc và suy nghĩ về người bất đồng chính kiến nổi tiếng Myanmar, cuối cùng chúng tôi đã gặp nhau”, “Tôi cảm giác chúng tôi đã quen biết cả một đời, mặc dù chúng tôi vừa mới gặp mặt … rất nhanh chúng tôi bắt đầu nói chuyện, cười lớn một cách cởi mở và đưa ra chiến lược như bạn cũ với nhau.”
Bà Hillary kiến nghị bà Suu Ky tranh cử một ghế nghị viên quốc hội trong cuộc tổng tuyển cử Myanma năm 2012, bà Suu Kyi nghe lời kiến nghị này và đã làm được, từ đó bà bắt đầu đời sống chính trị tại Myanmar.
Báo cáo nói sự kính phục giữa hai nhà chủ nghĩa tự do này là hai chiều, bà Suu Kyi cũng tăng cường khen ngợi bà Hillary. Từ những năm 1990, bà Suu Kyi do tham gia vào bạo động chống chính phủ Myanmar, nhiều lần bị bắt vì “hành vi lật đổ”.
Bà Suu Kyi còn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của đương nhiệm tổng thống Mỹ khi đó là ông Obama, ông thường xuyên kêu gọi cho bà Suu Kyi, kêu gọi thả bà khỏi nơi giam lỏng. Năm 2012, ông Obama đã trao cho bà Suu Kyi huy chương vàng của Quốc hội Mỹ, sau đó, bà Suu Kyi nói rằng đây là một trong những thời khắc cảm động nhất trong đời mình.
Cuối cùng, chính quyền ông Obama thông qua áp đặt chế tài đối với Myanmar, đồng thời kiên trì rằng chỉ trong tình huống dưới bà Suu Kyi phát huy tác dụng chính trị tại Myanmar thì mới xóa bỏ chế tài. Quyết định này đã thúc đẩy sự trỗi dậy trong sự nghiệp chính trị tại Myanmar của bà Suu Kyi. Tức là, việc bà Suu Kyi có thể nắm đại quyền của Myanmar, là không thể tách rời khỏi sự hỗ trợ và nâng đỡ của những người như Obama, Hillary. Một bạn đồng minh quan trọng khác của bà Suu Kyi chính là nhà đại tài phiệt George Soros (người Mỹ gốc Hungary) và mạng lưới tổ chức phi chính phủ toàn cầu, mạng lưới này vẫn luôn ra sức hỗ trợ các hoạt động của bà Suu Kyi.
Năm 2012, khi gặp mặt bà Suu Kyi, ông George Soros đã nói: “Trong quá trình tôi tham dự vào các vấn đề ở Myanmar, tôi sẽ luôn nghe theo sự chỉ đạo có tầm nhìn xa của bà”. Ông George Soros, năm nay 90 tuổi, bị các nhà phê bình xã hội chỉ trích thông qua quỹ của mình để thao túng chính trị Myanmar.
Từ năm 1994, Quỹ Xã hội mở của ông George Soros có một “Dự án Myanmar”, nhiều năm nay vẫn luôn ra sức can dự vào chính phủ Myanmar. Theo Eleven Media, một kênh truyền thông Myanmar đưa tin, hơn 100 tổ chức phi chính phủ hoạt động sôi nổi tại Myanmar đều nhận được tài trợ của ông George Soros, từ đó thao túng chính đàn Myanmar. Ví dụ như: Tiếng nói dân chủ Myanmar, Trường báo chí Yangon, Quỹ giáo dục Thabyay, Phòng khám Phòng khám MaeTao, Tổ chức Bình đẳng Myanmar, Viện nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Myanmar (The Institute for Strategy and Policy – Myanmar), Viện nghiên cứu Hòa bình và An ninh Myanmar (Myanmar Institute for Peace and Security), Hiệp hội các nhà văn Myanmar, Ủy ban quan sát Đường ống dầu khí Myanmar – Trung Quốc (Myanmar China Pipeline Watch Committee), Tập đoàn xuất bản Irrawaddy (Irrawaddy Publishing Group), v.v, đều là những tổ chức mà Quỹ Xã hội mở của ông George Soros gọi là đối tác hợp tác.
Quỹ Xã hội mở còn cho biết, đoàn thể tăng cường quyền lực cũng từng nhận được tài trợ của quỹ này. Trên mạng có người tweet suy đoán rằng, máy bỏ phiếu mà Myanmar sử dụng và máy bỏ phiếu mà Mỹ sử dụng trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua là cũng một công ty sản xuất. Đương nhiên đây chỉ là suy đoán, vẫn chưa có chứng cứ. Thực tế có đúng như vậy hay không thì thời gian sẽ nói cho chúng ta sự thật. Nếu quân đội Myanmar thực sự điều tra rõ có gian lận bầu cử, và có thể đưa ra chứng cứ đanh thép, đồng thời công bố công khai công ty này, vậy thì sự xung kích không chỉ là Myanmar, có khả năng có cả Mỹ nữa. Vạn sự có nhân ắt cũng có quả, cho nên nói rằng tình hình hiện tại của Myanmar có thể có tác dụng “cách sơn đả ngưu” (dùng lực từ xa, chưa thể đánh trúng mục tiêu), cũng có khả năng là một ngòi nổ, cuối cùng sẽ lan đến và kích nổ tại Mỹ.
Mọi người thử nghĩ, nếu thực sự là như vậy, nếu lần tổng tuyển cử này của Myanmar và của Mỹ là cùng một thủ đoạn giống nhau, sử dụng cùng một hệ thống bỏ phiếu, vậy thì chính quyền Biden có thể để cho nó tiếp tục bị lôi ra không? Có lẽ chính quyền Biden sẽ dùng mọi cách để ém sự kiện đảo chính tại Myanmar lại, không để nó mở rộng ảnh hưởng, cũng không thể để quân đội đào hang sâu, bởi vì tiếp tục đào thì có khả năng bức màn đen đằng sau không chỉ là Myanmar, mà là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Thậm chí còn liên quan đến tất cả các quốc gia gọi là dân chủ trên toàn thế giới đã sử dụng máy bỏ phiếu này. Cũng không chừng các quả bom gian lận mà dư luận lan truyền không nổ tại Mỹ, nhưng lại bất ngờ bị kích nổ tại một nước nhỏ.
Đối với sự kiện đảo chính lần này tại Myanmar, phản ứng của chính quyền Biden tương đối mạnh mẽ. Truyền thông cánh tả New York Times đưa tin nói rằng ông Biden đã đưa ra tuyên bố với ngôn từ mạnh mẽ, ông nói “Ở quốc gia dân chủ, vũ lực tuyệt đối không nên bị dùng để lật đổ ý nguyện của nhân dân hoặc cố gắng xóa đi kết quả của cuộc bầu cử trung thực.” Ở đây, ông Biden nói đến “kết quả của cuộc bầu cử trung thực”, dường như sợ hãi người khác nghi ngờ sự không trung thực của bầu cử, đúng là thiếu thứ gì thì sẽ gào thét thứ đó. New York Times còn nói, cách diễn đạt của ông Biden tương tự như những gì ông đã nói trong sự kiện Đồi Capitol Mỹ vào ngày 6/1 nhằm lật đổ kết quả bầu cử của chính ông.
Xem ra, đúng là “đồng bệnh tương liên” (cùng cảnh ngộ thì thông cảm cho nhau), mặc dù đang là đánh vào mặt người khác, nhưng kỳ thực lại cũng là trong lòng đang thấy đau, nhưng lại không thể nói rõ.
Ông Biden kêu gọi các nước “đoàn kết lại với nhau”, thúc giục quân đội Myanmar lập tức buông bỏ quyền lực. Ông Biden còn nói: “Nước Mỹ sẽ nhìn thấy những người cùng đứng với nhân dân Myanmar trong thời khắc khó khăn này.” Hơn nữa chính quyền ông Biden còn cho biết, Mỹ có khả năng sẽ một lần nữa thực thi chế tài đối với Myanmar. Trong cuộc đảo chính tại Myanmar do quân đội cho rằng có gian lận bầu cử này, mặc dù xảy ra tại Myanmar, nhưng lại trực tiếp xung kích đến Mỹ. Còn về việc liệu cuộc bầu cử tại Myanmar có thực sự gian lận hay không, chúng ta cũng không biết rõ, bởi vì sự việc vừa mới xảy ra, vẫn cần cơ quan chức năng đi sâu vào điều tra và lấy chứng cứ. Thám tử hiện có cơ hội việc làm tốt nhất, còn điều mà người dân bình thường chúng ta có thể làm là kiên nhẫn chờ đợi.
Tại đây xin tuyên bố một chút, tôi không ủng hộ bất cứ phe nào tại Myanmar, điều mà tôi có thể làm đó là giữ vững lương tri và chính nghĩa, tìm kiếm sự thật.
Sự thật gian lận bầu cử tại Myanmar là thật hay giả, quân đội dùng bất cứ hành động nào, kết quả sẽ ra sao, quá trình của sự kiện này có thể sẽ còn quan trọng hơn, có lẽ là đang cho người dân Mỹ một bài học thực chứng. Nếu bầu cử không tồn tại hành vi gian lận, vậy thì quân đội Myanmar chính là phản loạn, vậy thì sẽ phải rút khỏi vũ đài lịch sử, đồng thời thừa nhận kết quả bầu cử. Chúng ta cùng chờ đợi việc này, đợi quân đội Myanmar đưa ra bằng chứng mạnh mẽ, đợi kết quả điều tra cuối cùng được công bố.
Lý Đạo Chân
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả)
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…