Về mặt lịch sử, Philippines và Hawaii đều từng là những quốc gia do Mỹ chủ quản. Trong thời gian Mỹ chủ quản, hai quốc gia này đều phát sinh phong trào đòi độc lập, Mỹ cũng giúp đỡ 2 nước tiến hành trưng cầu dân ý, để tự quyết định tình trạng của mình. Nhưng kết quả cuối cùng của cuộc trưng cầu dân ý khá khác nhau: Philippines đã trở thành một quốc gia có chủ quyền độc lập còn Hawaii gia nhập liên bang Mỹ, trở thành liên bang thứ 50 của Mỹ, cái tên Vương quốc Hawaii từ đó cũng biến mất. Dùng ngôn ngữ của chúng ta mà nói, thì chính là Hawaii đã “vong quốc” rồi.
Sở dĩ xuất hiện kết quả này, là do nhận thức khác nhau của những người dân ở hai quốc gia do Mỹ chủ quản này tạo thành.
Tại Philippines, hầu hết mọi người không tin tưởng Hoa Kỳ. Mặc dù dưới sự quản lý của Hoa Kỳ, Philippines cho dù ở lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế hay các lĩnh vực khác đều đạt được những thành tựu to lớn, giúp Philippines thoát khỏi cục diện đói nghèo và lạc hậu. Nhưng người Philippines trước thực tế này lại nhắm mắt làm ngơ, họ chỉ tin vào người dân của mình, chứ không tin người Mỹ. Họ nghĩ rằng người Philippines cai quản đất nước mình sẽ tốt hơn hẳn. Chính vì vậy mà từ năm 1898, khi Mỹ tiếp quản Philippines từ Tây Ban Nha và quyết định chủ quản quốc gia này, thì phong trào đòi độc lập ở Philippines dường như chưa bao giờ dừng lại.
Tôn trọng ý nguyện của người dân Philippines, ngay sau khi Thế chiến 2 kết thúc, nhờ sự giúp đỡ của Mỹ, Philippines đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập. Kết quả của cuộc trưng cầu chính là, những người ủng hộ độc lập đã chiếm ưu thế tuyệt đối. Ngày 4/7/1946, Quốc hội Mỹ chính thức phê chuẩn Philippines độc lập. Kể từ đó Philippines đã có người lãnh đạo của riêng mình, thẳng tiến trên con đường độc lập tự chủ.
Khác với Philippines, hầu hết những người dân Hawaii trong vấn đề cai quản quốc gia không quan tâm hay cảm thấy hứng thú với những cái gọi là “người của mình”, “tự mình quản lý quốc gia của mình” hay “độc lập tự chủ”. Suốt nhiều thập kỷ, họ đã tận mắt chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của Hawaii dưới sự quản lý của người Mỹ, họ tin rằng người Mỹ có khả năng quản lý tốt quốc gia này. Trong thời gian Mỹ chủ quản, mặc dù cũng có những người Hawaii muốn đấu tranh vì độc lập của Hawaii, nhưng rốt cuộc thì cũng không giành được sự đồng thuận ủng hộ của quảng đại quần chúng nhân dân. Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1959, người dân Hawaii đã lựa chọn gia nhập Liên bang Mỹ. Ngày 21/8 cùng năm, Hawaii chính thức gia nhập Liên bang Mỹ, trở thành bang thứ 50 của Liên bang Mỹ, vương quốc Hawaii từ đó mà biến mất, Hawaii vong quốc rồi, những người dân Hawaii cũng trở thành những “nô dịch vong quốc”.
Hawaii vào thời điểm quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tình trạng của quốc gia, chính là thời kỳ phong trào giành độc lập của các nước thuộc địa lên cao trào. Theo khẩu hiệu hô hào “các quốc gia cần độc lập, dân tộc cần giải phóng, nhân dân cần cách mạng”, các nước thuộc địa dần dần đều độc lập. Thế nhưng, Hawaii lại không đi theo xu hướng độc lập này, quyết định lựa chọn gia nhập Liên bang Mỹ. Theo ngôn ngữ của chúng ta mà nói, thì người dân Hawaii đã từ bỏ cơ hội làm chủ đất nước, mà theo con đường làm “nô dịch vong quốc”.
Sau khi Hawaii gia nhập Liên bang Mỹ, những người ủng hộ Hawaii độc lập vẫn không ngừng đấu tranh cho các hoạt động đòi độc lập Hawaii. Cho đến hiện nay, tại Mỹ vẫn có những người chủ trương đòi Hawaii độc lập, nhưng chủ trương này chỉ nhận được sự tán đồng rất nhỏ của người Hawaii, căn bản là chưa bao giờ nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân. Do vậy mà việc kêu gọi độc lập này chỉ dừng ở mức độ hô hào trên bề mặt. Điều đáng nói là, đến nay Hawaii đã trở thành “lãnh thổ thần thánh” của Mỹ, chủ trương Hawaii độc lập chính là chủ trương tách Hawaii ra khỏi bản đồ nước Mỹ. Nếu theo cách nói của chúng ta, thì chính là chia cắt lãnh thổ Mỹ. Mặc dù những người này là “phần tử chia cắt” nước Mỹ, nhưng tại Mỹ không có ai truy cứu “tội chia cắt đất nước” của họ, quan chức không truy cứu trách nhiệm hình sự cho tội danh “cổ xúy độc lập chia cắt đất nước” của họ. Họ vẫn được hưởng đầy đủ quyền tự do ngôn luận, tự do tuyên truyền cho chủ trương “chia cắt nước Mỹ” của mình.
Cho đến nay, Philippines đã có hơn 66 năm độc lập, còn Hawaii gia nhập Liên bang Mỹ cũng đã 53 năm. Đối với sự lựa chọn của Philippines và Hawaii, rốt cuộc thì sự lựa chọn nào là chính xác hơn, không khó để có thể đưa ra kết luận. Nhưng với những ai còn nghi vấn, có một câu hỏi dành cho các bạn: Nếu như cho các bạn một cơ hội nhập cư, hoặc là Philippines hoặc là Hawaii, bạn sẽ chọn nơi nào? Đến Philippines làm “chủ nhân ở một quốc gia độc lập”, hay là đến Hawaii làm “nô dịch vong quốc”? Tôi tin rằng, các bạn sẽ chọn Hawaii, chứ không phải là Philippines.
Blog Chu Quốc Dực
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm cá nhân của tác giả)
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…