Khi nói đến chế độ phúc lợi xã hội của Mỹ, trước nay nhiều người luôn có quan điểm rằng: chăm sóc sức khỏe là miễn phí, vào đại học không tốn tiền, trẻ em nhà nước nuôi, trợ cấp sinh con lớn, v.v… Nhưng sự thật là thế nào?
Nếu bạn có quan tâm và xem xét thông tin cẩn thận hơn, đặc biệt là không có trở ngại về tiếng Anh, có thể tự mình đọc tin tức từ truyền thông Mỹ, bạn sẽ phát hiện rằng suy nghĩ trên rõ ràng là không đáng tin cậy. Ví dụ như chi phí điều trị bệnh tật thật ra rất tốn kém và là gánh nặng lớn cho cá nhân, học phí đại học cũng vậy, tổng số tiền cho vay học phí đại học ở Mỹ từ lâu đã vượt mức 1.000 tỷ USD. Vậy vì sao lại có sự hiểu lầm lớn như thế?
Thật ra rất đơn giản, nhiều người thường dùng tư duy logic riêng của cá nhân để suy luận về phúc lợi của nước Mỹ rồi tưởng tượng về một xã hội hoàn toàn không tồn tại. Vì vậy họ thường hiểu rằng phúc lợi hiển nhiên là quỹ cho vay chung duy nhất và càng nhiều càng tốt. Nhưng đây không phải là hiểu biết đúng đắn về phúc lợi xã hội Mỹ, thậm chí có thể nói là hoàn toàn trái ngược.
Hai phe cánh tả và cánh hữu vẫn luôn tranh luận với nhau về chính trị xã hội Mỹ. Những người cánh tả chủ trương tăng phúc lợi nhà nước cao hơn và thuận theo đó thì thu thuế cũng phải cao. Những người cánh hữu ngược lại cho rằng giảm phúc lợi nhà nước và yêu cầu chính phủ không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của người dân, bởi vì khi chấp nhận phúc lợi thấp đồng nghĩa với thuế thu cũng thấp. Mặc dù tranh luận suốt từ trước đến nay về việc tăng cái này hay giảm cái kia, nhưng xã hội Mỹ cơ bản đồng thuận không đi đến cực đoan và nên trung hòa cả hai bên là tốt.
Vì trung hòa hai bên nên hiển nhiên sẽ không có quá nhiều phúc lợi. Do đó các quan điểm ở đầu bài chỉ là chuyện hoang đường. Nhiều người có thể hỏi, vì sao người Mỹ không nên cần phúc lợi cao từ chính phủ? Có phúc lợi cao không phải là rất tốt sao? Nhiều người Mỹ cũng không rõ về vấn đề này. Chính phủ không kiếm ra tiền, lông cừu lấy trên thân cừu, thật ra cuối cùng vẫn là bạn tự mình chi trả. Nhiều người Mỹ quan tâm đến phúc lợi do các doanh nghiệp tư nhân đãi ngộ hơn là quan tâm chế độ của nhà nước vì họ tin rằng kinh doanh tư nhân mang lại hiệu quả cao, hàng hóa đẹp, giá rẻ, và có thể tạo được nhiều việc làm và phúc lợi hơn cho người lao động.
Tất nhiên không phải chính phủ Mỹ hoàn toàn không cung cấp phúc lợi, chủ yếu là tại các phương diện như: lương hưu, an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, quân nhân giải ngũ, trợ cấp thức ăn cho gia đình có thu nhập thấp, chăm sóc sức khỏe cho trẻ vị thành niên của gia đình có thu nhập thấp. Cần lưu ý rằng, trợ cấp này là dành cho gia đình có thu nhập thấp, hiện nay trẻ vị thành niên trong gia đình có thu nhập thấp có thể được nhận phúc lợi chăm sóc từ nhà nước tại một số tiểu bang, nhưng tại một số bang khác có thể lại không được. Điều này dẫn đến một đặc trưng quan trọng khác của Mỹ là phúc lợi và các chế độ an sinh xã hội thường là do các tiểu bang tự quyết, và chúng có sự khác biệt lớn giữa các bang. Vì vậy khi bàn về xã hội Mỹ tối kỵ nhất là lấy một điểm mà suy ra toàn diện, từ tình hình của một bang mà suy ra toàn quốc.
Rõ ràng là một người bình thường có công việc, thu nhập và người trưởng thành trong gia đình có thu nhập không thể nhận được phúc lợi từ chính phủ, thậm chí trẻ em trong gia đình này cũng không được, phụ cấp sinh con lại càng là chuyện không có.
Vậy phúc lợi mà người dân Mỹ thường nói đến rốt cuộc là gì?
Người sử dụng lao động sẽ cung cấp phúc lợi cho nhân viên. Tại Mỹ khi tìm việc người ta thường cân nhắc đến sự đãi ngộ, tiền lương và cả phúc lợi đi kèm, khác biệt này giữa các công ty có thể là lớn.
Quan trọng nhất đối với người Mỹ là bảo hiểm y tế. Theo truyền thống, người sử dụng lao động mua bảo hiểm y tế và cung cấp cho nhân viên, dù cho cải cách theo bảo hiểm y tế Obama cũng vậy. Tiền bảo hiểm này thông thường là trách nhiệm chung của cả chủ đơn vị và cá nhân, tỷ lệ chi trả giữa hai bên thế nào ở mỗi công ty cũng có sự khác biệt.
Cũng như ở Việt Nam, có bảo hiểm không tương đồng với việc được hoàn toàn miễn phí khi khám bệnh và mua thuốc. Phạm vi bồi thường và các quy tắc bồi thường của bảo hiểm có thể tương đối cũng khác nhau. Nói cách khác, chất lượng bảo hiểm y tế của các đơn vị khác nhau có sự khác biệt cũng rất lớn. Khi người Mỹ nói về phúc lợi tốt, rất có thể là đang nói về bảo hiểm của đơn vị họ mua là rất tốt.
Người đi làm có nhận lương đóng bảo hiểm xã hội mục đích chủ yếu là để thanh toán tiền lương hưu và an sinh xã hội cho người cao tuổi hiện tại, cũng có thể nói cách khác là chính phủ thay bạn cất giữ dùm ở đó, tương lai sẽ phát lương hưu lại cho bạn. Nhưng thông thường tiền lương hưu và an sinh xã hội là không đủ để chi tiêu, vì vậy nhiều người cần có khoản lương hưu bổ sung và đó thường là do các đơn vị cung cấp cho. Người Mỹ thường nói các tài khoản 401k hay 403k, đó là tài khoản lương hưu bổ sung.
Thông thường nguyên tắc sẽ như vầy: nhân viên chuyển vào tài khoản lương hưu bổ sung đó mỗi tháng một phần (nhiều ít dĩ nhiên do nhân viên quyết định nhưng có hạn ngạch tối đa theo luật định), chủ lao động cũng chuyển vào đó một phần cho nhân viên tùy theo cơ chế của công ty, sự khác biệt này giữa các công ty cũng rất lớn, có khi không tới 1% hay 2%, nhưng cũng có khi đến 7% hoặc 8% lương của nhân viên.
Cũng có công ty quy định nhân viên có thâm niên càng lâu thì khoản này càng cao và ngược lại, thâm niên ngắn thì ít hoặc không có. Cũng có công ty chủ lao động và người lao động chuyển vào 1%, 2% như nhau, đó cũng giống như khuyến khích khen thưởng để nhân viên nỗ lực trong công việc. Vì vậy, nếu chủ lao động hào phóng về khoản lương hưu bổ sung thì nhân viên không có lo lắng khi về hưu, còn ngược lại thì người ta bình thường sẽ rất xem trọng đến phúc lợi.
Bên cạnh đó, phúc lợi của đơn vị còn có bảo hiểm thất nghiệp ngắn và dài hạn, bảo hiểm nhân thọ v.v… Có nhiều công ty thậm chí còn mở các cơ sở như nhà ăn, công viên, nhà giữ trẻ phí thấp, thậm chí miễn phí cho nhân viên sử dụng. Những điều này cũng chính là phúc lợi và nó không liên quan đến chính phủ Mỹ.
Blog Bảo Sơn
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…