Sự giả dối mà ta dành cho trẻ con thường bắt đầu thế nào?

“Những đứa trẻ rất trong sáng và ngây thơ, nhưng nó cũng sẽ trở nên tính toán và vụ lợi ngay khi nó nhận thấy nó có thể được lợi cho bản thân nếu như giành được cảm tình của ai đó, chẳng hạn ở đây là ông bà”.

(Ảnh mang tính minh họa)

Đấy là khi ta hỏi trẻ những câu mà thường là ta chỉ thích một hướng trả lời, chẳng hạn, bà hỏi “cháu có yêu bà không?”, ông hỏi, “cháu có yêu ông không?”, rồi sau đó là những câu hỏi buộc trí não đang phát triển của trẻ phải chọn lựa cái nào hay hơn để nó được lợi, chẳng hạn “ở nhà ông ngoại thích hơn hay ở nhà bà nội thích hơn?

Đấy là khi ta đưa ra một phần thưởng để buộc trẻ phải theo ta, phải yêu quý ta, chẳng hạn, “đến nhà bác thì cháu sẽ thoải mái ăn kẹo”, là khi ta tin rằng, ta chạy ùa đến với đứa trẻ, la hét lên thảng thốt vì xót con, xót cháu và nói to lên rằng, “đánh đất vì đất làm đau em” khi đứa bé ngã, từ đó tạo cho nó một tư duy rằng, nếu chuyện gì xảy ra với nó, thì không phải là lỗi của nó.

Đấy là khi ông bà, vì thương cháu hoặc cũng có thể vì sốt ruột khi thấy cháu làm điều gì đó không xong, đã can thiệp vào việc giáo dục đứa cháu, trong khi trên thực tế, bố mẹ nó đã rất kiên nhẫn để dạy nó tự lập. Những đứa trẻ rất trong sáng và ngây thơ, nhưng nó cũng sẽ trở nên tính toán và vụ lợi ngay khi nó nhận thấy, nó có thể được lợi cho bản thân nếu như giành được cảm tình của ai đó, chẳng hạn ở đây là ông bà.

Đấy là khi nó đã lớn lên rồi, đến trường, được học về luật giao thông, mà ông bà hoặc bố mẹ nó, vì một lý do luôn được cho là ” “chính đáng” (về muộn thì ăn cơm muộn chẳng hạn), sẽ vượt đèn đỏ hoặc đi ngược chiều. Đấy là khi nó học trong một môi trường giáo dục chạy theo thành tích, mà nó biết rằng, nó chẳng thể đúp lớp hoặc hạnh kiểm yếu, vì bố mẹ nó rất biết chăm sóc cô giáo, là khi lớp nó có buổi dự giờ và nó được chỉ định sẽ phát biểu cùng vài đứa khác để “đẹp đội hình”.

Đấy là tiếp nữa, nó nhận ra điều mà bố mẹ nó sợ nhất ở nó khi lớn lên không phải là dốt nát về tri thức – bằng cấp thực ra có thể mua được, không khó, mà là sợ nó “tồ”, nghĩa là nó không đủ các kỹ năng để bon chen, luồn cúi và đi lên không phải bằng năng lực thực sự. Có rất nhiều nỗi sợ trong cuộc đời này, nhưng hóa ra, với nhiều bố mẹ, nỗi sợ lớn nhất lại là sợ “tồ”, bởi lúc nào cũng sẽ lo con thiệt thòi.

Và đứa trẻ cứ lớn lên, thành người, trong một sự giả dối như đã được lập trình. Rồi cứ thế, vòng đời xoay mãi…

Theo facebook Nhà báo Trương Anh Ngọc

Xem thêm:

Trương Anh Ngọc

Published by
Trương Anh Ngọc

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

2 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

2 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

3 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

6 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

7 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

7 giờ ago