Categories: Xã luậnBlog

Sinh viên Trung Quốc bị tẩy não bằng cách nào?

Gần đây trên tường các trường đại học tại Hồng Kông xuất hiện nhiều biểu ngữ yêu cầu Hồng Kông độc lập, đồng thời cũng liên tiếp xảy ra những tranh cãi nảy lửa giữa sinh viên Đại Lục và bản địa. Một bộ phận du học sinh từ Đại Lục tới Hồng Kông cách đây vài năm đã có sự thức tỉnh nhất định, bắt đầu từ một vài nghi vấn về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và sau đó đã hiểu sự thật, phát hiện ra những lời dối trá được tuyên truyền.

Một trong những ví dụ điển hình của việc ĐCSTQ tẩy não giới trẻ, chính là tuyên bố không có người nào chết trong sự kiện Lục Tứ tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989 (Ảnh: internet)

Những ai thường tiếp xúc với du học sinh Đại Lục sẽ nhận ra mô tuýp chung của họ, chính là bị bao bọc trong đầy rẫy những lời dối trá suốt thời gian dài để rồi bị tẩy não lúc nào không hay biết. Đây là loại tẩy não triệt để, hơn nữa giống như loại “mầm độc”, có thể tự động ngăn cản bất kỳ quan điểm và thông tin nào trái ngược với thông tin tẩy não. Chẳng hạn khi nói đến vụ thảm sát Lục Tứ, du học sinh Trung Quốc đều nhất nhất cùng một ý kiến rằng không có ai chết trên Quảng trường Thiên An Môn, hay là có thế lực nước ngoài kích động hòng lật đổ Trung Quốc, v.v.

Việc giả tạo lịch sử này ấy vậy mà lại có thể “đầu độc” thành công cả một thế hệ người Trung Quốc ngày nay. Họ hoàn toàn không thể tưởng tượng, cũng không cách nào chấp nhận được tất cả những điều này đều là giả dối. Bất kỳ ai chỉ cần động chạm tới phạm vi này là sẽ kích hoạt cơ chế phòng vệ cá nhân của họ, những người này dù cho biết rằng bản thân mình không biết rõ ràng, nhưng vẫn kiên quyết phủ nhận tới cùng, vậy rốt cuộc là vì sao?

Nguyên nhân là vì trong đầu của những người này đã được cắm rễ “tình yêu” với Trung Quốc; ĐCSTQ đã thành công trong việc kiến tạo cái gọi là “yêu nước”, giống như tình yêu với gia đình, tình yêu đối với cha mẹ. Chủ nghĩa dân tộc đã bị cắm sâu vào linh hồn của phần lớn thế hệ học sinh trẻ của Trung Quốc theo phương thức của tôn giáo. Đây là một dạng tình yêu có hai tầng; ở tầng nông là đối với đảng, với chính quyền, ở tầng sâu là đối với bản thân ĐCSTQ. Họ tin một cách chân thành rằng “không có quốc, lấy đâu ra gia”, họ tin “yêu nước vốn là điều tự nhiên từ khi sinh ra”, nên cho dù phát sinh sự kiện Lục Tứ, cho dù quan chức ĐCSTQ tham nhũng hủ bại, cũng chỉ có thể phá hủy cái tình yêu thần phục ở tầng nông cạn dành cho chính phủ. Thế nhưng sâu thẳm trong tâm họ đương nhiên không thể chấp nhận, họ yêu sâu đậm “nước cộng hòa”, hóa ra lại là một quốc gia hủ lậu đến vậy. Hoặc họ có thể chấp nhận những phê phán của bạn về đảng, nhưng không thể chấp nhận những phê phán đối với Trung Quốc, họ giống như những fan hâm mộ một cái gì đó một cách điên cuồng, hoặc những người cuồng nhiệt với tôn giáo, hay như người hâm mộ tôn sùng thần tượng, một khi biết được nguồn gốc của Trung Quốc hủ lậu như vậy thì giống như bảo họ đi phủ định chính bản thân mình. Vì thế những người này dù có biết được những lời dối trá của ĐCSTQ, nhưng vẫn phải kiên trì không “phủ định bản thân mình”, hoặc là “phủ định quá khứ”, kỳ thực kiểu nói này chính là minh chứng của tẩy não thành công.

Thừa nhận Trung Quốc yếu kém, hay thừa nhận Hồng Kông yếu kém, với người có tinh thần tiếp thu, lý ra sẽ không có cảm giác khó chịu. Trung Quốc là Trung Quốc, Hồng Kông là Hồng Kông. Mà mỗi chúng ta đều là những cá thể độc lập, cho dù là phủ định một quốc gia hay phủ định nơi bạn gắn bó, chỉ cần điều nói ra là sự thật, mà không phải bịa đặt, thì với một người bình thường mà nói hoàn toàn sẽ không có cảm giác khó chịu. Nhưng đối với những lời nói không mấy dễ nghe về Trung Quốc, những người có “tình yêu Trung Quốc sâu nặng” này, lại thành như sự phê bình chính bản thân họ, phủ định Trung Quốc dường như được xem như là phủ định họ. Đây là minh chứng chuẩn xác nhất cho sự tẩy não, nhưng đối với những người nhận định “yêu nước vốn là điều tự nhiên từ khi sinh ra”, điều này hoàn toàn không thể chấp nhận nổi và cũng không thể hiểu nổi.

Khi đề cập tới vấn đề nhạy cảm này, họ liền lảng tránh, khi những người xung quanh bày tỏ sự thấu hiểu trước những lời nói và hành động của họ sau khi bị tẩy não thì họ lại không cảm kích, mà ngược lại, họ cảm thấy “đau nhói”. Sau đó cho rằng sự thông cảm của người khác là “cảm giác thương hại bề trên”, cho rằng đó là có “cái nhìn phiến diện với họ” v.v.. Kỳ thực nó giống như di chứng sau vết thương. Họ cho rằng sự thấu hiểu của người khác được xem như thương hại, xúc phạm hay kỳ thị.

Với người được thoát ra khỏi nhà giam, lời phê bình của người khác nhắm vào nhà ngục của ác đảng kia, là đứng về phía người bị bắt. Nhưng những người bị hại này lại “đồng tình” với kẻ hại mình, xem những phê phán của người khác với “tù ngục Trung Quốc” như là phê phán chính mình, thậm chí chịu không nổi còn muốn làm kẻ bắt người, đến nỗi biện hộ cho chế độ, đó chính là điển hình của hội chứng Stockholm. Khi bạn nỗ lực mong muốn cứu họ thoát ra khỏi tư tưởng tù ngục, phản ứng thường thấy của những người này là họ cho rằng mình bị kỳ thị, từ chối thừa nhận mình từng bị tẩy não hoặc ức hiếp, thậm chí còn tự nhận mình “tự nguyện”.

Họ vừa nói là tự nguyện, vừa muốn phân rõ giới tuyến với chính quyền bị tố giác lừa dối. Nhưng khi bạn tiến thêm một bước phê bình những lời dối trá hoặc cách làm lừa dối kia, họ liền không chịu nổi và sẽ biện hộ cho chúng; đến nỗi quay lại công kích người phê phán. Phủ định quá khứ của Trung Quốc, không phải là phủ định quá khứ của những người này, nhưng họ lại đem hai góc độ này gộp làm một. Họ đưa cuộc sống riêng của mình lên mối liên hệ với quốc gia, khi bạn chê đất nước của họ cũng giống như bạn chê con người họ. Sau đó những người này sẽ cảm thấy đau khổ, đến mức quay ngược lại cho rằng những người “không yêu nước” là kỳ dị.

Giáo dục “yêu chính quyền” hoặc “yêu đảng” của ĐCSTQ có thể không thành công, nhưng cách giáo dục yêu nước lại vô cùng hiệu quả, tuy nhiên điểm này thường bị nhiều người đánh giá thấp và không để ý đến.

(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm cá nhân của tác giả)

Blogger Lâm Kị

Xem thêm:

Blogger Lâm Kị

Published by
Blogger Lâm Kị

Recent Posts

Hồi ký cựu Tổng thống Hàn Quốc: Ghế ngồi Thủ tướng

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak chia sẻ một kinh nghiệm khó quên của…

40 giây ago

Hàng trăm công nhân ở Thượng Hải chặn đường đòi lương, cảnh sát bắt người [VIDEO]

Hàng trăm công nhân của Công ty TNHH Trang trí Da ô tô Quốc Lợi…

2 phút ago

Đề cử cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump tiết lộ tầm nhìn hòa bình Ukraine

Ông Mike Waltz, đề cử Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống đắc…

7 phút ago

Sài Gòn, cà phê và nhạc sến

Dĩ vãng vay mượn cà phê...

11 phút ago

Quan chức Mỹ: Tin tặc Trung Quốc đang chuẩn bị cho cuộc xung đột với Mỹ

Tin tặc Trung Quốc đang xâm nhập vào mạng các cơ sở hạ tầng quan…

20 phút ago

10 nhạc khúc nổi tiếng Trung Hoa cổ đại – Kỳ III: Bình sa lạc nhạn

Nói đến “Bình sa lạc nhạn” thì không thể không nói đến Vương Chiêu Quân.

21 phút ago