֍
Mùa Tết đến, trẻ em là những người vui nhất khi nhận được tiền lì xì. Tuy nhiên, cách xử lý tiền lì xì ra sao cho hợp lý lại là vấn đề khiến nhiều phụ huynh băn khoăn.
Thực tế, nhiều bậc phụ huynh khi nhận tiền lì xì cho trẻ cũng rất băn khoăn, nếu đưa tiền cho trẻ thì sợ chúng sẽ tiêu xài một cách hoang phí, nhưng nếu không đưa lại khiến chúng không vui.
Một số phụ huynh chia sẻ rằng, con cái họ đã dùng tiền lì xì để mua thẻ game hay các món đồ chơi khác, điều này khiến họ lo ngại, sợ rằng con cái sẽ hình thành thói quen chi tiêu thiếu kiểm soát.
Những lo lắng này không phải là không có lý do, nhưng nếu thu hồi tiền lì xì của trẻ thì sẽ làm trẻ mất đi khoảnh khắc vui vẻ đặc biệt trong suốt cả năm.
Mỗi đứa trẻ khi còn nhỏ đều mong đợi đến Tết, đặc biệt là rất háo hức nhận tiền lì xì. Có một bộ phim đã từ rất lâu mang tên “Tiền lì xì”, trong phim có một cậu bé mỗi năm đều nhận được lì xì là một đồng tiền. Dù một đồng tiền đó không thể mua được nhiều đồ, nhưng cậu bé luôn mong chờ, và mỗi khi nhận được đồng tiền lì xì đó, cậu cảm thấy rất vui mừng và luôn trân trọng đồng tiền.
Ý nghĩa của lì xì đó là sự yêu thương và niềm vui mà các bậc phụ huynh, người thân trao cho con cái trong dịp Tết. Do đó, nếu bố mẹ cầm tiền lì xì của các con, thì điều này ít nhiều sẽ tạo ra sự tiếc nuối cho chúng.
Ngoài việc dùng tiền lì xì để mua sắm hay tiết kiệm, các bậc phụ huynh có bao giờ nghĩ đến một cách tiếp cận khác không?
Ví dụ, dùng số tiền lì xì mà trẻ nhận được để giúp trẻ biết cách sử dụng tiền một cách hiệu quả, hoặc dạy trẻ cách thức tiền sinh ra tiền. Từ đó, thông qua việc cho trẻ tiền lì xì để giúp trẻ cảm nhận được ý nghĩa và giá trị của sự hiện diện của mình đối với gia đình.
Chúng ta thậm chí có thể biến tiền lì xì trở thành thứ không chỉ là tiền mà còn chứa đựng tình cảm và khả năng phát triển.
Hãy để tiền lì xì hàng năm trở thành cơ hội để trẻ cảm nhận được sự hiện diện và cảm giác thân thuộc với gia đình.
Khi trẻ tự quản lý tiền của chính mình, thì điều mà trẻ nhận được không chỉ là tiền mà còn là niềm tin tuyệt đối từ cha mẹ.
Chúng ta tin tưởng vào khả năng quản lý tài chính của trẻ, đồng thời khích lệ niềm tin và sự tự tin của con, giúp con tin rằng mình có thể làm được và xứng đáng có được những điều tốt đẹp hơn. Cảm giác “xứng đáng có được” thật sự là một cảm giác rất quý giá.
Nhiều ngôi sao điện ảnh đã từng chia sẻ trong các câu chuyện về sự trưởng thành của họ: “Tôi cảm thấy mình không xứng đáng nhận được tình yêu thương của gia đình, tôi không xứng đáng có được những thứ tốt đẹp và có giá trị hơn, tôi không xứng đáng được yêu thương.”
Cảm giác “xứng đáng” này là điều mà nhiều người trong chúng ta luôn khao khát cả đời, và thậm chí khi đã lớn tuổi vẫn tiếp tục tìm kiếm sự công nhận và tin tưởng từ cha mẹ.
Việc sở hữu tiền chính là bước đầu để trẻ em nhận thức về cơ hội sinh tồn. Con người cần phải học cách sử dụng tiền để sống. Ngày nay, tiền không chỉ là phương tiện đơn thuần để trao đổi các nguồn lực sinh tồn, mà còn chính là nguồn tài nguyên. Ví dụ, người lớn biết cách sử dụng tiền để tạo ra giá trị, như đầu tư vào quỹ, cổ phiếu hay đưa tiền vào kinh doanh để làm tăng tài sản, qua đó nâng cao cơ hội sinh tồn và mang đến sự tự do tài chính cho cuộc sống.
Người lớn có ý thức như vậy, còn trẻ em thì sao? Câu trả lời là: trẻ em càng cần có nhận thức như vậy. Trẻ cần thông qua việc hiểu về tiền để nhận thức được những điều cơ bản trong cuộc sống.
Ngày nay, con người ít khi tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên mà chủ yếu sống trong các thành phố, tương tác trực tiếp với xã hội và tiền bạc.
Khi trẻ có một khoản tiền, thực chất, chúng đã bắt đầu suy nghĩ về vấn đề này: Mình phải làm gì với số tiền này? Nếu mình tiêu nó đi, mình sẽ hết tiền!
Khi trẻ không muốn tiêu hết số tiền lì xì của mình, chúng chỉ dùng một phần nhỏ để mua sắm, qua đó cảm nhận niềm vui từ việc kiểm soát tài chính.
Số tiền còn lại trẻ không nỡ tiêu thì chúng sẽ không biết phải làm gì, có thể sẽ để ở nhà hoặc đưa lại cho cha mẹ để họ giữ giùm.
Tịch thu tiền lì xì của trẻ đồng nghĩa với việc khiến trẻ mất đi cơ hội trải nghiệm cách sử dụng tiền để hiểu về sự tồn tại. Hiện nay, trẻ em rất ít khi tiếp xúc với khái niệm “sinh tồn”, chúng luôn nghĩ rằng cuộc sống rất dễ dàng và đơn giản. Chúng không hiểu rõ những điều kiện cần thiết để sinh tồn, cũng không biết phải đối diện với chúng như thế nào. Thậm chí, khi trưởng thành, rất nhiều trẻ em bước vào công việc nhưng lại thiếu trách nhiệm, không chủ động và không quan tâm đến công việc của mình.
Vì chúng không quan tâm đến giá trị của tiền, cũng không ý thức được cơ hội sinh tồn của mình. Trẻ không hề nhận thức rõ về cơ hội sinh tồn của bản thân, không nghiêm túc với điều đó vì chúng không gặp phải “khủng hoảng sinh tồn”.
Nếu mọi nhu cầu về ăn, mặc, ở đều được cha mẹ lo liệu, trẻ sẽ chẳng bao giờ phải suy nghĩ về vấn đề sinh tồn. Chính vì vậy, chúng có thể thiếu trách nhiệm với công việc của mình.
Việc để trẻ trải nghiệm sinh tồn từ khi còn nhỏ, giúp chúng phát triển nhận thức về cuộc sống là rất quan trọng.
Trẻ không biết tiền từ đâu mà có, cũng không biết thực phẩm từ đâu đến, vậy làm sao chúng có thể trân trọng cơ hội sinh tồn, trân trọng cơ hội có thức ăn, cơ hội có công việc?
Nếu những suy nghĩ trong đời của chúng không được xây dựng trên nền tảng của sự sinh tồn, thì đó là điều rất đáng lo ngại.
Vì vậy, hãy giao tiền lì xì cho trẻ và tạo cơ hội để trẻ suy nghĩ về sinh tồn và sự phát triển.
Một số trẻ sẽ đầu tư tiền của mình vào công việc kinh doanh của cha mẹ để tính lãi suất và kiếm thêm tiền tiêu vặt. Hơn nữa, khi quản lý tiền lì xì của mình, trẻ cũng nên học cách ghi chép sổ sách, ghi lại thu nhập và chi tiêu hàng năm của mình vào một cuốn sổ nhỏ, giúp trẻ tự tính toán số tiền có thể tiết kiệm được trong lần tiếp theo.
Khi trẻ có thể rõ ràng nhìn thấy số tiền của mình, động lực tiết kiệm của trẻ sẽ cao hơn, chúng cũng sẽ muốn tìm hiểu về việc sử dụng tiền như thế nào.
Bên cạnh việc để trẻ nhìn thấy kết quả của việc tiêu tiền và đầu tư, cần phải giải thích rõ ràng hơn về các cách thức và phương pháp để tiền sinh ra tiền. Bạn có thể sử dụng trí tuệ để đổi lấy tiền, hoặc đổi sức lao động để kiếm tiền, hoặc dùng nguồn tài chính hiện có để tạo ra thêm tiền.
Ngoài ra, trong bao lì xì, nên cho trẻ lựa chọn tỷ lệ số tiền mình sẽ tiêu và tiết kiệm.
Khi nhận tiền lì xì, nếu trẻ không cảm thấy thú vị khi tiêu, thì chúng cũng sẽ không tìm thấy niềm vui trong việc đầu tư. Kiếm tiền là để có thể chi tiêu thoải mái hơn. Vì vậy, cần phải chọn ra một tỷ lệ hợp lý giữa chi tiêu và tiết kiệm để trẻ trải nghiệm niềm vui chi tiêu và học cách kiểm soát, quản lý tiền bạc.
Thông thường, tỷ lệ giữa tiền lì xì và số tiền trẻ được phép tiêu nên là 7:3, và không được vượt quá 6:4. Nếu niềm vui chi tiêu vượt qua niềm vui đầu tư, trẻ sẽ chỉ muốn tiêu tiền.
Chỉ khi niềm vui đầu tư có thể hỗ trợ niềm vui chi tiêu, trẻ sẽ càng muốn đầu tư và cân nhắc cách quản lý tiền bạc của mình.
Trúc Nhi biên dịch
Theo Vision TimeTimes
UBND TP. Hà Nội đang đề xuất nâng mức phạt trong lĩnh vực giao thông…
Dân biểu Andy Ogles đang thúc đẩy một đề xuất sửa đổi Hiến pháp cho…
Triều Tiên đã tiến hành một cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình chiến lược…
Sau gần 3 ngày mất tích, thi thể bé gái 12 tuổi đã nổi trên…
Cuộc bầu cử năm 2024 vừa qua thực sự là một 'trận động đất chính…
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình người Việt lại nô nức…