10 lời khuyên của chuyên gia giúp trẻ an toàn khi đi bơi

Vào mùa hè, nhu cầu đến bể bơi, biển, công viên nước,… tăng cao cũng là lúc cha mẹ cần phải quan tâm đến các biện pháp giữ an toàn cho con trẻ khi ở dưới nước. 

Natalie Livingston, một người mẹ Mỹ và là một chuyên gia điều tra về các vụ đuối nước đã đưa ra 10 lời khuyên thiết thực cho chúng ta:

(Ảnh: YanLev/Shutterstock)

1. Giải thích cho trẻ về các quy định giữ an toàn và những rủi ro khi xuống nước

Trước khi yêu cầu trẻ mặc áo phao và học các kỹ năng giữ an toàn, cha mẹ nên giải thích rõ cho chúng hiểu rõ lý do vì sao trước. Bạn cần giúp con hiểu được khi bị đuối nước thì cơ thể sẽ như thế nào, khi nào thì nên dừng không bơi nữa, tại sao phải nín thở dưới nước, tại sao áo phao lại quan trọng như vậy? Hãy giúp trẻ biết “sợ nước một cách lành mạnh”.

2. Đặt ra các biện pháp an toàn

Trước khi trẻ xuống nước, cha mẹ phải giúp con nhận thức rõ những mối nguy hiểm và biết “tôn trọng nước”. Bạn cần nhắc con khu vực nào có thể xuống bơi, khu nào không, chỗ nào có thể nhảy vào, chỗ nào không. Nhắc con trước khi muốn xuống nước phải xin phép cha mẹ và cha mẹ cũng phải liên tục dõi theo hoạt động của con.

3. Đặt lời nhắc để kiểm tra tình hình của con

Không phải lúc nào bạn cũng có thể để mắt đến con liên tục được. Điện thoại, những người hàng xóm, lũ trẻ xung quanh khu vực vui chơi… có thể làm bạn bị phân tâm. Để khắc phục điều này, bạn nên đặt lời nhắc trên điện thoại để chắc chắn rằng mình sẽ liên tục kiểm tra tình trạng của con.

(Ảnh: Shutterstock)

4. Không để người khác trông con hộ

Giao con cho người khác trông (ngay cả khi đó là nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp) là một việc làm rất nguy hiểm bởi chúng không phải con của họ, và người được nhờ vả cũng cảm thấy áp lực khi phải săn sóc cho con của người khác. Trong trường hợp này, cô Natalie sẽ yêu cầu các con của cô phải mặc áo phao bất cứ khi nào chúng đi bơi.

5. Hãy cho bản thân và lũ trẻ được nghỉ ngơi

Dường như trẻ em có một nguồn năng lượng vô tận và có thể bơi mãi. Lời khuyên cho bạn là sau một khoảng thời gian bơi nhất định, 30 phút chẳng hạn, gia đình bạn nên ra khỏi bể bơi để nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ này sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần sau khi phải quan sát trẻ quá lâu, đồng thời giúp bạn lấy lại sự nhạy bén cho lượt xuống nước tiếp theo của các con hoặc của cả gia đình.

6. Yêu cầu con mặc áo phao

Áo phao không mang đến sự thoải mái nhưng chúng lại đảm bảo được sự an toàn. Bạn nên mặc áo làm gương để các con học tập theo. Ngoài ra, bạn phải chắc chắn cho con mặc áo phao chứ không chỉ dùng các dụng cụ hỗ trợ cho việc nổi (như phao tròn, phao hình trái cây…).

(Ảnh: hdydi from Pixabay)

7. Dạy trẻ về chiều cao của chúng so với độ sâu của nước

Dạy cho con hiểu độ sâu của hồ bơi và chiều cao cơ thể có sự liên quan đến nhau sẽ giúp con ý thức tốt hơn về việc nên bơi ở đâu và không nên bơi ở đâu. Khi biết độ sâu khoảng 1,2 mét đã đủ gây tắc thở, trẻ sẽ tránh khu vực đó ra. Ngoài ra, trẻ sẽ nhận thức được thực tế là anh chị em hoặc bạn bè cao hơn chúng mới có thể bơi ở những khu vực nước sâu, còn với chiều cao của chúng thì không thể. 

8. Dạy con quy tắc 5 giây

Cha mẹ hãy dạy các con ý thức trách nhiệm và tinh thần giúp đỡ để chúng tự quan sát lẫn nhau và chạy đi tìm sự giúp đỡ nếu có ai đó đang gặp nạn. Bạn hãy nhắc con rằng nếu thấy ai đó dưới nước, con hãy đếm đến 5, nếu nhiều giây sau mà người đó không ngoi lên, con cần báo ngay cho người lớn.

9. Dạy trẻ tôn trọng không gian cá nhân của nhau

Khi gặp sự cố dưới nước, chúng ta thường hoảng loạn và bám vào người bên cạnh. Ngay cả người bơi giỏi cũng sẽ bị đuối sức nếu bị bám chặt và kéo xuống bất thình lình như vậy. Trong trường hợp bị bám bất ngờ, cha mẹ hãy dạy trẻ cách hướng mặt lên để hít không khí, thả lỏng cơ thể dưới nước rồi co chân lại để đẩy người ra xa. Khi đã ở khoảng cách an toàn, trẻ nên giúp người bị nạn kêu cứu. Tất cả trẻ em đều cần được dạy bảo để nhận thức đúng về không gian cá nhân của người khác.

(Ảnh: Pexels from Pixabay)

10. Khi trẻ muốn thể hiện, bạn hãy coi đó là cơ hội để dạy chúng về các quy tắc an toàn

Khi một đứa trẻ hào hứng nói rằng: “Bố mẹ nhìn con này”, “Hãy xem con đây”, đó thường là dấu hiệu cho thấy chúng sắp làm điều dại dột hoặc nguy hiểm. Đây là cơ hội tốt để bạn dạy chúng về những rủi ro và nguy hiểm ở dưới nước. 

Minh Minh (Theo Bright Side)

Xem thêm:

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

3 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

4 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

5 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

6 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

7 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

7 giờ ago